Cách xây dựng mục tiêu tối quan trọng.

Phần lớn các doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu, tuy nhiên không phải mục tiêu nào cũng là mục tiêu thực sự được ưu tiên cả.

Vậy làm thế nào để lựa chọn được mục tiêu thực sự được ưu tiên, chúng ta hãy cùng bắt đầu nhé.

Bước 1: Xem xét các phương án:

- Thông qua việc tập hợp ý tưởng đầu vào bằng việc kết hợp với 3 đối tượng: nhà lãnh đạo cùng cấp; thành viên trong đội; suy nghĩ một mình.

- Đi theo hướng từ trên xuống và từ dưới lên.

- Đưa ra các câu hỏi khám phá:

+ Đâu là 1 khía cạnh trong hiệu quả công việc mà chúng ta mong muốn cải thiện nhất.

+ Đâu là thế mạnh lớn nhất mà đội chúng ta có thể khai thác được

+ Đâu là khía cạnh mà hiệu quả làm việc kém và cần cải thiện nhất.

Bước 2: Xếp thứ tự theo tác động.

Bước 3: Kiểm tra các ý tưởng tốt nhất: dựa trên 4 yếu tố:

- Mục tiêu tối quan trọng của nhóm có phù hợp với mục tiêu tối quan trọng tổng thể không?

- Nó có đo lường được không?

- Ai là người chịu trách nhiệm về các kết quả: 1 nhóm hay nhiều nhóm.

- Ai chịu trách nhiệm về cuộc chơi này?: nhà lãnh đạo hay cả nhóm

Bước 4: Xác định mục tiêu tối quan trọng: bằng quy tắc sau:

- Bắt đầu bằng một động từ.

- Xác định thước đo kết quả theo cấu trúc từ X đến Y trước thời hạn nào đó.

- Giữ cho mục tiêu tối quan trọng đơn giản

- Tập trung vào cái gì, chứ không phải như thế nào.

Đấy là 4 bước để xác định mục tiêu tối quan trọng, và bây giờ chúng ta bắt đầu áp dụng thử nhé.

Giả sử, bạn vừa được bổ nhiệm vị trí HRM của một công ty nọ, khi vào công ty sau khi rà soát một lượt, bạn phát hiện ra các điểm sau:

- Quy trình, nội quy không rõ ràng, các phòng ban thường va vấp, giẫm chân lên nhau, cãi nhau vì chức năng nhiệm vụ.

- CBNV nghỉ nhiều, không có người làm.

- Nhiều CBNV làm vài năm nay nhưng chưa được điều chỉnh lương. Chỉ khi kêu lên thì mới thấy lương động đậy.

- CBNV trình độ yếu kém, đến cả 1 văn bản trình bày cũng xấu.

- Văn phòng thì lộn xộn, bầy bừa, mỗi lần đi tìm tài liệu không biết ở dâu, hỏi ai cũng bảo  không rõ.

….

Các bạn thử áp dụng nguyên tắc trên và phân tích cho Nhung biết, mục tiêu tối quan trọng của người làm HRM mới kia cần phải làm gì nào? Hay buông xuôi thấy công ty “nát” quá nghỉ luôn, tìm chỗ mới nhàn hơn nhỉ?

Nguồn: Lưu Thị Kim Nhung

Tham khảo: 4 nguyên tắc thực thi

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *