KRI là gì? Phân biệt KRI và KPI trong quản trị doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp có mục tiêu xây dựng hệ thống đánh giá dựa trên những tiêu chí KPI hay KRI. Nhưng khi tiến hành mới ngỡ ngàng khi chưa phân biệt rõ ràng giữa KPI và KRI. Vậy KRI là gì? KPI và KRI có gì khác biệt? Cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. KRI là gì? Khái niệm KRI, KPI dễ hiểu nhất

KRI hay Key Result Indicators là thước đo kết quả trọng yếu. Đây là kết quả của nhiều hoạt động được thực hiện bởi những nhóm khác nhau và là thước đo tổng kết hiệu quả nhất. Mục đích của thước đo này là mang đến cái nhìn rõ ràng khi xác định doanh nghiệp có đang hoạt động theo đúng hướng hay không.

Mặt khác, KPI hay Key Performance Indicators được định nghĩa là các thước đo mục tiêu trọng yếu. Hiểu đơn giản, KPI là thước đo tập trung vào những khía cạnh của mục tiêu của tổ chức. Hoặc là vẫn chưa được xác định, bị quên lãng ở một nơi nào đó mà nhóm quản lý hiện tại không biết.

2. Phân biệt hai chỉ số KRI và KPI trong quản trị

Đồng hồ tốc độ xe hơi là phép so sánh hữu hiệu cho chúng ta thấy điểm khác nhau giữa KRI và KPI. Tốc độ của xe đang chạy là thước đo kết quả bởi vì tốc độ của xe là sự kết hợp giữa việc xe đang chạy ở số nào và động cơ đang chạy bao nhiêu vòng một phút. Những thước đo mục tiêu có thể là mức độ tiết kiệm nhiên liệu mà xe đang được lái hoặc động cơ đang nóng đến mức nào.

Dưới đây là một số tiêu chí để so sánh KPI và KRI:

3. Mối liên hệ giữa KPI và KRI trong quản trị doanh nghiệp

3.1 Tính chiến lược

Các chỉ số KPI sẽ được phân bổ từ trên xuống theo hình tháp ngược: KPI công ty => KPI bộ phận => KPI đội nhóm => KPI cá nhân. Mỗi cá nhân hoàn thành chỉ tiêu KPI có nghĩa là toàn doanh nghiệp đạt mục tiêu. KPI giúp doanh nghiệp tiến về phía trước theo mục đích và định hướng chung.

3.2 Tính thay đổi

KPI thường thay đổi theo từng tháng, quý hay năm phụ thuộc vào chiến lược hoạt động của tổ chức ở các mốc thời gian khác nhau. Ngược lại, KRI mang tính ổn định hơn, hầu như không thay đổi.

3.3 Hoạt động đo lường

KPI đo lường hoạt động mang tính chiến lược, bao gồm cả những hoạt động tạo ra lợi nhuận chính trong chuỗi giá trị của tổ chức. Và KRI đo lường những hoạt động mang tính duy trì thường xuyên.

4. Áp dụng KPI và KRI trong quản trị như thế nào?

Thực ra, KPI giúp doanh nghiệp nói chung và mỗi nhân viên nói riêng nhận thấy vai trò quan trọng của hàng loạt các công nghiệp mà doanh nghiệp đang làm. Việc nào cần ưu tiên và việc thực hiện tốt những yếu tố này sẽ đảm bảo mang lại hiệu quả tốt cho tổ chức trong tương lai.

Một số doanh nghiệp sử dụng KPI và KRI trong tính lương thưởng, giúp việc đánh giá kết quả thực hiện công việc trở nên công bằng và cụ thể. Những nỗ lực và kết quả của nhân viên được đánh giá, ghi nhận một cách kịp thời, chính xác. Từ đó, tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Ưu điểm của KRI là đo lường và thống kê được tác dụng tổng quát của nhiều hoạt động khác nhau được triển khai đồng thời trong doanh nghiệp. Nhờ vây, nhà quản trị có thể nhìn nhận toàn diện và tổng thể tiến trình thực thi, mức độ hoàn thành xong, hiệu quả tổng quan của những trách nhiệm đang ở mức nào so với kế hoạch định hướng được đề ra…

Lời kết,

Như vậy, để quản trị toàn diện, KPI và KRI đều là xương sống của tổ chức, cần thiết được xây dựng và áp dụng một cách hiệu quả. Các doanh nghiệp cần ban hành quy chế đánh giá và thực hiện dựa trên yếu tố thực tiễn của doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *