Người lao động được đề xuất tăng lương trong những trường hợp nào?

Người lao động được đề xuất tăng lương với công ty/doanh nghiệp trong trường hợp nào? Công ty có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động khi xây dựng thang lương không? Cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Người lao động được đề xuất tăng lương trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, quy định tiền lương như sau:

"Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau."

Theo đó, tiền lương là số tiền mà công ty trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc. Vì vậy, nếu người lao động cho rằng mức lương hiện tại chưa phản ánh đúng giá trị công việc mà họ đảm nhiệm, họ có quyền đề xuất tăng lương để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.

2. Quy định mức lương tối thiểu hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, quy định mức lương tối thiểu như sau:

"Mức lương tối thiểu

1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia."

Theo đó, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình.

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu hiện nay như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

3. Công ty có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động khi xây dựng thang lương không?

Căn cứ Điều 93 Bộ luật Lao động 2019, quy định xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:

"Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện."

Như vậy, công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những bài viết liên quan đến nhân sự thì có thể tham khảo Bộ tài liệu Quản trị nhân sự. Bộ tài liệu về hệ thống Quản trị nhân sự iCPO 4.0 dành cho tất cả anh chị đang làm nghề nhân sự, có thể trả lời 90% các yêu cầu về tài liệu nhân sự không giới hạn. Cụ thể:

  • 10+ Quy trình hành chính - nhân sự: quy trình đào tạo, quy trình tuyển dụng, quy trình onboarding, quy trình sa thải, …
  • 100+ Mô tả công việc chuyên sâu: Marketing, kế toán, kinh doanh, sản xuất, pháp lý, …
  • 50+ Bộ câu hỏi phỏng vấn nhiều vị trí: IT, kế toán, marketing, HR, …
  • 10 Báo cáo mẫu nhân sự: tình hình nhân sự, đào tạo, nghỉ việc, thử việc, chi phí tuyển dụng, ...

Lời kết,

Tiền lương là số tiền mà công ty trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc. Do đó, nếu người lao động cho rằng mức lương hiện tại chưa phản ánh đúng giá trị công việc mà họ đảm nhiệm, họ có quyền đề xuất tăng lương để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình. Công ty cũng phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *