Các đặc tính của tri thức.

Tri thức được hình thành quan sự tương tác giữa người với người, vì vậy tri thức mang tính chủ quan, tính quá trình, tính thẩm mỹ và được tạo ra qua quá trình thực hành.

☘ Tri thức mang tính chủ quan.

Như Nhung đã nói ở trên, tri thức được tạo ra bởi sự tương tác giữa con người với con người, mà mỗi người có những quan điểm chủ quan khác nhau chính vì vậy đây là điểm khác biệt cần thiết cho sự sáng tạo tri thức.

Các nguồn lực khác như vật chát và thông tin không có sự khác biệt tùy theo người sử dụng. Tri thức không thể tồn tại nếu không có tính chủ quan và bối cảnh xung quanh con người vì chân lý khác nhau tùy thuộc vào việc chúng ta là ai, chúng ta xem xét sự việc từ góc độ nào. Tri thức là thông tin có ý nghĩa, nó không phải là một chất lượng cố định gắn liền với một sự kiện cụ thể mà khác nhau theo nhiều cách theo đó sự kiện có thể ảnh hưởng tới tác động tương lai và chia sẻ nhận thức của chúng ta.

☘ Tri thức mang tính quá trình.

Tri thức cơ bản là quá trình được tạo ra và sử dụng trong mối quan hệ với tri thức của những con người khác nhau tồn tại trong mối tương quan với nhau. Ngay cả khi ở dạng vật chất cụ thể như là một sản phẩm tri thức cũng thể hiện những quá trình phát triển.

Ví dụ một sản phẩm trước đây của nhà sản xuất và trở thành tri thức mới khi được trải nghiệm bởi khách hàng, điều này lại bắt đầu cho một quá trình sáng tạo tri thức mới khác.

Tri thức phát sinh từ trải nghiệm, một quá trình chủ quan của cảm giác và có được từ việc nắm bắt bản chất để hiểu thế giới. Mỗi trải nghiệm đều mang tính nhất thời và có những đạc tính riêng biệt. Chúng ta hợp nhất trải nghiệm hiện tại với trải nghiệm quá khứ của mình cùng với trải nghiệm của những cá nhân khác và chúng ta trở thành một con người mới. Cũng giống như vậy khi đưa ra một quyết định, chúng ta sẽ kết hợp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tất cả những trải nghiệm trong quá khứ. Với các quyết định sự kiện được hiện thực hóa và trở thành một khách thể sẵn sàng cho trải nghiệm của những chhur thể khác.

Trong quá trình sáng tạo tri thức của tổ chức, các cá nhân tương tác với nhau để vượt ra ngoài giới hạn bản thân và hiện thực hóa tầm nhìn về tương lai của họ. Kết quả là họ thay đổi bản thân, người khác cũng như thay đổi tổ chức và môi trường.

Tri thức được tạo ra bởi con người trong những tương tác của họ với nhau và với môi trường. Đây là 1 quá trình trong đó các suy nghĩ chủ quan của cá nhân được kiểm chứng trong quá trình tương tác xã hội với người khác và với môi trường, để rồi trở thành một chân lý khác quan. Tri thức được sinh ra từ nhiều góc độ tương tác khác nhau của con người. Với góc độ đa chiều, con người có thể thấy những mặt khác nhau của một hiện tương trong những bối cảnh khác nhau, và khi kết hợp chúng lại con người có thẻ đạt được sự hiểu biết về bản chất hay chân lý của toàn bộ hiện tượng.

☘ Tri thức mang tính thẩm mỹ.

Tri thức được tạo ra từ niềm tin con người và để niềm tin trở thành tri thức thì nó phải được xác thực thành một chân lý. Tri thức xuất hiện trong một chuỗi những đánh giá giá trị, và loại đánh giá này phụ thuộc vào cách chúng ta nhận thức về chân lý, điều thiện và cái đẹp. Hay nói cách khác nó phụ thuộc vào ý thức thẩm mỹ của chúng ta. Ý thức thẩm mỹ cần thiết không chỉ cho việc đánh giá tri thức đang được tạo ra mà còn cho việc xác định loại tri thức nào cần tạo ra. Chúng ta tạo ra tri thức dựa trên gái trị và lý tưởng của mình. Các doanh nghiệp khác nhau vì họ hình dung ra những tương lai khác nhau và cố gắng để đạt được tương lai đó. Những cơ hội, thị trường, công nghệ hay mô hình kinh doanh mới của doanh nghiệp đều dựa trên tầm nhìn của doanh nghiệp về tương lai và chính gái trị, lý tưởng, ý thức thẩm mỹ của các thành viên tổ chức đã quy định tầm nhìn này.

☘ Tri thức được tạo ra qua thực hành

Vì mang tính chủ quan, tính quá trình và tính thẩm mỹ, được tạo ra qua quá trình tương tác giữa con người với con người, chỉ được tạo ra trong việc thực hành thực tế khi gặp các tình huống cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *