BSC & KPI là chỉ số không còn xa lạ với những người làm kinh doanh và nhân sự. Từng thành viên trong một tổ chức đều phần nào “gắn bó” với BSC và KPI. Vậy BSC KPI là gì và tại sao chúng lại quan trọng trong doanh nghiệp? Cùng Blognhansu làm sáng tỏ trong bài viết này nhé!
1. Tổng quan về BSC & KPI - Công cụ quản trị của doanh nghiệp
1.1 KPI là gì?
KPI là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh - Key Performance Indicator. Thuật ngữ này có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc/chỉ số đo lường hiệu quả công việc của từng người.
Thông thường, mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc riêng. Nhà quản lý, lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá năng lực và định hướng công việc cho nhân viên của mình. Nói cách khác, KPI giúp chiến lược của ban lãnh đạo được thực hiện theo đúng định hướng và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
1.2 BSC là gì?
BSC hay Balanced Scorecard là Thẻ điểm cân bằng. Hiểu đơn giản, BSC là cách thức quản trị và lên kế hoạch chiến lược được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp, … để định hướng các mục tiêu, hành động theo tầm nhìn và chiến lược đã định.
Bên cạnh đó, BSC còn được dùng để theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra, đồng thời, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài. BSC còn giúp nhà quản lý, lãnh đạo đưa ra những chiến lược chi tiết và cụ thể xuống từng nhân viên.
2. BSC & KPI - Sự liên kết giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược lãnh đạo
Từ lâu, BSC KPI đã được biết đến như là phương pháp và công cụ quản trị hữu hiệu nhất cho doanh nghiệp trong việc hoạch định, triển khai chiến lược và quản trị kết quả công việc. Người ta nói, BSC KPI là cầu nối kết hợp giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược lãnh đạo, tại sao vậy?
Chiến lược kinh doanh được nói ở đây có thể là các chiến lượng sản phẩm; chiến lược tăng trưởng, chiến lược bán hàng; chiến lược marketing, … Trong khi đó, nhà lãnh đạo thường lại chỉ tập trung vào chiến lược mà mình đề ra mà ít khi lưu ý đến nhân viên - những con người sẽ trực tiếp thực hiện chiến lược đó. Họ nghĩ rằng nếu bản thân chăm chỉ, nhiệt huyết thực hiện thì cấp dưới cũng hết mình với công việc được giao. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác!
Vì vậy, một nhà quản lý, lãnh đạo sẽ cần có các chiến lược lãnh đạo kết hợp song song với chiến lược kinh doanh. Điều này chính là sự phối hợp hoàn hảo giữa hai công cụ BSC và KPI.
Theo đó, BSC sẽ giúp nhà lãnh đạo đưa ra những chiến lược chi tiết và cụ thể tới từng nhân viên. Và KPI sẽ giúp đo lường hiệu quả công việc của từng người, từ đó, lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá năng lực và đinh hướng công việc cho nhân viên.
Nói đơn giản, việc hiểu nhân viên và đưa được mong muốn của mình tới gần nhân viên sẽ giúp các chiến lược của ban lãnh đạo được thực hiện theo đúng định hướng và mục tiêu đã đặt ra. Thêm vào đó, KPI cũng có thể cho bạn nhìn thấy trước được kết quả thì các quyết định sẽ dễ dàng và nhanh chóng được đưa ra hơn.
3. Tại sao doanh nghiệp Việt ứng dụng BSC KPI chưa hiệu quả?
Hơn 80% tập đoàn trong top Fortune 500 đã áp dụng BSC, và hơn thế, BSC còn được áp dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận trên khắp thế giới. Nhưng tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thất bại. Nguyên nhân là gì?
3.1 Ứng dụng BSC KPI nửa vời
Nguyên nhân đầu tiên được cho là ứng dụng BSC KPI nửa vời, không “đến nơi đến chốn” ở một số doanh nghiệp. Hãy thử tượng tượng hình ảnh một đàn chim bay về phương Nam tránh rét, chúng luôn tới đích bởi chúng có một con đầu đàn đủ sức dẫn đường và những con chim phía sau cũng nắm rõ phương hướng của cả đàn. Nếu chỉ con đầu đàn bay đúng hướng còn phía sau là đội ngũ rối loạn, không rõ hướng đi thì chắc chắn đàn chim không thể bay đến điểm xác định.
Thực tế cũng vậy! Trong các doanh nghiệp Việt Nam, thông qua hệ thống KPI, các mục tiêu của công ty chỉ được truyền đạt tới đội ngũ quản lý cấp trung còn với đội ngũ nhân viên cấp dưới lại tiếp tục sử dụng hệ thống chỉ tiêu chung chung, thiếu tính đặc thù và riêng biệt của từng vị trí công việc.
3.2 Không phân biệt giữa kế hoạch kinh doanh và các chỉ tiêu KPI
Hiện nay, ở nhiều doanh nghiệp, KPI được hiểu và sử dụng như một bản kế hoạch kinh doanh tương ứng của các bộ phận và cá nhân được giao theo từng thời kỳ. Đây là cách hiểu sai lầm khi khiến mọi cá nhân đều “chạy theo” các chỉ tiêu của cá nhân hoặc bộ phận trong khi lại sao nhãng các chỉ tiêu cốt yếu của cả tổ chức, doanh nghiệp.
3.3 Thiếu kiên nhẫn khi ứng dụng BSC và KPI
Như bạn cũng biết, bất kỳ hệ thống nào cũng cần có thời gian để thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt là khi doanh nghiệp, tổ chức muốn thay đổi phương thức hoạt động mà trong đó con người đóng vai trò trung tâm.
Xây dựng lên bộ chỉ số BSC KPI cho từng vị trí không đơn giản, triển khai để nó mang lại hiệu quả cũng cần một quá trình. Đủ thời gian thì hệ thống sẽ phát huy tác dụng thôi!
3.4 Phân cấp trong hoạt động không rõ ràng
Thói quen “làm hết mọi việc” của người lãnh đạo doanh nghiệp sẽ gây ra khó khăn cho việc ứng dụng mọi công cụ quản trị, trong đó có BSC KPI. Khi sự phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý doanh nghiệp không rõ ràng dễ khiến mọi quyết định, mọi kết quả đánh giá trở nên chủ quan và lệ thuộc hoàn toàn vào người đứng đầu.
Và đương nhiên phong cách lãnh đạo này không phù hợp với hệ thống quản trị hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải có quyền chủ động, sáng tạo để phát huy vai trò chuyên biệt trong một phạm vi đủ rộng.
Vậy nên, để triển khai và xây dựng hiệu quả công cụ BSC KPI, các doanh nghiệp Việt cần phải chú ý đến những nguyên nhân được liệt kê ở trên. Sau đó, rút ra bài học và tuân theo quy trình chuẩn chỉ.
4. Khóa học BSC & KPI của HrShare và GSA Academy
Để xây dựng và triển khai BSC KPI hiệu quả trong doanh nghiệp, bạn cần hiểu sâu và có sự hỗ trợ khi cần. Nhưng đọc tài liệu hay tìm ra nguyên nhân chưa thể áp dụng thì không đủ, sẽ rút ngắn thời gian hơn nếu được cầm tay chỉ việc. Một khóa học nhân sự về BSC & KPI chính là giải pháp tuyệt vời.
Lớp BSC & KPI được tổ chức bởi blogger/tác giả Nguyễn Hùng Cường - người có 15 năm kinh nghiệm trong nghề nhân sự và Cộng động nhân sự Việt Nam (HrShare Community), Học viện nhân sự (GSA Academy). Đồng hành cùng dự án là những chuyên gia nghiên cứu, đào tạo nhân sự, quản lý doanh nghiệp cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi kiến thức về lĩnh vực nhân sự.
Khóa học BSC KPI được áp dụng phương thức “TỪNG - BƯỚC - MỘT” nên dù bạn là bất kỳ ai, thậm chí là một ông già 60 tuổi cũng có thể làm BSC và KPI chuyên nghiệp.
# Nội dung của khóa học BSC & KPI:
Buổi 1: Tổng quan về BSC và KPI với 3 phần:
- Phần 1 với các bức tranh:
+ Chụp cắt lớp doanh nghiệp với 6 tầng văn hóa
+ Sơ lược hệ thống Quản trị Nhân sự Doanh nghiệp
+ Tổng thể hệ thống Quản lý thực hiện công việc
+ Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống QL THCV
+ Các công cụ tối thiểu cần có để QL THCV
- Phần 2 BSC với bản đồ và 4 bức tường xây dựng DN
- Phần 3 KPI với:
+ Phân biệt các loại KPI
+ Các lưu ý khi xây KPI
+ Cách thức xây KPI
Sau khi học xong phần lý thuyết, lớp học sẽ lựa chọn 1 CEO và các trưởng phòng để thành lập hội đồng chiến lược. CEO và các trưởng phòng sẽ xây dựng tình huống công ty. Sau đó hội đồng Chiến lược sẽ họp với sự dẫn dắt của Huấn luyện viên và quan sát của các học viên khác để xây dựng.
Buổi 2: Thực hành xây dựng chiến lược, ý tưởng chiến lược và lập Bản đồ Chiến lược
Buổi 3: Thực hành xây dựng BSC công ty theo tình huống học viên lựa chọn
Buổi 4: Thực hành xây dựng KPI phòng ban theo đề nghị học viên trong tình huống
Buổi 5: Thực hành xây dựng KPI cho 1 vị trí theo đề nghị học viên trong tình huống.
# Điểm đặc biệt của lớp học xây dựng và triển khai BSC&KPI?
- Cuối mỗi buổi thực hành đều có video quay lại up lên Hocviennhansu.edubit.vn để học viên nghe lại.
- Mỗi một khóa học là một mô hình giả định khác nhau, bao nhiêu lớp thì có bấy nhiêu tình huống.
- Sản phẩm thực hành mỗi buổi sẽ được gửi lên nhóm lớp cuối buổi.
Và đó cũng là lời cam kết mang đến từ một blogger uy tín. Blognhansu.net.vn là một blog đã tồn tại được 6 năm. Qua các hoạt động chia sẻ, giao lưu, giúp đỡ, Kinhcan24 Blog - Blognhansu đã nhận được sự yêu mến của đông đảo bạn đọc.
# Thông tin khóa học
- Thời lượng: 5 - 7 buổi
- Thời gian học: 2 buổi/tuần, mỗi buổi 2 tiếng
“Thời gian khai giảng khóa học tiếp theo là bao giờ?” GSA Academy và HrShare Community sẽ khai giảng các khóa học BSC & KPI trong tháng 1 này. Cụ thể: Khóa Kỹ thuật triển khai BSC&KPI online G31. Thời gian dự kiến: 25/01/2024: Tối thứ 3 thứ 5 từ 19h00 – 21h00 online trên zoom trong vòng 5-7 buổi.
>>> Tham khảo tại: http://daotaonhansu.net/ky-thuat-xay-dung-bsc-kpi/
# Cảm nhận của học viên về khóa học
Lời kết,
Khóa học BSC KPI của HrShare Community và GSA Academy sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề đã nêu trên từ doanh nghiệp, tổ chức cũng như những người làm Nhân sự. Hơn nữa, các học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ có thể xây dựng và triển khai BSC & KPI hoàn chỉnh và chuyên nghiệp và được chia sẻ, lắng nghe những tình huống thực tiễn sinh động, giàu tính ứng dụng của huấn luyện viên giàu kinh nghiệm.