Cho nhân sự trở thành cổ đông có hiệu quả không ?

Một trong các module mà học viên quan tâm nhiều khi học lớp tớ dạy là cổ phần hoá cho nhân sự, hay esop các kiểu.

Nhưng phân tích sâu vào từng case cụ thể thì gần như đều phải cân nhắc lại rất kỹ, một số thì bỏ luôn ý định đấy.

Vì tuỳ vào size cũng như mục tiêu mà việc cổ phần hoá cho nhân sự sẽ hiệu quả hay lại gây ra vấn đề trong tương lai.

Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, không lên sàn thì phần lớn giá trị của việc trở thành cổ đông đó là cổ tức được chia, chứ giá cổ phiếu gần như không phát huy hiệu quả.

Mặc dù theo luật các nhân sự sẽ được phép tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, nhưng hỏi thử ai dám mua cổ phần đó, nhà đầu tư chuyên nghiệp thì gần như không mua vì quá nhiều rủi ro tiềm ẩn về thuế, quản trị của lượng cổ phiếu chào bán.

Nhà đầu tư nhỏ lẻ thì chắc gì tới lượt, vì thường hợp đồng chuyển nhượng ban đầu sẽ ràng buộc là ưu tiên chuyển nhượng cho các cổ đông hiện hữu để đảm bảo cổ phiếu không chạy ra ngoài. Mà nếu cho chuyển nhượng ngoài thì không gì chắc các cổ đông mới sẽ hợp với cổ đông cũ hay vào để rồi nội chiến.

Bên cạnh đó, nếu trường hợp bạn muốn bán công ty, thì việc dùng vốn chủ sở hữu để giữ chân nhân sự sẽ gây khá nhiều vấn đề phức tạp về việc mua bán sau này.

Nên nếu bạn muốn có một đội ngũ quản lý gắn bó với công ty lâu dài thì có thể xây dựng một kế hoạch ưu đãi dài hạn mà cho dù bạn có muốn bán công ty, hay có kế hoạch rời khỏi công ty kế nhiệm cho người khác thì vẫn phát huy tác dụng.

Chiến lược tài chính phải đi cùng với chiến lược kinh doanh và tầm nhìn của chủ doanh nghiệp muốn đưa công ty đi về đâu !

Nguon: Nguyen Thuc Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *