Bạn có thể đưa ra câu trả lời hoàn hảo cho những câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng đặt ra, nhưng đó có phải là tất cả những điều họ quan tâm. Những cử chỉ, hành động, giọng nói… có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, nên hãy kiểm soát biểu hiện bên ngoài để buổi phỏng đạt kết quả cao. Vậy ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn quan trọng như thế nào? Cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp là gì?
Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp được hiểu là một dạng truyền đạt, thể hiện thông tin phi ngôn ngữ, bao gồm tất cả những cử chỉ, hành động trên cơ thể như đi đứng, nụ cười, tư thế ngồi, biểu cảm trên khuôn mặt…
Có thể hiểu ngôn ngữ cơ thể là một trong những loại hình ngôn ngữ bổ trợ cho các cuộc giao tiếp. Chẳng hạn, bạn vừa nói chuyện vừa mỉm cười với những người xung quanh. Điều này sẽ tạo cảm giác gần gũi và tích cực trong khi giao tiếp nhưng cũng có thể đem lại điểm trừ trong các cuộc gặp gỡ quan trọng. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể, bạn hãy đưa ra ngôn ngữ cơ thể phù hợp.
5 ngôn ngữ cơ thể nên có trong phỏng vấn
Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta chỉ tiếp nhận thông tin qua thính giác chỉ 12% trong khi thị giác lại chiếm đến 75%. Điều này cho thấy được sự ấn tượng đầu tiên (ngoại hình và cử chỉ) cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, một số báo cáo chứng minh ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% kết quả của một cuộc phỏng vấn.
Ứng viên bạn cần lưu ý đến 7 ngôn ngữ cơ thể sau để có được một cuộc phỏng vấn thành công, cụ thể:
1. Chú ý cử chỉ tay
Bạn phải đến sớm 15 phút trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn. Trong khoảng thời gian chờ đợi, đừng lấy tài liệu để ôn tập các câu hỏi bởi vì điều này có thể sẽ làm bạn mất tự tin. Thay vào đó, hãy quan sát xung quanh để có thể đánh giá môi trường làm việc của công ty. Đây cũng là cách giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn.
Bên cạnh đó, trong quá trình phỏng vấn, bạn có thể sử dụng cử chỉ tay để minh họa cho những gì mình đang nói. Đôi khi, không sử dụng cử chỉ tay trong công việc khiến bạn thiếu tự nhiên. Tuy nhiên, cũng đừng quan tâm quá nhiều việc việc sử dụng cử chỉ tay mà quên mất trọng tâm nằm ở câu trả lời của bạn.
2. Ánh mắt
Ánh mắt trong quá trình giao tiếp khi phỏng vấn là điều không thể thiếu. Giao tiếp bằng mắt phải được vận dụng hợp lý để đạt được kết quả tốt trong quá trình phỏng vấn. Dưới đây là một số cử chỉ về ánh mắt mà bạn nên lưu ý:
- Không được đảo mắt lung tung.
- Nhìn thẳng vào người đang nói chuyện, trao đổi với bạn.
- Tránh cúi mặt và cười vào những thời điểm quan trọng đòi hỏi sự tập trung, nghiêm túc cao độ.
- Tránh nhìn chằm chằm, liên tục vào nhà tuyển dụng lâu hơn 10 - 15 giây.
3. Tư thế và thần thái
Tư thế ngồi trong quá trình phỏng vấn cũng cho nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin của bạn. Một trong những tư thế ngồi phỏng vấn chuẩn nhất là ngồi thẳng lưng và trực diện với nhà tuyển dụng. Để duy trì một tư thế ngồi phỏng vấn tự nhiên, bạn nên thả lỏng cơ thể, hít thở sâu và ngồi thở dựa lưng vào ghế, hai chân để trên sàn.
Ngoài ra, cần chú ý cất gọn áo khoác của mình vào trong cặp sách hoặc treo ở phòng chờ của công ty. Hãy cố gắng xuất hiện trước mắt nhà tuyển dụng trong tư thế chỉn chu nhất, đừng để nhà tuyển dụng có ấn tượng xấu và nghĩ rằng bạn là người không chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn thể hiện được sự tự tin của bản thân đối với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.
4. Duy trì khoảng cách lý tưởng
Một trong những ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn mà ứng viên cần đặc biệt chú ý là không nên ngồi quá gần hoặc quá xa nhà tuyển dụng. Việc bạn ngồi quá gần nhà tuyển dụng sẽ khiến bạn cảm thấy bị áp lực và không thoải mái trong quá trình trả lời câu hỏi. Trong khi đó, việc ngồi quá xa sẽ cho thấy bạn lo lắng và thiếu tự tin. Vậy nên, hãy duy trì một khoảng cách hợp lý so với nhà tuyển dụng và nghiêng nhẹ về phía trước để thể hiện sự chú tâm của bản thân trong buổi phỏng vấn.
5. Loại bỏ thói quen xấu
Mục đích của bạn khi phỏng vấn là gì? Đó là để lại ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp. Tuy nhiên điều này khó có thể xây dựng được nếu bạn có những thói quen xấu như bồn chồn, lo lắng trong quá trình phỏng vấn.
Những hành động như ngồi không yên, cắn móng tay, đưa tay chạm lên mặt, bẻ các khớp ngón tay hay lấy tay nghịch tóc sẽ gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tất cả những hành động này khiến cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người thiếu tự tin, không chuyên nghiệp.
Lời kết
Nhà tuyển dụng có nhiều cách để đánh giá ứng viên trong quá trình phỏng vấn và ngôn ngữ cơ thể là một trong số đó. Vì vậy, việc nắm rõ 5 ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn sẽ giúp cho bạn có được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, từ đó đạt được kết quả tốt trong phỏng vấn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về phỏng vấn hoặc xin việc thì ghé Blognhansu nhé!