(Tiếp bài trước: https://goo.gl/sWcfsb ) Sếp ở bển về! Ai cũng vui mừng. Chả gì thì sếp là linh hồn của công ty. Sếp lên văn phòng chia cho mỗi bộ phận một gói quà. Phòng Nhân sự cũng có một gói. Hắn được quà nên mừng lắm. Hắn tính vào hỏi sếp mấy việc hắn giao, không biết sếp quyết thế nào. Nhưng hăn để từ từ, chả gì sếp mới về. Hơn nữa việc nào quan trọng, gấp thì sếp biết tự điều phối, không đến lượt hắn. Việc của hắn quan trọng nên hắn chắc chắn sếp sẽ gọi hắn vào sớm thôi.
Quả đúng thế thật, đang ăn cái bánh thì tiếng em trợ lý lanh lảnh “Anh Cường! Vào sếp gọi”. Hắn hỏi : “Điện thoại có sao không gọi mà cứ gọi trực tiếp zậy?”. Em trợ lý thủng thẳng bảo: “Phòng gần, tiện em đi bộ luôn”. Hắn dùng thuật “hai chân đi bộ” phóng tới phòng sếp. “Báo cáo sếp! Em có mặt”. “Ừ! Cái vụ tuyển trưởng phòng Bảo kê. Tôi nghĩ rồi. Giờ chưa quyết được!”. Hắn “Ôi giời!” thầm trong bụng. Sếp vẫn nói: “Cậu liên hệ với các ứng viên rồi yêu cầu họ làm BÀI TẬP nhé. Đề bài là nếu làm trường phòng Bảo Kê, anh sẽ làm gì ?”. Hắn: “Anh ơi! Các ứng viên của mình toàn ứng viên BỊ ĐỘNG mà?”. “Thế mới cần cậu. Về nghĩ đi nhé!”.
Hắn đi về phòng. Sếp hắn quả cao tay. Tuy nhiên cái chiêu BÀI TẬP VỀ NHÀ này không phải ai cũng áp dụng được. Hắn hiểu rằng có những ứng viên thực sự cao cấp và họ có những kinh nghiệm dày dạn trong phỏng vấn và công việc. Thật không dễ để tìm ra cái cần tìm trong ma trận họ giăng ra. Cái nào thật, cái nào giả? Rất nhiều trường hợp ứng viên có tài "chém" rất hay nhưng khi vào làm thì không được việc. Thật khó khăn. Không những vậy, nhiều khi có đến lớn hơn 2 ứng viên đều đạt chuẩn. Và lúc đó nếu hắn là sếp cũng khó khăn lựa chọn. Yêu cầu lập kế hoạch (Plan) là một cách tốt để đánh giá thêm một lần nữa thái độ, logic và kiến thức của ứng viên.
Áp dụng cách này, ứng viên sẽ có 2 phản ứng:
1. Không làm vì:
- Không có thực lực
- Hoặc không có thời gian (mong muốn) làm
2. Làm với:
- Nghi ngờ (làm có chừng mực) công ty muốn học hỏi hoặc ăn cắp ý tưởng
- Nhiệt tình trách nhiệm nhất có thể
Thôi sếp đã bảo rồi thì ta làm. Bốc điện thoại lên, sử dụng kịch bản có sẵn, hắn bắt đầu gọi điện cho các ứng viên của hắn và hẹn gặp.
Sau vài buổi café, hắn cũng tìm ra được nhu cầu thật của ứng viên và khéo yêu cầu họ làm cái kế hoạch gửi cho sếp. Sếp nhận được kế hoạch mới ngạc nhiên hỏi hắn: “Cậu giỏi đấy. Làm thế nào mà các cậu ý viết cái này?”. Hắn trả lời: “Dạ! Em vẫn tiếp mạch kịch bản của lần trước anh và em đi gặp họ (Kịch bản tìm kiếm tham vấn của chuyên gia). Em gọi điện hẹn gặp thêm 1 lần nữa (lần 3) để nhờ họ giúp giảng cho cách lập kế hoạch.
Trong buổi gặp lần 3 này, ngoài việc gợi và nhờ làm kế hoạch, em cũng nhân tiện tìm hiểu xem tổng thu nhập của 2 anh đó là bao nhiêu”. “Cậu kể cụ thể hơn đi.”
Hắn tiếp tục kể: “Trong buổi gặp với anh Long điên, em nhờ lập kế hoạch anh ấy nói: “Anh thấy...hơi buồn cười. Em không cung cấp tí gì thông tin mà lại muốn lập kế hoạch: bao nhiêu nhân viên, mục tiêu của phòng là gì, thế mạnh của công ty là gì... Cái kiểu ra đề bài chung chung rồi bảo trả lời ngay này là làm khó người khác. Anh có cảm giác chú nghĩ chuyện Bảo Kê quá đơn giản, muốn là được chỉ bằng vài lời chém gió. Nếu anh đem cái mớ lý thuyết ra nói cũng 1 cách chung chung thì cũng ổn, nhưng anh thấy không nghiêm túc”. “Vâng! Thế anh cần thông tin gì để em nói”. “Chú cứ cho anh 1 cái bản “Brief department” (Bản sơ lược giới thiệu về phòng) rồi anh gửi cho cái plan (kế hoach).”
‘
Hắn bảo sếp: “Em thấy anh ý có vẻ nghi ngại khả năng bị...lợi dụng và đánh cắp các ý tưởng. Còn với Dũng khùng thì nhiệt tình hơn. Anh ấy chủ động hỏi thêm thông tin như phân tích thị trường, các định hướng phát triển …Sau đó anh ý hướng dẫn cho em viết kế hoạch. Sau cũng nhân đà nói chuyện, em nhờ anh ý làm lại cái kế hoạch theo những gì trao đổi.”
Sếp gật đầu: “Nhiều ứng viên hay nghĩ ngợi. Chắc họ cũng biết
1. Nếu đã được mời làm kế hoạch tức là rất quan trọng
2. Kế hoạch đó chưa chắc đã dùng được
3. Từ ý tưởng tới thực tế không dễ
Thực ra quan trọng chủ yếu để đánh giá thái độ và xem lại đúng là họ có làm được những cái đó không thôi”.
Sếp chốt: “Thôi để tôi xem kế hoạch của 2 ứng viên rồi sẽ báo cậu sau”. Hắn: “Anh ơi! Trong lần nói chuyện trước, em thấy anh có vẻ thích cậu ứng viên nội bộ tên Hải cơ mà”. “Ờ! Tôi đang có ý tưởng sẽ mời ứng viên bên ngoài vào để đào tạo cho cậu Hải. Vừa được việc và cũng tốt cho tương lai”. Hắn thốt lên: “Quá hay anh ạ!”.
Còn tiếp!
Nguyễn Hùng Cường | Kinhcan24
HRM Blogger / HRM Consultant / KM for HrShare Community at Blognhansu.net.vn