Mùa hè đến rồi và thế là các công ty du lịch, tổ chức teambuilding bắt đầu thông điệp: cần xây dựng văn hóa bằng cách teambuilding - du lịch. Mọi người có nghe thấy quen không? Tôi có câu hỏi cân não cho anh chị em: thực sự thì du lịch - teambuilding là cách để xây dựng văn hóa hay là thứ thể hiện văn hóa? Tại sao tôi lại hỏi vậy? Thân mời cả nhà nhìn vào hình.
Chúng ta đi du lịch, teambuilding và chính hành động đi và các hành động trong quá trình du lịch, teambuilding là các biểu hiện về văn hóa. Điều này có nghĩa là dù có đi du lịch, teambuilding hay không thì văn hóa tổ chức đã có. Rồi cách du lịch thế nào, teambuilding ra sao chỉ là chỗ để thể hiện văn hóa. Như vậy nói đi teambuilding - du lịch để xây dựng văn hóa có vẻ như điêu điêu.
Theo tôi, xây dựng văn hóa nằm ở các tầng bên trong chứ không phải nằm ở tầng 6. Ví dụ phân tích: Công ty PYS Travel với bài PR trên cafebiz: CEO PYS Travel - cả công ty du lịch 3 lần một năm là bí quyết thành công của chúng tôi
"Là người hoạt động lâu năm trong ngành, anh có đánh giá thế nào về thực trạng kỳ nghỉ nhân viên của các doanh nghiệp tại Việt Nam?
Theo quan điểm của tôi, 90% các công ty chưa có sự đầu tư đúng mức cho kỳ nghỉ của nhân viên. Kết luận này rút ra sau 8 năm hoạt động, phục vụ hàng trăm khách hàng doanh nghiệp lớn nhỏ.
Thực tế, đa phần các doanh nghiệp chỉ đang quan niệm du lịch hàng năm là trách nhiệm, điều khoản trong hợp đồng lao động đã ký với nhân viên buộc phải thực hiện. Chính suy nghĩ "lối mòn" và có phần miễn cưỡng như vậy đã khiến lãnh đạo nhiều công ty không quá quan tâm đến kỳ nghỉ nhân viên, thậm chí có trường hợp còn coi chuyến du lịch như một gánh nặng về chi phí cần phải cắt giảm hoặc làm nhỏ hết mức để tiết kiệm nhất có thể.
Phải chăng thực trạng trên đang không hợp lý?
Trong vấn đề này tôi chưa kết luận là đúng hoặc sai mà là chưa "tới" và đầu tư đúng mức. Tôi từng hỏi rất nhiều bạn bè của tôi hàng năm công ty họ tổ chức đi du lịch như thế nào, và câu trả lời luôn theo khuôn mẫu kiểu như đi tham quan, ăn uống, tụ tập nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng... thông thường sau những cuộc "vui chơi" như vậy, bạn bè tôi sẽ cảm thấy mệt mỏi và tinh thần rệu rã hơn.
Theo quan điểm quản trị của tôi, những chuyến du lịch cùng toàn công ty là dịp hiếm hoi thành viên thuộc các bộ phận, phòng ban có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc. Khi rời khỏi không gian công sở, khoảng cách giữa sếp và nhân viên cũng được xóa nhòa giúp các cấp quản lý và nhân viên gần gũi, cởi mở, dễ dàng hiểu nhau hơn.
Do vậy, tôi thà bỏ thêm chi phí hoặc dành thời gian cho khâu tổ chức, lên ý tưởng để có chuyến đi hiệu quả. Bên cạnh đó, công ty cần phải đưa ra mục tiêu rõ ràng chuyến đi này phục vụ mục đích gì. Mục tiêu chuyến đi có thể đa dạng như để các thành viên trong công ty hiểu nhau hơn, truyền thông văn hóa, kế hoạch mục tiêu ban lãnh đạo đề ra…
Đến lúc này, vai trò của phòng ban tổ chức rất quan trọng, tùy vào mục tiêu chuyến đi mà phải có sắp xếp hợp lý, linh hoạt. Ví dụ như phòng nhân sự có thể điều tra phòng ban nào đang hợp tác chưa ăn ý, những cá nhân nào đang có xung đột với nhau…thì xếp đi chung một xe, ở chung một phòng, hay chơi chung một đội. Sau mấy ngày chỉ ăn, chơi và vui, kiểu gì xích mích cũng được hóa giải. Chịu chi hơn nữa thì có thể đầu tư vào hoạt động team building, đêm ca nhạc, Gala… được tính toán kỹ càng và kết nối xuyên suốt giúp văn hóa và những giá trị của doanh nghiệp được lan tỏa tự nhiên và ấn tượng nhất.
Để tổ chức chuyến đi thành công cho cả công ty thì lãnh đạo và bộ phận nhân sự sẽ phải làm việc rất vất vả. Như vậy có "thiệt" cho họ không khi cả công ty được chơi và họ phải bù đầu nghĩ kế hoạch?
Đúng vậy, tôi phải thừa nhận công việc này không hề đơn giản. Bạn phải lên kế hoạch chi tiết, dự trù rất nhiều rủi ro so thể xảy đến với đoàn lên đến hàng trăm người và sẵn sàng chịu trách nhiệm. Ở doanh nghiệp của tôi, mỗi dịp du lịch toàn công ty, các sếp phải vất vả nhiều nhất. Quanh năm suốt tháng nhân viên làm việc cất lực rồi thì trong các chuyến du lịch, sếp phải làm cho nhân viên cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và hứng khởi. Tôi cho rằng nếu sau chuyến đi nhân viên không hài lòng thì coi như sếp chưa hoàn thành nhiệm vụ.
CEO PYS Travel: Cả công ty du lịch ba lần một năm là bí quyết thành công của chúng tôi - Ảnh 4.
Thực ra cũng không phải chỉ riêng ở PYS mới có văn hóa như vậy, sau nhiều năm phục vụ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có bề dày văn hóa tôi nhận thấy lãnh đạo doanh nghiệp họ cũng rất đầu tư cho kỳ nghỉ của công ty. Gần đây nhất, bộ phận tư vấn của PYS phải xây dựng kịch bản, nội dung chuyến đi cho một tập đoàn đa quốc gia trong suốt hai tháng, qua lại họp với bộ phận nhân sự của họ không dưới năm lần, nhiều buổi họp trong số đó có lãnh đạo tập đoàn trực tiếp tham gia. Qua đó tôi thấy, các tổ chức lớn, có bề dày văn hóa doanh nghiệp đều rất coi trọng việc này bởi nó giúp xây dựng và phát triển văn hóa của họ.
Anh đang xây dựng và phát triển văn hóa tại PYS như thế nào?
Đơn giản thôi, tôi tổ chức cho nhân viên ba kỳ nghỉ một năm.
Ngay từ giai đoạn mới thành lập gặp nhiều thiếu thốn, các lãnh đạo công ty đã ý thức được điều này. Trong sáu năm nay, mỗi năm PYS đều tổ chức cho anh em đi du lịch ít nhất ba lần vào những tháng cố định.
Chuyến đầu tiên tổ chức vào tháng 1, gọi là chuyến "Kick-off đầu năm". Lần du lịch này thực chất để tổ chức hội nghị, nhưng thay vì diễn ra trong môi trường công sở, phòng họp… hội nghị được tổ chức tại địa điểm độc đáo, phù hợp với thông điệp của năm. Thông thường chúng tôi sẽ chọn là ở một khách hạng hạng sang hoặc resort, tại đây ban lãnh đạo cùng các thành viên công ty cùng chia sẻ mục tiêu, kế hoạch của năm, chế độ chính sách, đề xuất, sáng kiến mới. Buổi chia sẻ mở trong một không gian đẹp là cơ hội để các thành viên cùng lên ý tưởng đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Cũng nhờ hoạt động này, tôi có thể tự tin nói rằng 100% các thành viên của PYS nắm được thông điệp, mục tiêu hoạt động của năm nay
Chuyến thứ hai tổ chức vào đúng sinh nhật công ty vào tháng 5. Đây là dịp văn hóa trẻ trung, sáng tạo, gắn kết của PYS được truyền thông và lan tỏa tới nhân viên qua nhiều hoạt động, cuộc thi sôi nổi. Thường những chuyến đi thế này sẽ tổ chức theo format của chương trình Amazing Race và kết thúc bằng buổi tối Gala lớn để các thành viên thể hiện năng khiếu đặc biệt. Hiệu quả sau chuyến du lịch ngắn này rất lớn, tôi nhận thấy mỗi cá nhân trong công ty thân thiết với nhau hơn.
Chúng tôi vừa trở lại văn phòng sau chuyến du lịch kỷ niệm sinh nhật lần thứ 8 tại Hạ Long. Lần này, chúng tôi muốn đề cao tinh thần kỷ luật trong công ty, nên nội dung chuyến đi thực hiện theo chương trình Sao Nhập Ngũ. Dư âm của chuyến đi rất tuyệt vời, không khí tại văn phòng đang rất sôi nổi, hào hứng, tràn trề năng lượng sau chuyến đi.
Còn chuyến thứ ba là cuộc xuất ngoại tổ chức vào tháng 9. Chuyến đi vừa chơi vừa học, mang theo văn hóa đổi mới, sáng tạo và học hỏi không ngừng mà PYS theo đuổi. Trong các chuyến đi, nhân viên của tôi được mở mang nhiều kiến thức mới, thậm chí nảy sinh ý tưởng để áp dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty, khiến khách hàng có trải nghiệm mới và thú vị nhất.
Ngoài ba chuyến du lịch định kỳ, PYS luôn khuyến khích nhân viên du lịch nhiều nhất có thể, đặc biệt là đi hết các tour do công ty tổ chức. Có trải nghiệm thực tế, nhân viên mới có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng thay vì những lời nói sáo rỗng.
Nhưng các chuyến du lịch công ty cần nguồn chi phí lớn mới có thể thực hiện?
Là doanh nghiệp lữ hành nên chúng tôi có nhiều thuận lợi hơn. Nhưng để tổ chức chuyến đi mang lại hiệu quả không nằm ở vấn đề tài chính mà là lãnh đạo các doanh nghiệp có thực sự quan tâm đến kỳ nghỉ nhân viên hay không.
Nếu dành sự quan tâm đúng mức, kể cả ngân sách 500-600 nghìn đồng mỗi người thì chủ doanh nghiệp cùng người lao động cũng có một chương trình team building đặc sắc.
Dư giả tài chính hơn có thể làm lớn, hoành tráng, còn không thì chỉ cần để ý và lưu tâm một chút là đủ. Nhưng với quan điểm cá nhân tôi cùng thực tế tại PYS, các doanh nghiệp hãy mạnh dạn chi, vì đây chắc chắn là một khoản đầu tư sinh lời. Đầu tư cho nhân sự luôn là khoản đầu tư có lãi.
Khi nhân sự nghỉ việc anh có nuối tiếc không?
Bản thân PYS là doanh nghiệp đang tăng trưởng mạnh nên không tránh khỏi những vấn đề xung đột văn hóa. Khi văn hóa cũ không còn phù hợp, văn hóa mới cần hình thành để tạo giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp tiến lên, như vậy sẽ không tránh khỏi có nhân viên không kịp thích ứng và quyết định nghỉ việc.
Hiện tỷ lệ nghỉ việc của PYS cao hơn trung bình ngành do có sự biến đổi lớn về văn hóa và nhân sự. Nhưng điều này không khiến tôi quá lo lắng. Tôi rất ấn tượng với tư tưởng của lãnh đạo một doanh nghiệp lớn khi coi xây dựng văn hóa giống như việc tạo ra một hồ nước ngọt, nơi cá nước ngọt có thể thỏa thích bơi lội. Nhân sự nghỉ việc cũng giống như chẳng may để lọt cá nước mặn vào hồ nước ngọt không thể tồn tại và phát triển được. Còn nếu nhân sự đó thực sự có khả năng mà xin nghỉ, thì phải xét xem năng lực của bạn đó như thế nào. Nếu năng lực tốt, lại phù hợp văn hóa, bằng mọi giá công ty sẽ tìm cách giữ bạn đó ở lại.
Hiểu đúng như vậy sẽ khiến doanh nghiệp bình tĩnh, không hoang mang khi có nhân sự nghỉ việc và biết phải tập trung vào xử lý cái gì.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là công việc lâu dài, tốn nhiều nguồn lực và không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Trong đó, tổ chức đi du lịch chỉ là hoạt động nhỏ nhưng mang sức ảnh hưởng lớn.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện đầy thú vị này!"
Phân tích: Chúng ta hãy cùng xem PYS theo mô hình trên
Tầng 1: trẻ trung, sáng tạo, gắn kết, đổi mới và học hỏi không ngừng
Tầng 2:
Tầng 3: nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty, khiến khách hàng có trải nghiệm mới và thú vị nhất.
Tầng 4:
- Quan điểm quản trị của tôi, những chuyến du lịch cùng toàn công ty là dịp hiếm hoi thành viên thuộc các bộ phận, phòng ban có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc. Khi rời khỏi không gian công sở, khoảng cách giữa sếp và nhân viên cũng được xóa nhòa giúp các cấp quản lý và nhân viên gần gũi, cởi mở, dễ dàng hiểu nhau hơn.
- tôi thà bỏ thêm chi phí hoặc dành thời gian cho khâu tổ chức,
- Quanh năm suốt tháng nhân viên làm việc cất lực rồi thì trong các chuyến du lịch, sếp phải làm cho nhân viên cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và hứng khởi. Tôi cho rằng nếu sau chuyến đi nhân viên không hài lòng thì coi như sếp chưa hoàn thành nhiệm vụ.
- muốn đề cao tinh thần kỷ luật
- Đầu tư cho nhân sự luôn là khoản đầu tư có lãi.
- coi xây dựng văn hóa giống như việc tạo ra một hồ nước ngọt, nơi cá nước ngọt có thể thỏa thích bơi lội. Nhân sự nghỉ việc cũng giống như chẳng may để lọt cá nước mặn vào hồ nước ngọt không thể tồn tại và phát triển được.
Tầng 5:
- công ty cần phải đưa ra mục tiêu rõ ràng chuyến đi này phục vụ mục đích gì. Mục tiêu chuyến đi có thể đa dạng như để các thành viên trong công ty hiểu nhau hơn, truyền thông văn hóa, kế hoạch mục tiêu ban lãnh đạo đề ra…
- vai trò của phòng ban tổ chức rất quan trọng, tùy vào mục tiêu chuyến đi mà phải có sắp xếp hợp lý, linh hoạt. Ví dụ như phòng nhân sự có thể điều tra phòng ban nào đang hợp tác chưa ăn ý, những cá nhân nào đang có xung đột với nhau…thì xếp đi chung một xe, ở chung một phòng, hay chơi chung một đội. Sau mấy ngày chỉ ăn, chơi và vui, kiểu gì xích mích cũng được hóa giải. Chịu chi hơn nữa thì có thể đầu tư vào hoạt động team building, đêm ca nhạc, Gala… được tính toán kỹ càng và kết nối xuyên suốt giúp văn hóa và những giá trị của doanh nghiệp được lan tỏa tự nhiên và ấn tượng nhất.
- lên ý tưởng để có chuyến đi hiệu quả.
- kế hoạch chi tiết, dự trù rất nhiều rủi ro so thể xảy đến với đoàn lên đến hàng trăm người
- kịch bản, nội dung chuyến đi
- mục tiêu, kế hoạch của năm, chế độ chính sách, đề xuất, sáng kiến mới
- tổ chức theo format của chương trình Amazing Race
- chương trình Sao Nhập Ngũ
- PYS luôn khuyến khích nhân viên du lịch nhiều nhất có thể, đặc biệt là đi hết các tour do công ty tổ chức.
Tầng 6:
- đi tham quan, ăn uống, tụ tập nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng...
- Ở doanh nghiệp của tôi, mỗi dịp du lịch toàn công ty, các sếp phải vất vả nhiều nhất.
- qua lại họp với bộ phận nhân sự của họ không dưới năm lần, nhiều buổi họp trong số đó có lãnh đạo tập đoàn trực tiếp tham gia.
- Đơn giản thôi, tôi tổ chức cho nhân viên ba kỳ nghỉ một năm. Trong sáu năm nay, mỗi năm PYS đều tổ chức cho anh em đi du lịch ít nhất ba lần vào những tháng cố định.
- Chuyến đầu tiên tổ chức vào tháng 1, gọi là chuyến "Kick-off đầu năm". Lần du lịch này thực chất để tổ chức hội nghị, nhưng thay vì diễn ra trong môi trường công sở, phòng họp… hội nghị được tổ chức tại địa điểm độc đáo, phù hợp với thông điệp của năm.Thông thường chúng tôi sẽ chọn là ở một khách hạng hạng sang hoặc resort, tại đây ban lãnh đạo cùng các thành viên công ty cùng chia sẻ mục tiêu, kế hoạch của năm, chế độ chính sách, đề xuất, sáng kiến mới. Buổi chia sẻ mở trong một không gian đẹp là cơ hội để các thành viên cùng lên ý tưởng đóng góp cho sự phát triển của công ty.
- Chuyến thứ hai tổ chức vào đúng sinh nhật công ty vào tháng 5. Thường những chuyến đi thế này sẽ tổ chức theo format của chương trình Amazing Race và kết thúc bằng buổi tối Gala lớn để các thành viên thể hiện năng khiếu đặc biệt.
- tôi nhận thấy mỗi cá nhân trong công ty thân thiết với nhau hơn.
- Còn chuyến thứ ba là cuộc xuất ngoại tổ chức vào tháng 9.
- tỷ lệ nghỉ việc của PYS cao hơn trung bình ngành do có sự biến đổi lớn về văn hóa và nhân sự.
- Nhưng điều này không khiến tôi quá lo lắng.
Mọi người thấy mô hình này lợi hại chưa? Đố cả nhà biết tại sao "tỷ lệ nghỉ việc của PYS cao hơn trung bình ngành"?
Vì ở các tầng sâu nhất nhân viên chưa hiểu được văn hóa doanh nghiệp của PYS và như anh Cường nói, văn hóa doanh nghiệp của PYS chỉ mới được biểu hiện ở tầng ngoài cùng. Mà hoạt động ở tầng sáu thì chưa phải là giá trị cốt lõi của văn hóa. Anh cho em thêm ý kiến ạ?
Pingback: Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 3: BSC – Chiến lược và cuộc họp hội đồng kiến trúc Doanh nghiệp | Blog quản trị Nhân sự