Các mốc để xác định mức (cấp) độ thành thạo của năng lực

Sáng nay, thế nào tin vui lại đến với tôi liên tục: Hợp đồng đồng ý cho triển khai dịch vụ tư vấn của đối tác về và được vào học lớp "Chẩn đoán viên doanh nghiệp ngành công nghệ chế biến, chế tạo" của TAC và JICA. Thật mừng quá. Đấy! Cứ cố gắng là "nhân quả sẽ ở hiện tại" mà.

Tháng 8 này, một dự án tư vấn tôi đang triển khai đi đến giai đoạn xây dựng Hệ thống Quản trị năng lực. Không biết anh chị và các bạn đã từng bao giờ triển khai dự án tương tự chưa? Và có gặp khó khăn ở điểm nào không? Với tôi một trong những khó khăn đó là: Xác định các mức độ thành thao của năng lực. Tức là nếu bạn để ý sẽ thấy một năng lực bất kì hay có 4 hoặc 5 cấp (mức) độ đánh giá sự thành thạo. Các cấp độ đó có vẻ như đang tuân theo một tiêu chuẩn chung nào đó. Tôi thấy các chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn hay đưa ra các cấp độ như vậy. Nhưng liệu đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi:
- Tại sao lại ra 4 hoặc 5 cấp độ?
- Tại sao thợ hàn lại có 7 bậc thợ?
- Tại sao học sinh lại phải đi học tới tận 12 lớp
- Tại sao lại có 3 cấp học?
- Tại sao môn toán lại được đào tạo từ lớp 1 đến 12 trong khi một số môn khác thì mãi sau mới học?
...

Trả lời được những câu hỏi này không phải dễ. Khi nghiên cứu để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên, tôi tham khảo rất nhiều tài liệu. Từ các thông tư, nghị định về giáo dục của nhà nước cho đến các tài liệu của các tổ chức tư nhân. Dần dần câu trả lời đã rõ ràng hơn.

Công thức để tính ra các cấp độ thành thạo của 1 năng lực như sau: Số cấp độ thành thạo của năng lực = thời gian đào tạo tối đa để có thể thành thạo ở mức cao nhất / thời gian trung bình đào tạo 1 lần (hoặc thời gian trung bình người học có thể tiếp thu 1 lần).

Từ công thức đó, chúng ta sẽ bắt đầu tùy đặc điểm và quan điểm của tổ chức để ra được cấp độ cho từng năng lực. Khi đó chúng ta sẽ có tổ chức xác định 5 cấp độ thành thạo, cũng có thể chúng ta sẽ có tổ chức xác định 10 cấp độ thành thạo.

Nhưng nếu chỉ căn cứ vào quan điểm thì có vẻ như vẫn có cái gì đó cảm tính. Tôi tiếp tục đi tìm hiểu xem liệu có nghiên cứu nào trả lời tiếp câu hỏi: Ta cần bao nhiêu thời gian đào tạo để có thể thành thạo 1 năng lực?

Tôi đã tìm ra được một số mốc thành thạo trong Quản trị năng lực:
- Mức đủ tốt để sử dụng kỹ năng (Josh Kaufman): 20h
- Theo nguồn nghiên cứu từ Đại học Cambridge, số giờ học để thành thạo tiếng Anh (4 kỹ năng) là 1.200h. Chia ra, mỗi kỹ năng cần: 300h
- Mức đỉnh cao của hiệu suất đẳng cấp thế giới (K.Anders Ericsson): 10.000h

Mấy con số hay quá!

1. Đầu tiên chúng ta cùng trao đổi về mức đủ tốt để sử dụng kỹ năng (Josh Kaufman): 20h.

Josh Kaufman đã nghiên cứu và phát hiện ra: Để có thể sử dụng một kỹ năng nào đó (năng lực) đủ tốt thì cần bỏ ra 1 khoảng thời gian để học là 20h.

Bạn có thể click vào link để xem video tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=7wA4cyxfFiU

Vì thế, muốn có năng lực nào đó có thể đủ để dùng thì nên luyện tập ít nhất 20h. Sau đó thì việc luyện tập thêm, năng lực sẽ không tăng nhanh như ban đầu nữa.

Và ông ý cũng cho biết rằng quãng thời gian học hiệu quả nó không tỷ lệ thuận theo thời gian học mà học càng nhiều, liên tục thì càng về sau hiệu quả học càng thấp.

Thời gian học hiệu quả nhất là 45 phút. Càng về sau việc học càng không hiệu quả. Chúng ta lấy 20h * 60 phút / 45 phút = 26,7 tiết học.

2. Theo nguồn nghiên cứu từ Đại học Cambridge, số giờ học để thành thạo tiếng Anh (4 kỹ năng) là 1.200h. Chia ra, mỗi kỹ năng cần: 300h

Sau khi tìm hiểu mốc 20h, tôi tiếp tục đi tìm hiểu xem còn mốc nào nữa không. Và tôi đã tìm ra được nghiên cứu về học tiếng anh của đại học Cambridge. Đây cũng là một thao khảo tốt.

Nguồn: CAE, Guided learning hours. Cambridge English Support Site.

Họ chia năng lực tiếng Anh thành 6 mức độ thành thạo. Và mỗi một mức độ có biểu hiện (chuẩn đầu ra) như sau:

Cấp độ A1

Phạm vi sử dụng Có vốn từ vựng cơ bản, đủ để giới thiệu đôi chút về bản thân và vận dụng trong một vài tình huống giao tiếp đơn giản.
Tính chính xác Sử dụng chính xác một số từ vựng, cấu trúc và mẫu câu đơn giản đã được học thuộc. 
Tính lưu loát Sử dụng lưu loát những cấu trúc, mẫu câu ngắn, mang tính “học thuộc”. Vẫn còn ngập ngừng với những từ vựng, cấu trúc, mẫu câu mới. 
Khả năng tương tác Tương tác thoải mái nhưng vẫn chỉ sử dụng những kiến thức đơn giản, quen thuộc đã được học. Còn mắc nhiều lỗi sai chưa thể tự mình phát hiện và sửa lỗi. 
Sự mạch lạc Có thể sử dụng các từ nối đơn giản như “and”, “then”. 

Cấp độ A2

Phạm vi sử dụng Vận dụng vào giao tiếp những từ vựng, cấu trúc và mẫu câu đơn giản đã học thuộc. 
Tính chính xác Sử dụng chính xác một số từ vựng cấu trúc câu đơn giản, đôi khi vẫn mắc lỗi sai. 
Tính lưu loát Sử dụng những câu thoại ngắn khá dễ hiểu, tuy nhiên câu nói đôi khi bị ngắt quãng, mắc lỗi sai và trùng lặp với nhau. 
Khả năng tương tác Có khả năng phản hồi những câu nói, câu hỏi đơn giản. Có thể cho đối phương biết có theo kịp nội dung cuộc trò chuyện hay không, tuy nhiên lại hiếm khi theo kịp và tiếp tục cuộc trò chuyện như mong muốn. 
Sự mạch lạc Sử dụng được thêm nhiều từ nối đơn giản khác như “but”, “because”,…

Cấp độ B1

Phạm vi sử dụng Có đủ vốn từ vựng, ngữ pháp để trò chuyện về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống như gia đình, công việc, sở thích,…, đôi khi vẫn còn ngập ngừng và nói vòng vo. 
Tính chính xác Sử dụng chính xác từ vựng, cấu trúc và mẫu câu quen thuộc trong nhiều tình huống có thể dễ dàng đoán trước được. 
Tính lưu loát Nội dung truyền đạt dễ hiểu, đôi khi phải ngừng lại để suy nghĩ từ vựng và ngữ pháp, nhất là trong những cuộc hội thoại tự do. 
Khả năng tương tác Có khả năng bắt đầu, duy trì và kết thúc những cuộc trò chuyện quen thuộc. Có thể lặp lại một phần lời nói của người khác để xác nhận thông tin. 
Sự mạch lạc Có thể liên kết một chuỗi những nội dung ngắn và rời rạc để tạo thành một nội dung thống nhất, có sự mạch lạc và trơn tru. 

Cấp độ B2

Phạm vi sử dụng Có đủ vốn từ vựng và ngữ pháp để mô tả, trình bày quan điểm trên hầu hết các chủ đề tổng quát. Có thể sử dụng một số cấu trúc phức tạp. 
Tính chính xác Sử dụng các điểm ngữ pháp với độ chính xác cao, không mắc các lỗi gây hiểu nhầm.Có thể tự sửa hầu hết các lỗi mắc phải khi đang sử dụng tiếng Anh. 
Tính lưu loát Có thể nói lưu loát một câu dài nhưng đôi khi vẫn phải dừng lại khá lâu để suy nghĩ từ vựng và các cấu trúc câu. 
Khả năng tương tác Có khả năng mở đầu, duy trì và kết thúc cuộc trò chuyện dù có lúc vẫn chưa trơn tru lắm. Có thể thuyết trình và tham gia thảo luận các chủ đề cơ bản. 
Sự mạch lạc Sử dụng tốt các từ nối (về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp) để tạo thành những nội dung rõ ràng, dễ hiểu; song đôi khi vẫn có sự thay đổi đột ngột trong khi dùng. 

Cấp độ C1

Phạm vi sử dụng Có khả năng trình bày quan điểm cá nhân trên một loạt chủ đề như tổng quát, học thuật, chuyên nghiệp, giải trí,… mà không bị hạn chế về kiến thức tiếng Anh. 
Tính chính xác Sử dụng ngữ pháp có độ chính xác cao, hiếm khi gặp lỗi, nếu có cũng là các lỗi nhỏ và thường được sửa ngay sau khi mắc phải. 
Tính lưu loát Có thể tự tin thể hiện quan điểm cá nhân một cách dễ dàng và lưu loát, trừ khi gặp một kiến thức mới hay một chủ đề quá khó.  
Khả năng tương tác Có khả năng dẫn dắt tốt một cuộc trò chuyện với vốn tiếng Anh phong phú cùng khả năng lựa chọn từ, cụm từ khéo léo, phù hợp. 
Sự mạch lạc Sử dụng có kiểm soát các từ nối để nội dung được rõ ràng, trôi chảy hơn. 

Cấp độ C2

Phạm vi sử dụng Có thể thể hiện nhiều ý tưởng khác nhau một cách linh hoạt, chính xác, không mơ hồ hay khó hiểu. Sử dụng thành thạo các thành ngữ hay cách nói địa phương. 
Tính chính xác Có khả năng kiểm soát và duy trì độ chính xác cao trong khi sử dụng ngôn ngữ, thậm chí cả khi đang tập trung vào những việc khác. 
Tính lưu loát Thoải mái thể hiện ý kiến cá nhân một cách lưu loát, tự nhiên. Trong một số trường hợp “khó”, người nói thậm chí còn có khả năng rút lui một cách tự nhiên mà ít ai nhận ra. 
Khả năng tương tác Có thể tương tác dễ dàng với ngữ điệu được chọn lọc một cách tự nhiên. Tự tin đóng góp ý tưởng trong một bài thuyết trình. 

Nguồn: flyer

Chúng ta có thể căn cứ theo số giờ của đại học Cambridge để xác định thời gian đào tạo các năng lực. Ví dụ từ 0 đến mức thành thạo 1 là: 20h, từ mức thành thạo 1 đến mức thành thạo 2 là: 35h... Hoặc đơn giản thì cứ lấy 20h đào tạo ở mục 1 để làm căn cứ tính thời gian cho từng mức thành thạo. Hoặc giỏi nữa thì chúng ta cần tiến hành nghiên cứu cho từng loại năng lực để xem các mức thành thạo tốn bao nhiêu thời gian.

3. Mức đỉnh cao của hiệu suất đẳng cấp thế giới (K.Anders Ericsson): 10.000h

Tôi vẫn tiếp tục tìm hiểu xem còn đâu có câu trả lời cho các câu hỏi trên, tôi còn đọc được một mốc nữa là 10.000h. Mốc này thì khỏi phải nói, hẳn ai cũng biết nên tôi sẽ chỉ đưa ra số để bạn tham khảo.

Vậy là tôi đã tìm ra được con số thú vị. Tôi đã từng đọc một số thông tư nghị định của bộ giáo dục về năng lực của học sinh. Tôi thấy cũng có nhiều thú vị. Thân mời bạn đọc thêm bài: Làm sao biết bậc thợ x cần năng lực y với cấp độ z?

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QTNS bài bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *