Sáng nay dạy sớm check mail thì nhận được thông tin từ thầy chủ nhiệm. Tôi thấy có cái hữu ích nên đưa lên blog cho cả nhà cùng đọc. Ai muốn học Cao học quản trị Nhân lực trường KTQD hoặc muốn biết MBA HRM thì sẽ cần biết những gì thì đây có thể sẽ là câu trả lời. Thú thật là trước khi thi vào KTQD, tôi cũng không biết trường sẽ dạy những cái gì. Chỉ biết là học cao học vậy thôi. Cho nên ai định thi thì nhìn vào danh sách dưới đây để cân nhắc nhé.
I. Kiến thức cơ bản: 4học phần (9 TC)
Học phần bắt buộc (2 học phần – 5 TC)
1. Triết (Philosophy) – 3
2. PPNC và viết luận văn (Research methodology for master dissertation) – 2
Học phần lựa chọn (chọn 2 /6 học phần - 4 TC)
1. Kinh tế học quản lý (Managerial Economics) – 2
2. Kinh tế vĩ mô ứng dụng (Applied Macroeconomics) – 2
3. Quản trị học nâng cao (Advanced Management) – 2
4. Thống kê ứng dụng (Applied Statistics) – 2
5. Pháp luật kinh doanh (Business Law) – 2
6. Tiếng Anh (English) – 2
II. Kiến thức ngành: 7học phần (16 TC)
II.1. Học phần bắt buộc: 2học phần (6 TC)
1. Quản trị chiến lược (Strategic Management) – 3
2. Lãnh đạo trong doanh nghiệp (Leadership) – 3
II.2. Học phần tự chọn: chọn 5 học phần mỗi tổ hợp chọn 1 học phần - 2 TC trong số các học phần sau:
Nhóm 1: Điều hành
1. Quản trị tác nghiệp(Operations Management) – 2
2. Quản lý dự án (Projects Management) – 2
3. Quản trị chất lượng(Quality Management) – 2
4. Quản trị hậu cần(Logistics Management) – 2
Nhóm 2: Tổ chức và nhân sự
1. Quản trị nhân lực (Human resource Management) – 2
2. Hành vi tổ chức (Organizational Behavior) – 2
3. Văn hóa DN và đạo đức kinh doanh (Corporate culture and Business Ethics) – 2
Nhóm 3: Marketing
1. Quản trị Marketing(Marketing Management) – 2
2. Quản trị bán hàng(Sales Management) – 2
3. Quản trị quan hệ khách hàng(Customer Relationship Management) – 2
4. Chiến lược marketing toàn cầu(Global Marketing strategy) – 2
Nhóm 4: Tài chính và đầu tư
1. Quản trị tài chính doanh nghiệp(Financial Management) – 2
2. Quản trị rủi ro(Risk Management) – 2
3. Quản lý đầu tư (Investment Management) – 2
4. Kế toán quản trị (Management Accounting) – 2
Nhóm 5: Lĩnh vực kinh doanh
1. Kinh doanh bất động sản (Real estate Business) – 2
2. QTKD thương mại và dịch vụ (Trade and Service Management) – 2
3. Kinh doanh quốc tề và khu vực (International and Regional business) – 2
4. Kinh doanh du lịch và khách sạn (Tourism and hospitality business) – 2
5. QTKD xây dựng (Constructions Business Management) – 2
III. Kiến thức chuyên ngành: 4 học phần (10 TC)
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
III.1 Học phần bắt buộc (2 học phần)
1. Quản trị nhân lực chiến lược – 3
2. Quản trị nhân lực quốc tế – 3
III.2 Học phần lựa chọn (2 học phần)
1. Thu hút nguồn nhân lực – 2
2. Quản lý thực hiện công việc – 2
3. Phát triển nguồn nhân lực – 2
4. Quản trị thù lao lao động – 2
5. Quan hệ lao động – 2
6. Tổ chức và định mức lao động – 2
Ai đi học hết được các học phần tự chọn thì quả giỏi. Tôi đang học Quản trị chiến lược và Triết học. 2 môn này khá hữu dụng. Chiến lược cho tôi cái nhìn xuyên suốt của việc ra chiến lược Nhân sự và cách thức tìm kiếm Core Competencies. Ngoài ra nó còn hướng dẫn cách thực thi về BSC. Nhờ môn học mà tôi đã có 2 bài về chủ đề chiến lược này:
- Mô hình chuỗi giá trị và vai trò của nhân sự trong đó | https://goo.gl/uq67HZ
- Chiến lược nhân sự là gì và các mô hình của nó ? - https://goo.gl/TC3qC8
Còn Triết thì cho thấy cái nền tảng của các câu trả lời và ứng dụng của nó như ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, Âm Dương, Phật giáo. Dự là tôi sẽ có 1 - 2 bài về triết.
Pingback: Mở lớp học Nghề Nhân sự Offline ban ngày miễn phí tại Hà Nội | Blog quản trị Nhân sự