Nháy mắt đã hết mấy ngày Tết Độc Lập, mai lại phải đi làm rồi. Nhân lúc chiều thành thơi tôi giở luật lao động ra đọc. Đọc thêm một lần thì vỡ thêm 1 điều. Thế là tôi liền viết luôn mấy dòng kẻo quên, cũng tiện khoe và hỏi cả nhà xem điều tôi vừa phát hiện có đúng không ? Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi: Học việc xong mới đến thử việc có được không ?
Theo cả nhà có được như vậy ? Tôi thì nghĩ mọi người bảo được. Thực tế mọi người hay lách như vậy. Ví dụ như một số cách lách sau:
- Công ty 100% vốn nước ngoài ký hợp đồng học việc 90 ngày, hết thời gian học việc công ty ký tiếp hợp đồng thử việc 60 ngày.
- Doanh nghiệp cho người lao động học việc 1 tháng, sau đó cho thử việc tiếp một tháng mới được ký hợp đồng chính thức và tiến hành tham gia BHXH, ăn lương ra nghề ( lao động phổ thông). Sau đó không tăng lương thêm 7% cho NLĐ với lý do là chỉ tăng thêm 7% cho NLĐ nào đạt thời gian học việc , còn nếu kg sẽ phải kéo dài thời gian, có NLĐ phải thử việc đến 5,6 tháng.
- Ngân hàng A ký hợp đồng học việc 4 tháng, thử việc 2 tháng.
Nói chung đủ cả. Không thiếu loại hình doanh nghiệp nào. Ai cũng lách bằng cách này cả. Nhưng ... mọi người hãy đọc bài viết này. Trong luật lao động có 2 điều quy định về Học việc hay còn gọi là Học nghề.
Điều 59. Học nghề và dạy nghề
1. Người lao động được lựa chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu việc làm của mình.
2. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện thành lập cơ sở dạy nghề hoặc mở lớp dạy nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và đào tạo nghề cho người học nghề khác theo quy định của pháp luật dạy nghề.
Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.
3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Anh chị em có thấy cái chỗ tôi in đậm không ? Khoản 3 điều 61 đã quy định rõ rằng: học việc xong thì phải ký hợp đồng lao động. Tuy nhiên luật lại thòng thêm : "khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này". Tôi tiếp tục tra thêm: đủ điều kiện nào thì mới được ký hợp đồng lao động ? Điều kiện với người lao động hay sử dụng lao động hay cả 2?
Tạm dừng ở đây, chúng ta nói qua một chút về Thử việc. Luật lao động có 4 điều nói về Thử việc:
Điều 26. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.
Điều 27. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Trong các quy định về thử việc thì người lao động thử việc xong có thể được nhận hoặc không. Nhưng Học việc thì chắc chắn phải được nhận (khi đủ điều kiện theo luật). Tôi cũng không tìm thấy ở đâu có quy định học việc xong phải thử việc cả. 4 điều trên cũng không quy định. Khoản 1 điều 26 nói rằng thử việc là thỏa thuận giữa 2 bên. Mà đã là thỏa thuận thì không bắt buộc theo luật định.
Giờ chúng ta quay lại tìm hiểu xem Đủ điều kiện ký hợp đồng lao động là như thế nào ? Tôi tìm thấy điều 8 : Các hành vi bị cấm có khoản 5, 7:
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Phải chăng đây là điều kiện mà điều 61 đã nói ở trên. Tức là:
- Phải có chứng chỉ nghề quốc gia nếu làm việc cần chứng chỉ nghề.
- Phải thành niên ( Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. - điểu 161) hoặc chưa thành niên nhưng đúng luật.
Ngoài ra có điều 17: Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Điều này có bổ sung thêm 1 tẹo:
- Phải tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
- Phải tuân theo thỏa ước lao động (tức là thỏa ước có gì thì phải tuân theo thế).
- Phải tuân theo đạo đức xã hội.
Tồi tìm hết thì thấy có Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;
b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;
c) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;
d) Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.
Điều này có một số chỗ giống như điều kiện:
- Công việc phải là công việc không bị pháp luật cấm.
- Người ký kết hợp đồng phải là người đúng thẩm quyền.
Cái ý thứ 2 có vẻ nhưng không phải điều kiện để ký hay không mà là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực hay không có hiệu lực.
Tiếp tục kéo chuột xuống dưới thì luật có thêm quy định trao đổi sử dụng lao độn chưa thành niên đúng luật.
Điều 163. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên
1. Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;
5. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.
Điều 164. Sử dụng lao động dưới 15 tuổi
1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:
a) Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;
b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;
c) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
3. Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 165. Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên
1. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
c) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
d) Phá dỡ các công trình xây dựng;
đ) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
e) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;
g) Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên.
2. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm g khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.
Thôt chốt lại: Học việc xong thì phải ký hợp đồng lao động (loại gì tùy thuộc loại hình công việc) miễn sao phải đủ điều kiện. Theo tôi thì đủ điều kiện tức là cả 2 bên phải đáp ứng.
Đối với người lao động:
- Phải có chứng chỉ nghề quốc gia nếu làm việc cần chứng chỉ nghề.
- Phải thành niên ( Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. - điểu 161) hoặc chưa thành niên nhưng đúng luật (nằm trong danh sách của bộ).
- Phải có sức khỏe phù hợp hoặc nếu không phù hợp (khuyết tật) thì phải đúng luật (nằm trong danh sách của bộ)
- Phải tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
- Phải tuân theo đạo đức xã hội.
Còn đối với người sử dụng lao động:
- Phải tuân theo thỏa ước lao động (tức là thỏa ước có gì thì phải tuân theo thế).
- Phải tuân theo đạo đức xã hội.
- Công việc phải là công việc không bị pháp luật cấm.
- Người ký kết hợp đồng phải là người đúng thẩm quyền.
Học việc thì có thể trả lương hoặc không? Đơn vị đào tạo không cần phải có đăng ký nếu đào tạo cho mình. Thời gian học việc không quy định rõ cụ thể nên bao nhiêu cũng được.
Còn Thử việc thì khác: thử việc xong thì có thể ký hợp đồng lao động hoặc không ? Thử việc có thời gian hạn định, có tiền lương.
Không biết kiến của anh chị em ra sao ?
Học việc và học nghề khác nhau đấy em, doanh nghiệp vắt óc mới ra được chữ này, luật chưa làm được gì nó đâu, thích thì vào học việc sau đó thử việc không thì thôi
@Hường Hồng Sơn: anh có thể chia sẻ thêm sự khác nhau giữa học việc và học nghề không ?
học nghề thì phải thêm 7% lương bhxh, học việc thì xù.
Bên mình thì vẫn có học việc 04 tháng và thử việc 02 tháng. Trong Luật đang quy định về học nghề, tập thể theo Luật Lao động và Việc làm còn không có khái niệm học việc. Nếu nói như tác giả học việc là học nghề thì quan điểm của mình là không đúng.
1. Nếu tác giả tham khảo định nghĩa của Luật dạy nghề thì sẽ thấy khái niệm về dạy nghề và học nghề khác với học việc.
2. Thường thì khi học việc không ký hợp đồng học việc mà là hợp đồng cộng tác viên – hợp đồng dân sự. đây cũng là nhu cầu của Doanh nghiệp không thể nói là chúng ta lách luật, chúng ta cần đến đâu thì chấp nhận chi phí mức ấy. Luật chưa quy định là luật đi sau thực tế và không phản ánh đúng quan hệ gữa NLđ – NSDLđ
Học việc và học nghề có sự khác nhau:
– Nói chung về dạy nghề, học nghề thì người học thường phải trả chi phí cho việc nay.
– Học việc thì có thể người học phải trả chi phí, nhưng cũng có thể người đào tạo trả chi phí (vì học vừa làm vừa học việc nên tạo ra sản phẩm).
– Để dạy nghề, học nghề thì cần cơ sở pháp lý: đăng ký để được công nhận đủ điều kiện dạy nghề (có thể các doanh nghiệp tự tổ chức điều kiện cho việc dạy nghề) “khuyến khích NSDLĐ có đủ điều kiện” – chú ý là có đủ điều kiện nhé.
– Học việc thì không cần cơ sở pháp lý thừa nhận, chỉ là sự thỏa thuận (dân sự) giữa hai bên.
Tóm lại học việc là phương án rất hay khi doanh nghiệp áp dụng để tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình và còn có sự “tiện lợi” khác nữa !!!!.
Tôi lại đồng ý với ý kiến của anh Cường. Theo như anh Cường trích dẫn:
“Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.”
Như vậy, căn cứ theo luật lao động, chúng ta hoàn toàn có thể ký hợp đồng học nghề (không cần đăng ký hoạt động dạy nghề), sau đó ký hợp đồng lao động.
Việc phân biệt “học nghề” và “học việc” có lẽ không cần thiết trong trường hợp này, không biết ý kiến các anh chị khác thế nào?
K/g anh Hùng Cường.
Em thấy một số từ ngữ trong Luật lao động chưa cụ thể đầy đủ cho lắm, khi dùng từ “dạy nghề”, “học nghề” chứ không đề cập đến “học việc”
Trong khi e cũng chưa thấy khái niệm nào cho biết học nghề là học việc trong Luật
Vậy theo cá nhân em thì học việc xong thử việc thì vẫn là hình thức lách luật của DN và ko sai Luật ạ
Có j a phản hồi giúp e ạ, cảm ơn anh vì đã thông tin
Hi all,
Nếu học việc không phải là học nghề thì bất cứ ai vào học việc sẽ coi như là vào làm việc. Nếu không ký 1 trong các loại hợp đồng sau:
– Lao động
+ Có thời hạn
+ Không thời hạn
+ Mùa vụ
– Dịch vụ
+ Khoán
+ CTV
– Thử việc
Nếu không ký thì sau 1 thời gian vào làm việc sẽ được coi như ký hợp đồng lao động không xác định.
Brgs
HC
Điều 214 Bộ Luật Hình sự quy định Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Lẽ ra có hiệu lực từ 01/7/2016 nhưng Quốc hội lùi thời hạn lại, khả năm vào 2017. Coi chừng đi tù vì lách luật BHXH, BHYT.
công ty mình mới thanh tra bảo hiểm xong đây và mình được tư vấn là những trường hợp thử việc quá thơi gian mà chưa tham gia bảo hiểm thì mìnhsửa thành hợp đồng học việc dc nhé
Bạn được bên thanh tra tư vấn à? @@
Kính chào các anh/chị, em có một câu hỏi nhỏ mong các anh/chị góp ý ạ.
Nếu lao động đã ký HĐ học việc, hết thời gian học việc (1, 2 tháng) ký HĐ giao khoán có được không?
Cảm ơn anh/chị!
Pingback: Mẫu hợp đồng học việc, thử việc, học nghề | Blog quản trị Nhân sự