Lương 3P được ứng dụng trong doanh nghiệp hiện nay với mục đích tạo ra một mức lương phù hợp với năng lực làm việc của nhân viên. Vậy lương 3P là gì? Lợi ích khi trả lương theo phương pháp 3P là gì? Cùng Blognhansu khám phá chi tiết qua nội dung được bật mí trong bài viết này nhé!
1. Hệ thống lương 3P là gì?
Hệ thống lương 3P là mô hình trả lương dựa trên 3 yếu tố chính: Position (P1) - vị trí công việc, Person (P2) - năng lực cá nhân và Performance (P3) - mức độ hoàn thành công việc với mục đích là tính toán và trả thu nhập cho người lao động.
Hiểu đơn giản, lương 3P là cơ chế trả lương dựa trên những tiêu chí có sẵn và người quản lý có thể bao quát được hiệu quả công việc của mỗi nhân viên. Đây đang là hệ thống được áp dụng nhiều tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Trả lương 3P hướng tới mục tiêu là đảm bảo sự công bằng nội bộ, thị trường. Từ đó, thu hút, giữ chân và tạo động lực cho người lao động.
Lương 3P được xây dựng dựa trên 3 yếu tố cốt lõi:
- Pay for Position (P1) - Trả lương theo vị trí công việc
Pay for Position được xác định dựa vào vị trí công việc và mặt bằng lương thưởng trên thị trường. Thông thường, vị trí sẽ quyết định đến khung lương của người đó.
- Pay for Person (P2) - Trả lương theo yếu tố cá nhân
Pay for Person dựa vào năng lực của nhân viên và mức độ khan hiếm trên thị trường để tính toán và chi trả lương cho người đảm nhận vị trí công việc đó.
- Pay for Performance (P3) - Trả lương theo kết quả công việc
Dựa vào thành tích cá nhân và hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp xác định yếu tố P3. Nhiều công ty sử dụng KPI để đánh giá kết quả, thành tích của người lao động.
2. Lợi ích của trả lương theo phương pháp lương 3P
Áp dụng lương 3P mang đến những lợi ích tuyệt vời dành cho doanh nghiệp. Cụ thể:
2.1 Đảm bảo sự công bằng
Lương 3P giúp loại bỏ các yếu tố cảm tính, thiên vị hay quan hệ cá nhân. Qua đó, người lao động cảm thấy xứng đáng với công sức mình bỏ ra, cảm thấy yên tâm trong quá trình làm việc và năng suất cao hơn.
Hơn thế, hệ thống lương 3P còn giúp triệt tiêu ảnh hưởng tiêu cực từ yếu tố tuổi tác kinh nghiệm. Điều này tạo ra môi trường cạnh tranh, bất kỳ ai, tuổi nào đều cố gắng làm việc và nâng cao công việc.
2.2 Cân bằng năng lực cạnh tranh thị trường
Nhiều doanh nghiệp, công ty sử dụng lương 3P tạo ra xu thế và quy chuẩn chung cho việc tính lương công bằng. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi của người lao động, xứng đáng với chi phí sức lao động nhân viên bỏ ra trên mặt bằng chung.
2.3 Động lực giúp mỗi cá nhân phát triển
Trong lương 3P, Performance là trả lương theo kết quả, thành tích công việc đạt được. Trong đó, khuyến khích người lao động chú trọng đến chất lượng công việc, giảm rủi ro, sản phẩm bị lỗi hay hoạt động nào gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, góp phần tăng năng suất của tổ chức, đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.
2.4 Hoàn thiện hệ thống đánh giá thành tích KPI
Công tác đánh giá dựa trên kết quả công việc giúp công ty có điều kiện liên tục quan sát và hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá nhân viên KPI. Điều này không chỉ là cơ sở trả lương cho sự kết quả chặt chẽ với công việc đạt được mục tiêu chiến lược công ty đề ra.
2.5 Cơ sở cho công tác tuyển dụng và đào tạo
Person trong hệ thống lương 3P là trả lương theo năng lực cá nhân. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp thường xây dựng một quy chuẩn về khung năng lực hay dựa theo tiêu chuẩn năng lực của từng vị trí.
3. Các bước xây dựng phương pháp lương 3P đơn giản và hiệu quả
Xây dựng hệ thống lương 3P bao gồm 5 bước:
- Bước 1: Xác định sơ đồ tổ chức - chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Bước 2: Lập bản mô tả công việc vị trí trong cơ cấu tổ chức bộ phận
- Bước 3: Xác định tiêu chí hoàn thành (KPI)
- Bước 4: Xác định năng lực cốt lõi (AKS) - Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Bước 5: Thiết lập phương pháp trả lương
Bên cạnh đó, chúng ta có 4 phương án triển khai xây dựng lương 3P như sau:
a, Bắt đầu từ thống nhất cơ cấu >> xây hệ thống đánh giá giá trị công việc >> thang lương P1 >> xây hệ thống quản trị năng lực >> thang lương P2 >> xây hệ thống Quản trị hiệu suất >> thang thưởng P3 >> xây hệ thống Đãi ngộ 3P.
b, Bắt đầu từ xây hệ thống Quản trị hiệu suất >> thang thưởng P3 >> thống nhất cơ cấu tổ chức >> xây hệ thống đánh giá giá trị công việc >> thang lương P1 >> xây hệ thống quản trị năng lực >> thang lương P2 >> xây dựng hệ thống Đãi ngộ 3P.
c, Bắt đầu từ xây dựng hệ thống quản trị năng lực >> thang lương P2 >> thống nhất cơ cấu tổ chức >> xây hệ thống đánh giá giá trị công việc >> thang lương P1 >> xây hệ thống Quản trị hiệu suất >> thang thưởng P3 >> xây dựng hệ thống Đãi ngộ 3P.
d, Bắt đầu từ xây dựng hệ thống Đãi ngộ 3P >> thống nhất cơ cấu tổ chức >> xây hệ thống đánh giá giá trị công việc >> thang lương P1 >> xây hệ thống quản trị năng lực >> thang lương P2 >> xây hệ thống Quản trị hiệu suất >> thang thưởng P3.
Lời kết,
Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết giúp các bạn biết được lương 3P là gì và lợi ích khi trả lương theo phương pháp 3P. Và nếu anh chị em nào có thắc mắc, băn khoăn thì hãy bình luận bên dưới để blognhansu.net hỗ trợ nhanh nhất nhé!