Stt của người chị với quan điểm nhân trị "giáo hoá, giáo huấn, hướng con người tới chỗ sáng". Muốn làm đc 3 điều này (tam cương) thì "người quân tử" phải đi đủ 8 bước (bát mục) như sau: Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Chi tiết hướng dẫn ở quyển tứ thư: http://blognhansu.net.vn/2014/04/07/cach-vat-tri-tri-thanh-y-chinh-tam-tu-than-te-gia-tri-quoc-binh-thien-ha-va-nhan-su/
***
Chương 11: HIỆT CỦ (Chương này có vẻ như nói khái quát về việc làm thế nào để thiên hạ được bình yên)
1. "Bình thiên hạ ở chỗ trị nước mình" có nghĩa là muốn thiên hạ thái bình thì phải lãnh đạo tốt đất nước mình.
Nếu người trên có hiếu với cha mẹ, thì trong nhân dân nhất định dấy lên một tập quán, phong tục hiếu kính cha mẹ.
Nếu người trên tôn trọng bậc huynh trưởng, thì trong nhân dân nhất định dấy lên một phong tục, tập quán tông tọng anh em.
Nếu bề trên thật lòng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa bụa, thì nhân dân cũng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa bụa. Vì vậy người quân tử phải nắm vững đạo "noi theo khuôn phép" này.
2. Ghét những điều không tốt mà người trên đối với mình, thì mình đừng lấy điều đó đối xử với cấp dưới.
Ghét những cách làm không tốt của cấp dưới đối với mình, thì mình cũng đừng dùng những cách đó để đối xử với cấp trên.
Ghét những việc làm không tốt của người trước đối với mình, thì mình cũng đừng đem những việc đó đối xử với người sau mình.
Ghét những việc làm không tốt của người sau đối với mình, thì mình cũng đừng đem những việc đó đối xử với người trước mình.
Ghét những việc làm không tốt của người bên trái đối với mình, thì mình cũng đừng đem những việc đó đối xử với người bên phải mình.
Ghét những việc làm không tốt của người bên phải đối với mình, thì mình cũng đừng đem những việc đó đối xử với người bên trái mình.
Đấy gọi là đạo "noi theo khuôn phép".
***
Từ tam cương, bát mục, những ng theo chủ nghĩa này đưa ra một hệ thống quản trị nhân sự khá lỏng lẻo. Tức là hệ thống cũng có luật, chính sách, công cụ quản trị. Nhưng mọi thứ có thể được bẻ cong hoặc diễn giải lại nếu làm cho người quản trị cảm động.
Hàng nghìn năm sau, tư tưởng nhân trị này vẫn được thể hiện như: tái tạo tổ chức với tổ chức xanh ngọc, động lực chèo lái hành vi với 3 yếu tố bên trong gồm mục đích + làm chủ + quyền tự trị, OKR với việc tự lên mục tiêu...
Chính vì có thể bẻ cong luật nên Nhân trị đã mất dần chỗ đứng. Thay vào đó là tư tưởng pháp trị.
Quay trở lại làm sao để nhân viên có hành vi học. Được nhất là xây dựng ra môi trường học tập. Hành vi con người sẽ biến đổi theo môi trường. Để tạo ra môi trường thì nếu chỉ áp dụng theo nhân trị thì không đủ khi chỉ làm gương và tạo điều kiện. Mà cần phải có pháp trị (thưởng phạt). Tức có luật và nó không bị bẻ cong.
Tổng quát là vậy, còn cụ thể cách làm thì bao nhiêu chuyên gia đã chia sẻ:
- Xây lộ trình công danh (phục vụ cho tổ chức) và chính sách học tập
- Tạo ra hệ thống quản trị tri thức
- Thiết lập các hoạt động học tập
- Tạo cơ sở vật chất cho học tập
...
Dù thế nào thì cũng nên có "noi gương" (nhân trị) và "thưởng phạt không bị bẻ cong" (pháp trị).