Bao nhiêu thước đo KPI cho 1 vị trí là phù hợp?

Trong quá trình tư vấn, rất nhiều doanh nghiệp có hỏi Nhung rằng bao nhiêu thước đo KPI là phù hợp, nếu nhiều thước đo quá thì sợ nhân viên không nhớ hết, sợ rằng không tập trung, dàn trải cho nhiều hạng mục quá, nó không còn là “key” nữa rồi.

Còn nếu ít thước đo thì lại sợ nhân viên không hiểu hết nhưng được cái họ sẽ tập trung vào các chỉ số đó, cán bộ nhân viên dễ dàng học thuộc và làm theo, người quản lý cũng dễ dàng theo đuổi mục tiêu của mình.

Vậy bao nhiêu thước đo KPI cho 1 vị trí là phù hợp.

Theo Nhung, bao nhiêu chỉ số KPI cho 1 vị trí nó sẽ phụ thuộc vào chiến lược của tổ chức: tổ chức nhiều mục tiêu chiến lược, thì từ cấp độ phòng ban, đến cấp độ vị trí sẽ có nhiều KPI hơn so với những công ty có ít mục tiêu chiến lược hơn.

Thứ hai, bao nhiêu chỉ số KPI nó cũng sẽ phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của vị trí đó. Vị trí nào có nhiều chức năng nhiệm vụ, thì vị trí đó cũng sẽ chịu nhiều chỉ tiêu đo lường KPI hơn là những vị trí khác.

Thứ 3: theo Nhung số lượng KPI của 1 vị trí cũng sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn, quan điểm của người chọn lựa (cấp trên trực tiếp). Chỉ số đo lường KPI sẽ có chỉ số dẫn dắt và chỉ số kết quả. Nếu người chọn lựa chọn lựa nhiều chỉ số dẫn dắt cho một chỉ số kết quả thì sẽ có nhiều chỉ số KPI cho vị trí đó.

Nhung lấy ví dụ: 1 người có mục tiêu là giảm được 20 kg trong vòng 1 năm. Vậy chỉ số đo lường kết quả ở đây sẽ là số kg giảm được trong tháng, số bữa ăn có lượng calo ít hơn ….. /tháng, số km chạy trong tháng, số lần tập thể dục, tổng thời gian tập thể dục trong tháng….

Thứ 4: tương tự như lựa chọn số 3, số lượng chỉ số đo lường KPI theo Nhung còn phụ thuộc vào quan điểm của người đứng đầu tổ chức.

Có những thành viên xác định từ 8 đến 12 chỉ số đo lường là phù hợp, vừa đủ tầm rồi nhưng có những thành viên xác định chỉ cần 3 chỉ số là đủ.

Thứ 5: cái này theo Nhung đó là sự tiến bộ, bùng nổ của công nghệ thông tin, của chuyển đổi số. Nếu trước kia, để tránh khó khăn trong hoạt động tính toán, đo lường, các công việc giấy tờ thì các đơn vị lựa chọn chỉ số đo lường ít và các thước đo dễ dàng tập hợp số liệu, kiểm tra chéo. Nhưng hiện nay, với thời đại công nghệ thông tin, chỉ cần 1 cú click chuột là hoàn thành một bản báo cáo. Chính vì vậy hàng trăm chỉ số sẽ được hiện ra một cách nhanh chóng, và nhà quản lý sẽ dễ dàng hơn trong hoạt động đo lường, đánh giá hiệu quả công việc.

Còn doanh nghiệp của các bạn lựa chọn bao nhiêu thước đo cho 1 vị trí làm việc, hãy chia sẻ cách làm của đơn vị bạn cho Nhung với nhé.

Tác giả: Lưu Thị Kim Nhung

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *