Dân cộng đồng Nhân sự có nhiều bọn thuộc loại “Khuyết tật tri thức vĩnh viễn” ???

He he. Số tôi có duyên nên hay đọc được những bài kiểu như ở dưới đây. Tôi thấy quan điểm này hay hay và nói về giới làm nghề Nhân sự (chắc là ở Hà Nội) nên mang về đây cho mọi người cùng bàn. Quan điểm này là của bạn Trần Văn Hải - nick là Hải Thiếu Gia - chủ nhiệm HRGlobal. Qua quãng thời gian follow theo Hải thì thấy hình như Hải đã học xong Thạc Sỹ. ACE có ai thuộc bọn "Khuyết tật tri thức vĩnh viễn" không ?

“CỘNG ĐỒNG NHÂN SỰ - KHUYẾT TẬT TRÍ THỨC”

Mấy hôm nay xôn xao vụ sinh viên Đại Học Ngoại Thương, mặc dù mình là Dân Kinh Tế Quốc Dân (ngôi trường ít nói nhưng lượng GS, Tiến Sỹ Kinh tế thì tất cả các Trường Kinh tế # cộng lại không bằng) mình cũng không thích FTU nhưng khách quan mình có ý kiến thế này:

1/ Trường Ngoại Thương hiện nay là có thể nói là một trong các trường ĐH Top đầu ở Việt Nam, hàng năm sinh viên ra trường đã thể hiện năng lực công việc, vị thế năng lực của họ đã được khẳng định ở các Doanh nghiệp. Việc đậu ở trường ĐH Top đầu cũng có cho thấy họ có sự tự hào của ngôi trường của họ, từ đó có thương hiệu cá nhân và thuận tiện hơn trong công việc. Sinh viên mới ra trường cũng phải có cái họ không biết, và mình sẽ phải hướng dẫn họ nếu cần thiết.

Thế nên các em Học sinh Phổ thông nên đầu tư học, học càng giỏi, vào càng trường danh tiếng càng tốt, còn các em là sinh viên đang theo học thì cố gắng học cho tốt, học càng giỏi càng tốt, bằng càng đỏ càng tốt.

(Cái số 2 này là tôi thêm vào vì thấy 1, 3 mà không có 2) 2/ Một số HR (Nhân sự) a rua việc họ TUYỂN DỤNG nhân sự không cần bằng cấp, không khuyến khích ứng viên học các trường Đại Học tốp đầu, điều này cho thấy HR này làm hỏng Tổ chức/Doanh nghiệp vì khi chưa đánh giá được năng lực làm việc thì bằng cấp là tiêu chí quan trọng, họ đã sơ loại đi các ứng viên họ cho là không phù hợp với tổ chức. Những HR học hành chưa đến nơi đến chốn, gọi là dặt dẹo hay theo mình gọi là KHUYẾT TẬT TRÍ THỨC, suốt ngày Khung năng lực, Lương 3P.. mà lại bảo Bằng cấp không quan trọng, không có cái nền, cái cơ sở thì làm sao có cái “mầm tốt” được.

3/ Việc học lên cao cũng vậy Thạc Sĩ,/Tiến Sĩ, nếu bạn có khả năng, có năng lực thì việc học lên càng cao càng tốt, cơ hội của bạn càng lớn, tôi nói cho các bạn nghe là bạn muốn học lên, bạn phải thi và chuyện đó không dễ dàng tý nào cả, tỷ lệ chọi ngang ngửa với thi Đại Học. Trong điều kiện bị chế thì bạn phải chịu, nhưng nếu bạn mà có khả năng, muốn công việc của mình tốt hơn thì nên đi học (ngoài lên giảng đường, đó là quảng thời gian cực kỳ thú vị), cũng không nên comment ý kiến là tôi học thế đủ rồi, kiến thức là mênh mông, học bao giờ cho đủ. Nếu xem xét kỹ, thì mấy anh chị này học hành cũng không đến nơi đến chốn, hoặc là Trung cấp hoặc là Cao đẳng hoặc là trường đào tạo ra cũng không có tiếng tăm gì cả (tốp bét bảng), chỉ rình rình là đớp sau lương người khác, kiểu như là chó rông chạy ngoài đường ấy. Sau này những người này có may mắn lên vị trí cao, thì cũng không dám tuyển những nhân viên học lực tốt, trường hàng đầu vào vì sợ mất uy, và thế là tổ chức mất đi 1 nhân sự tốt, tuyển về 1 nhân sự tồi. Và tôi liệt kê anh chị này vào loại “ Khuyết tật trí thức viễn viễn”.

Dân Cộng đồng nhân sự hiện nay có rất nhiều thuộc 2 loại trên và tôi nói luôn Bọn này thuộc loại “Khuyến tật trí thức viễn viễn” nên dặt dẹo thì được thôi, họ gặp bạn họ luôn phải cúi đầu. Trí thức chính là giá trị con người bạn.

Thế nên, bạn cần phải học nữa học mãi và thay bằng việc đi xem người khác thế nào thì đầu tư học thêm.

Lời bình: Chắc bạn Hải đang muốn nói đến cộng đồng Nhân sự chúng ta có
- Loại 1: HR học hành chưa đến nơi đến chốn mà lại bảo Bằng cấp không quan trọng.
- Loại 2: HR là Trung cấp hoặc là Cao đẳng hoặc là trường đào tạo ra cũng không có tiếng tăm gì cả (tốp bét bảng), chỉ rình rình là đớp sau lương người khác, kiểu như là chó rông chạy ngoài đường ấy
>> Và có rất nhiều người trong chúng ta thuộc 2 loại trên và được gọi là "Khuyết tật trí thức viễn viễn" (chỗ này có thể hiểu là "Khuyết tật trí thức vĩnh viễn")

Tôi chắc thuộc loại này rồi. Học thì tốt nghiệp ĐH Thương Mại (chắc không phải trường đầu bảng), ngành thì không phải Quản trị Nhân lực, chứng chỉ thì chỉ đi học mót của Eduviet, tuyển thì không care đến trường lớp lắm. Haizz. Phải cố hoàn thành cái Thạc Sỹ Nhân lực mới được.

Tái bút: xin mạn phép share quan điểm của Hải (tác giả) vì thấy để chế độ public và cho phép share. Thanks

13 thoughts on “Dân cộng đồng Nhân sự có nhiều bọn thuộc loại “Khuyết tật tri thức vĩnh viễn” ???

  1. 1. Cái quan trọng nhất thái độ làm việc như thế nào và theo mình là Hải nên kiềm chế hơn, tiết chế bớt những cảm xúc vì bài viết này mang tính bức xúc nhiều quá.
    2. Khuyết tất không có nghĩa là không thể vươn lên và không thể không thành công như những người có đầy đủ mọi thứ.
    3. Mạn phép cho hỏi Hải học K bao nhiêu KTQD vậy?

  2. Võ Tấn Nhiên 07.06.2015 at 01:56 - Reply

    Chào tất cả anh chị em CLB Cộng Đồng Nhân Sự!
    Đã khá lâu mình không tham gia cùng với diễn đàn Nhân sự, CLB Nhân sự (vì quá bận rộn với công việc).
    Hôm nay, khi lên diễn đàn mình thất anh Cường có share bài viết “CỘNG ĐỒNG NHÂN SỰ – KHUYẾT TẬT TRÍ THỨC” sau khi đọc xong mình có vài suy nghỉ và xin chia sẽ với ACE như sau:

    Theo kinh nghiệm của bản thân mình sau 15 năm làm trong nghề quản trị nhân sự ( 1 năm làm nhân viên, 7 năm làm trưởng phòng nhân sự, 7 năm làm giám đốc nhân sự)
    Mình chỉ xin chia sẽ thông tin về phương pháp + Công thức để tuyển dụng nhân sự phù hợp cho Công ty rất đơn giản như sau:
    1. Đánh giá & lựa chọn nhân sự phù hợp cho tấc cả các vị trí tuyển dụng = Kiến thức + Kỹ Năng + Thái độ.
    => Công thức này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả trong công tác tuyển dụng.
    Ví dụ: Một nhân viên tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị nguồn nhân lực (kiến thức tốt) + các kỹ năng mềm làm việc không tốt và “thái độ” không tốt (VD: tính cách không trung thực, xem thường người khác, tự cao, …) thì chắc chắn rằng bạn nhân viên đó sẽ bị loại bỏ ngay từ đầu sau vòng sơ tuyển.

    Nếu Công ty có quy mô lớn, sau khi có hệ thống từ điển năng lực bài bản thì vấn đề tuyển dụng sẽ dựa vào từ điển năng lực cho từng vị trí.

    P/s: Các ACE muốn hiểu sâu hơn về công thức đánh giá này có thể liên hệ với mình qua email.

    2. Trong công tác tuyển dụng nhân sự có những vấn đề cơ bản như sau:
    – Các yếu tốt về khả năng có thể tuyển chọn được ứng viên là: Giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức và năng lực => I Can do the Jop.
    – Các yếu tố về khả năng phù hợp của ứng viên là: Cá tính, hành vi, thái độ, sở thích nghề nghiệp, mối quan tâm, sở thích công việc => I will do the jop.

    Như vậy, có nhiều bạn không học đúng ngành quản trị nguồn nhân lực nhưng nếu có đam mê, ham học hỏi thì mình nghĩ các bạn sẽ thành công.

    Còn vấn đề bài viết “CỘNG ĐỒNG NHÂN SỰ – KHUYẾT TẬT TRÍ THỨC” sau khi đọc xong mình không biết phải có ý kiến như thế nào. Vì mỗi người có một đam mê, một sở thích.
    Giống như mình khi học đại học mình đâu có học quản trị nhân sự nhưng khi đi làm, mình thấy đam mê, mình đầu tư nghiên cứu nhiều về QTNS. Cuối cùng, khi đi xin việc, Cty cũng chỉ chọn mình vào làm GĐNS thôi. Khi ngồi ghế GĐNS thì mình phải giúp được cho HĐQT, TGĐ hoạch định được ” Bản đồ chiến lược phát triển Công ty” …

    Thân chào!

    • Em chào anh!
      Em là Hoa, em mới vào làm nhân sự. Thật sự thì ngành em học trước đó không liên quan đến nhân sự, nên hiện tại, em còn rất nhiều bỡ ngỡ và phải học hỏi nhiều.
      Anh có thể nói rõ cho em về hệ thống từ điển năng lực mà anh đề cập ở trên được không ah?
      Em đang làm công ty tư nhân, nhỏ thui ah!
      Nhưng muốn học hỏi thêm từ anh.
      Vậy kính mong anh có thể dành thời gian quý báu của mình để chia sẻ kinh nghiệm cho em được ko ah?
      Anh vui lòng, gửi vào mail : [email protected] giúp em ah!
      Em xin chân thành cảm ơn anh!

  3. Đọc xong mình không hiểu sao bạn này có thể làm đến TPNS, lại còn chủ nhiệm HR global à? Liệu có phải mục đích là kiếm mấy em còn non nớt tham gia mấy lớp excel tính lương ko? Quan điểm khác nhau là chuyện bình thường, anh đúng chưa chắc người khác đã sai. Nhưng có vẻ ai ko đồng ý với anh ta thì anh ta xếp ngay vào dạng *ngu 1 cách sâu sắc* * chó chạy rông ngoài đường* “Học hành đến nơi đến chốn” mà ăn nói vậy đó. Cứ theo cách lý luận kiểu nghĩ ngắn của anh này thì tri thức cứ phải đi học ở trường mới có. Bạn nào thạc sĩ trường xịn nước ngoài vào cười anh này hộ tớ phát chắc anh chàng mới tâm phục khẩu phục mà ” phải ngước lên nhìn” :))

  4. Theo phân tích của a này mình thuộc loại “Khuyết tật tri thức vĩnh viễn” nhưng vị trí mình đang ngồi thì những người không khuyết tật theo sự xếp loại của a (tiền nhiệm trước mình) lại bị sa thải vì không làm được việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *