Mô hình SECI là mô hình bao gồm 4 hình thức chuyển biên scuar tỉ thức:
Socialization: xã hội hóa
Externalization: Ngoại hóa
Combination: kết hợp
Internalization: tiếp thu.
Trong vòng xoắn ốc SECI, tri thức ẩn của các cá nhân được ngoái hóa thành tri thức hiện để có thể chia sẻ với những người khác, được bổ sung bởi quan điểm cá nhân của họ và trở thành tri thức mới. Sau đó tri thức được tiếp thu trở lại bởi một số đông các cá nhân tỏng hình thức tri thức chủ quan mới, ph ong phú hợp và trở thành cơ sở cho việc bắt đầu một vòng sáng tạo tri thức mới.
☘ Quá trình xã hội hóa: ở giai đoạn này tri thức ẩn của cá nhân được chia sẻ khi c ùng nhau trải nghiệm trong tương tác xã hội hàng ngày để tạo ra tri thức ẩn mới. Điều này đòi hỏi các cá nhân phải ở gần nhau trong thời gian dài hoặc sống trong cùng một môi trường. Hệ thống học việc hay on job training là phương pháp điên rhinhf trong việc chuyển giao tri thức qua quá trình xã hội hóa.
Ví dụ: một công ty đã muốn phát triển sản phẩm mới ở một thị trường mới, thay vì thuê bên thứ 3 khảo sát khách hàng thì họ đã đến tận nơi dể tận mắt quan sát các yếu tố và cách sản phẩm tương tự đang được sử dụng như thế nào trong khu vực.
Thực tế thấy rõ nhất trong các công ty Nhật, 3 gen: genba (đi thực địa), genbutsu (biết thực trạng), genjitsu (có óc thực tế) đang được áp dụng rất nhiều.
Xã hội hóa không đơn thuần chỉ là quan sát mà là quá tình trong đó người quan sát lọa bỏ những niềm tin định kiến để tham gia chia sẻ cảm giác và trải nghiệm với người khác, bỏ qua những mối quan hệ chủ thể/khách thể để cái tôi và những điều quan sát được hòa làm một. Trong quá trình xã hội hóa, cách nhìn nhận mang tính hiện tượng.
☘ Quá trình ngoại hóa.
Tri thức ẩn thu được trong giai đoạn xã hội hóa sẽ được diễn đạt thành tri thức hiện thông qua quá trình ngoai hóa. Trong quá trình xã hội hóa thúc đẩy sự sáng tạo tri thức qua việc trực tiếp chia sẻ cùng một trải nghiệm, thì trong quá tình ngoai hóa, tri thức ẩn của các cá nhân trở nên rõ ràng, hiển hiện, thông qua ngôn ngữ, hình ảnh, mô hình và các hình thức diễn đạt khác, rồi sau đó tri thức này được chia sẻ trong tập thể.
Quá trình ngoại hóa được thể hiện như: nhóm R&D giải thích sản phẩm mới, công nhân lành nghề mô tả kỹ năng được ngầm hiểu của họ trong tài liệu đào tạo.
Chẳng có gì lạ nếu chúng ta không biết đến tri thức ẩn của một người, vì nó không ở dạng hữu hình nhưng qua qua trính ngoại hóa, doanh nghiệp có thể truyền đạt những tri thức thu được một cách hiệu quả hơn cho nhiều người hơn.
☘ Quá trình kết hợp.
Tri thức hiện được thu thập từ bên trong và bên ngoài của tổ chức, sau đó được sắp xếp, kết hợp, xử lý để hình thành một hệ thống tri thức hiện phức tạp và có hệ htoongs hơn. Tri thức sau đó được phổ biến trong toàn tổ chức.
☘ Quá trình tiếp thu.
Tri thức hiện được tạo ra và chia sẻ trong toàn tổ chức, sau đó được chuyên rhoas thành tri thức ẩn trong quá trình tiếp thu.
Tiếp thu không chỉ là quá trình áp dụng thực hành mà còn là áp dụng một cách có ý thức. Ý thức là vấn đề then chốt vì giữa hành động có ý thức và không có ý thức có khoảng cách lớn.
Cần phải hiểu rằng sự vận động của 4 hình twhcs chuyển biến tỉ thức tiến triể theo vòng xoắn ốc. sáng tạo tri thức là hoạt động sáng tạo tương lai, mà tương lai thì luôn luôn rộng mở. Không có gì là bất biến. con người luôn thay đổi và trở thành thông qua thể hiện sự sáng tạo trong việc chọn lựa những khả năng để tạo ra tương lai. Trong vòng xoắn ốc sáng tạo tri thức, tương tác giữa tri thức ẩn và tri thức hiện được nhân rộng qua 4 phương thức chuyển biến tri thức. Vòng xoắn ốc lớn dần khi trưi thức di chuyể nqua các cấp chủ thể: từ cá nhân đến cá nhân (quá trình xã hội hóa), từ cá nhân đến tập thể (quá trình ngoại hóa), từ tập thể đến tổ chưc s(quá trình kết hợp) và từ tổ chức trở ngược lại cá nhân (quá trình tiếp thu). Tri thức được tạo ra qua quá trình SECI có thể khởi động 1 vòng xoắn ốc sáng tạo tri thức mới.