Sáng sớm đọc được bài này và tôi nghĩ mọi người cũng nên đọc. Nhất là những ai đang manh nha ý tưởng khởi kiện công ty vì vi phạm luật động. Như tôi đã từng viết, khi muốn khởi kiện công ty thì phải tìm đến công đoàn, sau đó là đến phòng Lao động thương binh xã hội quận, rồi sau đó mới kiện ra tòa. Có thể kiện vượt cấp nhưng rồi cấp vượt lại bắt quay về cấp dưới làm thủ tục mà thôi. Để tìm hiểu thêm về quy trình cũng như cách thức khởi kiện, thân mời ACE đọc bài viết này: Nhân viên nên làm gì khi cảm thấy ức chế trong quan hệ với chủ lao động ? - http://goo.gl/eWRC20
Bài này cũng là một kinh nghiệm hay cho các HR và công ty khi trao đổi với nhân viên đang muốn khởi kiện. Mọi người đọc thêm 1 số chiêu để làm nản lòng người muốn kiện ở đây: Sau khi gặp Phòng lao động thương binh và Xã Hội để giải quyết tranh chấp lao động thì làm gì ? - http://goo.gl/tFGslk
Thôi lan man mở rộng cho bài vậy thôi. Giờ thân mời anh chị em đọc bài : Chóng mặt đi tìm hòa giải viên!
Việc đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan hòa giải khiến người lao động có khả năng mất trắng quyền lợi vì không đủ thủ tục kiện ra tòa
Theo quy định của Bộ Luật Lao động, một số trường hợp như bị sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ… thì người lao động (NLĐ) được kiện thẳng ra tòa mà không nhất thiết qua hòa giải. Các tranh chấp lao động cá nhân còn lại đều phải thông qua thủ tục này trước khi yêu cầu tòa án giải quyết. Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều vụ tranh chấp lao động bị ách tắc ở khâu hòa giải khiến NLĐ có nguy cơ mất trắng quyền lợi.
Đi loanh quanh rồi... bí
Trong đơn khiếu nại gửi đến Báo Người Lao Động mới đây, anh Lê Văn Thảo, nguyên là trình dược viên của chi nhánh Công ty Vinamask (quận Tân Phú, TP HCM), trình bày: Ngày 15-7-2015, anh bắt đầu thử việc. Sau 2 tháng, vì công ty không trả lương đúng thỏa thuận nên anh xin nghỉ việc. Sau khi nghỉ việc, còn hơn 6,3 triệu đồng tiền lương, công ty không thanh toán cho anh. Để đòi quyền lợi, anh đã đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) quận Bình Thạnh - nơi công ty đặt kho hàng và cũng là nơi anh làm việc - để xin hòa giải. Tại đây, anh bị từ chối nhận đơn với lý do chi nhánh công ty đăng ký giấy phép kinh doanh và mã số thuế ở quận Tân Phú nên trách nhiệm giải quyết thuộc Phòng LĐ-TB-XH quận Tân Phú.
Bị đùn đẩy giữa 3 quận, đến nay, anh Lê Văn Thảo vẫn chưa biết phải nộp đơn khiếu nại ở đâu cho hợp lệ
Khi anh Thảo liên hệ với Phòng LĐ-TB-XH quận Tân Phú thì được trả lời chi nhánh đã dời sang địa chỉ khác thuộc quận Phú Nhuận nên không thuộc phạm vi giải quyết của quận Tân Phú. Anh Thảo tiếp tục đến Phòng LĐ-TB-XH quận Phú Nhuận cầu cứu. Sau khi tiếp nhận đơn của anh Thảo 4 ngày, thông qua kết quả xác minh của Công an phường 2, quận Phú Nhuận (công ty này không hề đăng ký địa chỉ chi nhánh tại 352 Trường Sa mà vẫn ở địa điểm cũ), Phòng LĐ-TB-XH quận Phú Nhuận hướng dẫn anh quay về quận Tân Phú nộp đơn.
Khi quay về Tân Phú, cán bộ tên là H. tiếp tục từ chối nhận đơn của anh với lý do chi nhánh công ty đã dời đi, quận không quản lý nữa. “Suốt 2 tuần liền, tôi phải chạy ngược chạy xuôi từ quận này sang quận khác mong nộp được cái đơn khiếu nại, vậy mà đi đâu người ta cũng từ chối. Giờ tôi bí lối rồi, không biết phải cậy nhờ ai, chẳng lẽ phải từ bỏ những đồng lương mồ hôi nước mắt của mình một cách oan uổng vậy sao?” - anh Thảo bức xúc.
Bị “quay” như chong chóng!
Cũng gặp phải tình cảnh tương tự là anh Nguyễn Đức Thông, nguyên nhân viên Công ty CP Deal (quận 1, TP HCM). Giữa tháng 7-2015, anh bị ông Trần Minh Dũng, giám đốc công ty, đột ngột cho nghỉ việc, cũng không thanh toán tiền lương nên anh kiện ra TAND quận 1. Tuy nhiên, chỉ có yêu cầu đòi bồi thường về việc bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ được chấp nhận, còn yêu cầu đòi lương thì tòa yêu cầu rút lại vì không có biên bản hòa giải không thành của hòa giải viên lao động.
Về lý do không có biên bản hòa giải, anh Thông giải thích: Trước khi kiện, anh đã đến Phòng LĐ-TB-XH quận 1 để nhờ hòa giải. Tuy nhiên, cho rằng văn phòng công ty đóng tại địa chỉ 853 Tạ Quang Bửu, quận 8 nên Phòng LĐ-TB-XH quận 1 hướng dẫn anh về quận 8 khiếu nại. Khi về quận 8, cán bộ Phòng LĐ-TB-XH quận 8 nói công ty đăng ký kinh doanh tại quận 1 thì phải hòa giải ở quận 1 mới hợp lệ (!).
Không bên nào chịu tiếp nhận đơn, anh Thông tìm đến LĐLĐ quận 1 và LĐLĐ quận 8 nhờ can thiệp. Tuy nhiên, do công ty không đăng ký hoạt động Công đoàn tại 2 quận này nên LĐLĐ cả 2 quận không thể can thiệp. Anh Thông buồn rầu: “Thú thật, chỉ khi bức thiết lắm chúng tôi mới nhờ cậy các cơ quan chức năng. Thế nhưng, với cách làm việc như thế này, chúng tôi còn biết bám víu vào đâu khi quyền lợi bị xâm phạm?”.
Đăng ký kinh doanh ở đâu, nơi đó giải quyết
Ông Nguyễn Tất Năm, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công Sở LĐ-TB -XH TP HCM, khẳng định: Doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh và mã số thuế ở quận, huyện nào thì nơi đó có trách nhiệm hòa giải tranh chấp lao động cá nhân. Không cần biết kho hàng, văn phòng, xưởng sản xuất... ở đâu, nơi tiếp nhận đơn xin hòa giải chỉ cần gửi thư đến đúng địa chỉ ghi nhận trên giấy phép kinh doanh. Nếu gửi thư mời đến lần thứ hai mà doanh nghiệp vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lập biên bản hòa giải không thành và NLĐ có thể dùng biên bản này để khởi kiện ra tòa.
Bài và ảnh: Hương Huyền | nld
Lời bình: Rõ ràng là 2 anh này chưa học tư tưởng Hồ Chí Minh và chưa đọc mấy bài viết của tôi trên blog này rồi. : )
Anh Hùng Cường cho em hỏi:
“Ông Nguyễn Tất Năm, Trưởng Phòng Lao động – Tiền lương – Tiền công Sở LĐ-TB -XH TP HCM, khẳng định: Doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh và mã số thuế ở quận, huyện nào thì nơi đó có trách nhiệm hòa giải tranh chấp lao động cá nhân. Không cần biết kho hàng, văn phòng, xưởng sản xuất… ở đâu, nơi tiếp nhận đơn xin hòa giải chỉ cần gửi thư đến đúng địa chỉ ghi nhận trên giấy phép kinh doanh. Nếu gửi thư mời đến lần thứ hai mà doanh nghiệp vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lập biên bản hòa giải không thành và NLĐ có thể dùng biên bản này để khởi kiện ra tòa.”
Câu nói này là có cơ sở trên quy định nào hay là do ông ấy tự biện luận ra vậy anh? Nếu tự biện luận ra thì lấy cơ sở gì để nói chuyện với các cơ sở quận?
Hi bạn. Bạn thử tìm trên Google về thủ tục hòa giải tranh chấp lao động xem sao. Chắc sẽ có câu trả lời cho bạn đấy ạ.
Chào anh,
Mong anh tư vấn giúp tôi một việc như sau:
Tôi đã làm việc cho công ty A gần 4 năm, hợp đồng của tôi là không thời hạn. Tôi đang có bầu 5 tháng và bị nhân sự ép viết đơn xin nghỉ việc.
Cụ thể, khi biết tôi có bầu 2 tháng, trưởng phòng do không thích tôi nên đã tìm kiếm nhiều lỗi báo nhân sự để công bố phạt tôi trước toàn thể nhân viên. Hàng ngày trưởng phòng rình rập tra khảo, bắt lỗi tôi bất cứ khi nào, kể cả không có lỗi họ vẫn cố bịa đặt viết mail nhắc nhở tôi, phạt tôi, làm tôi bị thiệt thòi hơn rất nhiều nhân viên khác. Họ nói tôi nên xin nghỉ việc để nhân sự tuyển người mới, còn ở đây trưởng phòng đã đánh giá thấp và trả lại nhân sự rồi, nhưng tôi kiên quyết không viết đơn nên họ vẫn liên tục tìm cớ để phạt.
Đến nay tôi bầu 5 tháng, do bị áp đặt quá đáng tôi có thể kiện ra toà được không khi chưa có quyết định chấm dứt hợp đồng? Nếu công ty quyết định cho tôi nghỉ với lý do thường xuyên không hoàn thành công việc được giao (do họ lách luật) thì có hợp lý không? Khi bị đuổi việc không trợ cấp thì tôi phải làm những gì? Nhân sự thì nói họ đủ bằng chứng và không sợ bị kiện. Mong được anh tư vấn giúp. Tôi cảm ơn rất nhiều!
Chào chị,
Đầu tiên, chúc chị vững tâm trước các áp đặt của phía người sử dụng lao động. Để công ty quyết định cho nghỉ không dễ. Vì để sa thải sẽ phải làm nhiều bước và dễ bị mắc các lỗi sau: http://blognhansu.net/2014/12/22/lieu-cong-ty-thich-duoi-la-duoi-duoc-nhan-vien/ . Cho nên trừ khi chị viết đơn xin nghỉ còn không ai có thể đuổi được chị cả.
Trân trọng!
Cảm ơn anh rất nhiều.
Chị đọc thêm cả điều này nữa:
“Điều 162 – Bộ luật Hình sự 2015 . Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Cảm ơn anh, thông tin rất hữu ích.
Mong anh tư vấn giúp:
Tôi làm ở công ty này được 5 năm, nhưng bắt đầu ký hợp đồng là 6/2013. Trong thời gian tôi làm việc, cũng có nhiều tháng công ty nợ lương của nhân viên, tầm 2-3 tháng, nhưng sau đó có trả đủ 80% lương, còn 20% thì nói là cuối năm thanh toán 1 lần. Đến tháng 8/2016, công ty nợ lương nhiều hơn, đa phần là ứng lương 1 phần, nhưng trên cơ bản là nợ lương từ tháng 4 đến tháng 7. Do không thể tiếp tục gắn bó được nữa nên tôi làm đơn xin nghỉ. Sau đó tôi có hỏi kế toán khi nào tôi được thanh toán lương đầy đủ thì kế toán nói là tới cuối năm sẽ trả lương, còn 20% bị giữ lại thì không chắc có trả được vì còn xem xét mức độ sai sót (do công ty tôi làm việc tính theo sản phẩm, làm bao nhiêu lấy bấy nhiêu, lương tháng là 80% số lương của tháng đó, còn 20% thì để cuối năm thanh toán 1 lần). Nên hiện tại công ty còn nợ tôi 20% lương của năm 2015, lương từ tháng 4 đến tháng 9, và 20% của năm 2016 (từ tháng 1 đến tháng 9).
Vậy có cách nào để tôi có thể nhận được hết lương. Và mình phải nói như thế nào để công ty có thể trả đủ (vì công ty tôi làm là 1 phần của nhà nước, thuộc đơn vị sự nghiệp).
Cám ơn anh!
mình cũng giống như bạn,không biết có làm cùng cty không nhỉ?
Tôi làm việc tại công ty may ở Bắc Giang.
Công ty tôi làm việc ăn theo sản phẩm, lương cty hỗ chợ là 75k/ngày
chung bình mức lương công nhân chỉ khoảng 4tr300/thang (làm 12h/ngay)
Tôi có bầu sắp sinh, có thẻ chế độ thai sản mà vẫn bị ép làm việc 12h/ngày.
có những ngày sắp giao hàng làm 13>14 h.
Làm việc 12h nhưng cty chỉ có một bữa ăn vào buôi chưa.
Vậy công ty tôi có vi phạm luật lao động hay không?
Anh cho em hỏi ? Em làm tại cty bitis đồng nai được 8 tháng đến lúc em bệnh nghỉ 3 ngày ,3 ngày sau em vào làm đưa sô khám bệnh vào thì trưởng chuyền bảo em đã bi cty thanh ly hẹn ngày 26 ra ký giấy thanh ly rồi lãnh tiền lương , đến ngày 26 em ra ky giấy thanh ly, nhân viên nhân sự đưa ra một tập giấy bảo em ky ,rồi nói ky tên vào rồi lấy tiền lương do sơ y em không đọc mà ky luôn, ký xong đưa bang lương ra tiền lương em là 2triệu2 trăm rồi nói em nghỉ ngang phải boi thuong hợp đồng 2triệu 75 ngàn còn lại 125 ngàn hẹn em ngày 30 ra lấy… em bi cty đuổi mà ns em nghỉ ngang cho em hỏi bây giơ em phải làm sao đe lấy hết tiền lương của mình ? Em cảm ơn anh
Rất tiếc là em đã ký mọi thứ rồi. Việc bồi thường hợp đồng chỉ xảy ra khi em thôi việc không đúng luật (xin nghỉ việc nhưng lại nghỉ trước thời hạn cho phép của luật). Em cứ tiếp tục đi làm, lưu lại bằng chứng là mình có đi làm. Rồi sau 30 ngày mang bằng chứng đó đi kiện là được.
Chào a.
Em da ki hop dong vo thoi han tai mot ngan hang v. Em ket thuc nghi thai sản từ ngày 11/2/2019 nhung công ty ko sap xep dc cong viec moi cho e.chuc danh cu la truong phong nhung nghi thai san xong phan em ve vi tri nhan vien Nen yeu cau e viet don xin nghi vao ngay 11/2 em ko dong yk. Nhu vay em co quyen khieu nai khong ak
Có bạn ạ! Bạn đang trong thời gian thai sản nên ngân hàng sẽ không thể sa thải được bạn dù có đúng luật hay sai luật. Bạn có thể khiếu nại được rồi.
Chào bạn mình kí hdld vs cty 1 năm . Hôm 7/5/2019 mình có xin nghỉ do gia đình có người mất sau đó 10/5/2019 mình có quay lại cty làm việc thì gdns có bảo mình biết đơn xin nghỉ việc không cho mình lí do . Sau đó lễ tân hối mình là viết đơn để lấy lương bây giờ mình không đuoc thoả thuận vậy mình kiện cty về vi phạm đơn phương chấm dứt hdld có được không ạ
Được chứ. Miễn sao bạn có chứng cứ là mình không chủ động nghỉ việc là được!
Em chào anh,
Bọn em có 14 đứa đi là pg, và hiện tại bị công ty thuê làm không trả lương gần 3 tháng rồi. Bọn em đều là sinh viên làm thêm, và đều làm chung một job ngắn hạn 19 ngày, không có hợp đồng lao động. Và số tiền tổng cộng lương của bọn em là gần 50 triệu á anh.
Anh chủ công ty cứ thất hứa tới thời điểm này rất nhiều lần, và tới giờ bọn em hỏi thì được anh này nói không thanh toán. và còn thách bọn em kiện ra công an.
Hiện tại bọn em có hình ảnh anh đó và bọn em trao đổi khi đi làm, cũng như hứa trả lương, và nói không thanh toán. Hôm bọn em qua nhà anh đó, khi trao đổi bọn em còn ghi âm cả cuộc trò chuyện, bọn em hỏi có phải đã có ý định không trả lương cho bọn em từ trước không, thì anh đó kêu “đúng!”.
Có phải kiện ra tòa rất lâu mới lấy được tiền phải không anh. Và anh này tự tin như vậy là do có phải bọn em có kiện thì anh đó vẫn không bị sao phải k ạnh.
Bọn em phải làm sao để lấy được toàn bộ lương ạ. Em cảm ơn anh.