Đợt này làm luận văn CH nên phải nghiên cứu lý thuyết kha khá. Nên vì thế Cường cũng thân mời cả nhà học cùng luôn : ))
Đầu tiên, khi nói về lý thuyết đánh giá thực hiện công việc, trong đầu mọi người sẽ nảy ra những câu hỏi, từ khóa hay hình ảnh nào? Tôi thử đặt các câu hỏi dưới đây, liệu anh chị em có trả lời được hết không?
1. Đánh giá thực hiện công việc là gì?
2. Mục tiêu của việc đánh giá thực hiện công việc?
3. Tầm quan trong của ĐGTHCV là gì? (Tại sao lại phải đánh giá THCV)
4. Hệ thống ĐGTHCV trông như thế nào? (Câu hỏi này trong các giáo trình rất sơ sài nên tôi sẽ có bài nêu quan điểm riêng)
+ Công cụ ĐGTHCV (MTCV, Quy trình, Tiêu chí, Chỉ số, Biểu mẫu...)
+ Con người ĐGTHCV (Cách đo lường, phản hồi)
5. HT ĐGTHCV thường phải đáp ứng yêu cầu gì? (tuân theo nguyên tắc nào?)
6. ĐGTHCV thường hay bị lỗi gì?
7. Các phương pháp ĐGTHCV?
- Danh mục kiểm tra
- Thang đo đánh giá đồ họa
- Ghi chép sự kiện quan trọng
- Các phương pháp so sánh
- Thang đo dựa trên hành vi
- Phương pháp bản tường thuật
- Quản lý bằng mục tiêu
- Phương pháp đánh giá 360
8. Quy trình thực hiện đánh giá THCV bao gồm gì?
- Xác định mục tiêu đánh giá như thế nào?
- Lựa chọn đối tượng đánh giá ra sao?
- Xây dựng kế hoạch và lựa chọn phương pháp đánh giá ?
- Thông báo thực hiện đánh giá (truyền thông nên làm gì?)
- Tiến hành và giám sát thực hiện đánh giá (Kỹ thuật đánh giá cần gì?)
- Đánh giá kết quả và thông tin phản hồi
9. Điều gì tác động lên ĐGTHCV (nhân tố tác động)?
Tổng quan:
• Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản lý nhân sự quan trọng, là một phần của DÙNG trong chuỗi Quản trị Nhân sự: Tuyển - Dạy - Dùng - Giữ - Thải.
• ĐGTHCV là một phần của quản lý THCV nên nó là cơ sở để đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn và công bằng.
• Hệ thống đánh giá thực hiện công việc gồm > 3 yếu tố: tiêu chuẩn thực hiện công việc; đo lường thực hiện công việc và thông tin phản hồi.
• Có > 7 phương pháp đánh giá thực hiện công việc, lựa chọn tùy thuộc vào mục tiêu quản lý, mục tiêu đánh giá.
• Tổ chức công tác đánh giá thực hiện công việc qua 5 bước: lựa chọn và thiết kế phương pháp; lựa chọn người đánh giá; xác định chu kỳ đánh giá; đào tạo người đánh giá và phỏng vấn đánh giá.
• Bộ phận chuyên trách phòng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong thiết kế và tổ chức thực hiện chương trình, cán bộ quản lý các cấp/các bộ phận là những người trực tiếp đánh giá nhân viên dưới quyền.