Nhân viên kinh doanh là lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp bởi họ là người trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Do đó, việc xác định cách tính lương hợp lý cho nhân viên kinh doanh là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Blognhansu sẽ giới thiệu 5 cách tính lương cho nhân viên kinh doanh hợp lý và hiệu quả.
1. Tính lương theo quy tắc 3P
Quy tắc 3P là mô hình trả lương phổ biến nhất hiện nay, được áp dụng cho nhiều vị trí khác nhau, trong đó có nhân viên kinh doanh. Quy tắc này dựa trên 3 yếu tố chính là P1 (Pay for Position), P2 (Pay for Person) và P3 (Pay for Performance).
- Vị trí công việc (P1): Được xác định dựa trên cấp bậc, chức danh của nhân viên trong doanh nghiệp. Mức lương này thường được sử dụng để tính bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội…
- Năng lực cá nhân (P2): Được đánh giá dựa trên các yếu tố như bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng mềm… Mức lương P2 thường được xác định dựa trên thang điểm, sau đó nhân với hệ số lương để tính ra mức lương thực tế.
- Thành tích công việc (P3): Đây là mức lương được trả theo hiệu suất làm việc của nhân viên. Mức lương P3 thường được tính dựa trên % doanh số, % chỉ tiêu…
Công thức tính lương theo quy tắc 3P như sau:
Tổng lương = P1 + P2 + P3 + Phụ cấp
Trong đó:
- P1: Mức lương theo vị trí công việc
- P2: Mức lương theo năng lực cá nhân
- P3: Mức lương theo thành tích công việc
- Phụ cấp: Các khoản phụ cấp khác (nếu có)
Ví dụ: Một nhân viên kinh doanh có mức lương P1 = 15 triệu đồng/tháng, mức lương P2 = 10 triệu đồng/tháng và mức lương P3 = 3 triệu đồng/tháng. Nếu nhân viên này có thêm khoản phụ cấp ăn trưa, xăng xe là 800.000 đồng/tháng thì tổng thu nhập của nhân viên này sẽ là:
Tổng thu nhập = 15.000.000 + 10.000.000 + 3.000.000 + 800.000 = 28.800.000 đồng/tháng
Cách tính lương theo quy tắc 3P có những ưu điểm như công bằng, tạo động lực và tăng tính minh bạch.
- Công bằng: Đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên dựa trên vị trí công việc, năng lực cá nhân và thành tích trong công việc.
- Tạo động lực: Giúp tạo động lực cho nhân viên phấn đấu, nâng cao năng lực bản thân và đạt được thành tích cao trong công việc.
- Tăng tính minh bạch: Giúp doanh nghiệp minh bạch trong việc trả lương cho nhân viên.
Tuy nhiên, cách tính lương theo quy tắc 3P đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống đánh giá năng lực rõ ràng, minh bạch. Hơn nữa, P2 và P3 phụ thuộc vào đánh giá của người quản lý nên có thể mang tính chủ quan.
Nhìn chung, lương 3P là một cách tính lương hiện đại, được nhiều doanh nghiệp áp dụng giúp đảm bảo tính công bằng, tạo động lực cho nhân viên và tăng tính minh bạch trong việc trả lương.
2. Cách tính lương theo sản phẩm
Tính lương theo sản phẩm là hình thức tính lương dựa theo số lượng và chất lượng sản phẩm mà người lao động đã hoàn thành. Cách tính này được áp dụng cho các công việc có thể đo lường được bằng sản phẩm như sản xuất, gia công, lắp ráp, bán hàng…
Cách tính lương theo sản phẩm dựa trên 2 yếu tố là sản lượng sản phẩm và đơn giản sản phẩm. Sản lượng sản phẩm là số lượng sản phẩm mà người lao động đã hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, đơn giá sản phẩm là giá trị của một sản phẩm được xác định trước.
Công thức tính lương theo sản phẩm như sau:
Tiền lương = Đơn giá sản phẩm x Sản lượng
Ví dụ: Công ty H sản xuất ra hai loại sản phẩm A và B. Đơn giá sản phẩm A là 30.000 đồng, đơn giá sản phẩm B là 40.000 đồng. Anh Hùng là nhân viên sản xuất của công ty H, tháng vừa rồi anh đã sản xuất được 50 sản phẩm A và 60 sản phẩm B. Vậy anh Hùng sẽ nhận được số tiền là:
Tiền lương = (50 * 30.000) + (60 * 40.000) = 3.900.000 đồng
Cách tính lương theo sản phẩm khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả và năng suất hơn. Đồng thời, tạo ra sự công bằng giữa các nhân viên, những người làm việc nhiều hơn sẽ được trả lương cao hơn.
Tuy nhiên, phương pháp tính lương theo sản phẩm có thể dẫn đến tình trạng người lao động làm việc cẩu thả, chỉ chăm chăm vào số lượng mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, có thể gây áp lực cho người lao động, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường cạnh tranh cao.
3. Cách tính lương theo doanh thu
Tính lương theo doanh thu là cách tính lương dựa trên kết quả kinh doanh của nhân viên. Mức lương này sẽ được tính dựa trên doanh số mà họ đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
Cách tính lương theo doanh thu dựa trên các yếu tố như doanh thu, lương cơ bản và phụ cấp.
- Doanh thu là yếu tố quyết định mức lương của nhân viên theo doanh thu. Doanh thu càng cao thì mức lương sẽ càng cao.
- Lương cơ bản là khoản lương cố định mà nhân viên nhận được hàng tháng dù doanh thu của họ đạt được là bao nhiêu.
Phụ cấp là khoản tiền được trả thêm cho nhân viên ngoài lương cơ bản, nhằm bù đắp cho những chi phí phát sinh trong quá trình làm - việc.
Công thức tính lương theo doanh thu như sau:
Lương tổng = Lương cơ bản + % Doanh thu x Doanh thu (+ Phụ cấp)
Ví dụ: Một nhân viên có lương cơ bản là 7 triệu đồng, đạt doanh số 80 triệu đồng trong tháng, với % doanh thu là 5%.
Thu nhập tổng = 7.000.000 + 5% x 80.000.000 = 11.000.000 đồng
Phương pháp tính lương này có thể được áp dụng cho nhiều vị trí công việc khác nhau, đặc biệt là các vị trí liên quan đến kinh doanh và bán hàng. Tính lương theo doanh thu giúp gắn kết thu nhập của nhân viên với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, khuyến khích nhân viên nỗ lực làm việc để đạt được doanh số cao hơn nữa.
Tuy nhiên, hạn chế của cách tính lương theo doanh thu là doanh thu của nhân viên kinh doanh không ổn định và bị phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Vậy nên, mức lương hàng tháng cũng không cố định.
4. Cách tính lương theo thời gian
Lương theo thời gian là cách tính lương dựa trên thời gian làm việc của người lao động. Hình thức này được áp dụng khi doanh nghiệp chưa thể xác định được định mức lao động cụ thể của người lao động.
Để tính lương theo thời gian, doanh nghiệp cần dựa trên các yếu tố như mức lương cơ bản, kinh nghiệm làm việc và các khoản phụ cấp khác.
- Mức lương cơ bản là mức lương trả cho người lao động khi chưa tính các khoản phụ cấp, trợ cấp được xác định trên cơ sở khối lượng và chất lượng công việc, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động.
- Kinh nghiệm làm việc được tính theo số năm làm việc trong ngành tương ứng. Kinh nghiệm làm việc càng nhiều thì mức lương càng cao.
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác là phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, trợ cấp xăng xe, trợ cấp nhà ở…
Công thức tính lương theo thời gian được quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Lương theo thời gian = Mức lương cơ bản + Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác
Ví dụ: Chị Hậu là nhân viên bán hàng có mức lương cơ bản là 7 triệu đồng/tháng, phụ cấp trách nhiệm là 1 triệu đồng/tháng, phụ cấp thâm niên là 0,6 triệu đồng/tháng. Chị Hạnh có kinh nghiệm làm việc là 5 năm.
Lương tháng chị Hạnh = 7.000.000 + 1.000.000 + 600.000 = 8.600.000 đồng
Khi tính lương theo thời gian, doanh nghiệp cần lưu ý:
- Cần tính đến số ngày công thực tế của người lao động. Số ngày công thực tế là số ngày người lao động làm việc trừ đi số ngày nghỉ phép, nghỉ ốm...
- Đối với người lao động làm thêm giờ, doanh nghiệp phải trả thêm tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật.
- Đối với người lao động làm việc vào ban đêm, doanh nghiệp cần trả thêm tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật.
5. Cách tính lương theo lương khoán
Tính lương theo lương khoán là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc cụ thể được giao. Cách trả lương này này được áp dụng cho các công việc có thể đo lường được khối lượng công việc như xây dựng, lắp đặt, vận tải…
Cách tính lương này dựa trên 2 yếu tố là khối lượng công việc và đơn giá khoán. Khối lượng công việc là khối lượng công việc mà người lao động được giao phải hoàn thành. Còn đơn giá khoán là giá trị của một đơn vị khối lượng công việc.
Công thức tính lương theo lương khoán như sau:
Tiền lương = Khối lượng công việc x Đơn giá khoán
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng khoán xây dựng một ngôi nhà với tổng diện tích 120m2. Đơn giá khoán là 2 triệu đồng/m2. Vậy tổng số tiền công mà nhà thầu cần thanh toán cho công nhân là:
Tiền lương = 120m2 x 2.000.000 = 100.000.000 đồng
Ưu điểm của cách tính lương theo lương khoán là khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả, năng suất hơn. Đồng thời, tạo ra sự công bằng giữa các nhân viên, những người làm việc nhiều hơn sẽ được trả lương cao hơn.
Tuy nhiên, phương pháp trả lương khoán cũng có hạn chế nhất định như dễ dẫn đến tình trạng chạy theo số lượng, khó kiểm soát thời gian làm việc, khó áp dụng cho các công việc mang tính chất sáng tạo. Đặc biệt, cách tính lương theo lương khoán đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định rõ khối lượng công việc cần hoàn thành và đơn giá cho mỗi công việc. Nếu xác định này chính xác thì có thể dẫn đến tình trạng người lao động bị trả lương quá thấp hoặc quá cao.
Bên cạnh 5 cách tính lương trên, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều phương pháp để tạo ra một mô hình trả lương linh hoạt và hiệu quả hơn. Ví dụ, kết hợp lương 3P với lương theo doanh số để khuyến khích nhân viên đạt được các mục tiêu.
Lời kết,
Như vậy, Blognhansu đã giới thiệu 5 cách tính lương cho nhân viên kinh doanh phổ biến nhất. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo công bằng, vừa tạo động lực làm việc hiệu quả cho đội ngũ bán hàng.