Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì – update 2015?

Gần năm mới rồi, tự nhiên thấy mọi người quan tâm tới câu hỏi: "Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì ?" và cũng nhân tiện đọc Luật việc làm 2015 nên tôi có thêm mấy update mới. Người lao động giờ bị thiệt thòi hơn. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại Luật Việc làm (Điều 49: Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp), NLĐ chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện có phần chi tiết, khắt khe hơn so với quy định hiện tại, cụ thể:

Khi chấm dứt HĐLĐ, trừ các trường hợp sau đây:
- NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật;
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

( Tức NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc trái pháp luật sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.)

Sai luật hay trái luật là như thế này:

Điều 41. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật : Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng các quy định tại Điều 37, Điều 38 và Điều 39 của Bộ luật này.

Điều 38, 39 dành cho người sử dụng lao động còn điều 37 là:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn; ít nhất 3 ngày làm việc nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

>> Như vậy từ năm sau trở đi (bắt đầu từ 1/1/2015), nhân viên mà làm đơn xin nghỉ việc, đã gửi đơn lên công ty (update 20/12/2016) nhưng:
- tự ý nghỉ việc trước khi đủ số ngày theo luật
- hoặc không đúng lý do theo luật (Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn. Còn hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì không cần lý do phù hợp với luật - update 20/12/2016)
thì đến bảo hiểm thất nghiệp cũng không được hưởng. Và bị 1 số thứ như bài viết: http://blognhansu.net/2014/02/06/nghi-viec-thoi-viec-khong-dung-luat-khong-dung-ly-do-khong-bao-truoc-du-so-ngay-thi-bi-gi/.

- không được trợ cấp thôi việc
- bồi thường nửa tháng lương
- bồi thường tiền lương những ngày không báo trước
- hoàn trả chi phí đào tạo

( Update 20/12/2016: Tuy nhiên nếu tự ý nghỉ việc rồi nghỉ hẳn thì sẽ bị khép vào hình thức sa thải. Nếu bị sa thải thì vẫn nhận được Bảo hiểm thất nghiệp. Ví dụ:

Bào Người Lao động: 19/12/2016 22:11
Phú Hảo (binhnguyendo59@gmail.com) hỏi: “Đồng nghiệp của tôi đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được 3 năm. Vừa rồi, do nghỉ quá 20 ngày không có lý do cộng dồn trong 1 năm nên bị sa thải. Trường hợp này có được hưởng BHTN không?”.

Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM trả lời: Điều 9 Luật Việc làm quy định người lao động đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện: Chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng); thời gian đóng BHTN thỏa mãn các quy định của từng loại HĐLĐ. Như vậy, sau khi chấm dứt HĐLĐ vì bị sa thải, nếu có nhu cầu hưởng BHTN thì trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, đồng nghiệp của anh Hảo có thể nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm để được giải quyết hưởng BHTN theo quy định.

Ngoài ra cũng có nơi coi tự ý nghỉ việc (bỏ việc) không xin phép thì coi như NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; Mọi người tham khảo thêm bài viết này: Nghỉ việc quá 5 ngày áp dụng sa thải hay người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật ? - https://goo.gl/yoeWv9 )

Chi tiết theo điều 43:

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Haizzz. Năm 2015 sóng gió. Một số link liên quan:
1. Luật số 38/2013/QH13 của Quốc hội - Luật việc làm: http://datafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet?filePath=vbpq/2013/12/38_vieclam.pdf
2. Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì ?: http://blognhansu.net/2014/02/06/nghi-viec-thoi-3. viec-khong-dung-luat-khong-dung-ly-do-khong-bao-truoc-du-so-ngay-thi-bi-gi/
4. Chú ý viết lý do xin nghỉ việc cẩn thận kẻo mắc oan: http://blognhansu.net/2014/01/08/chu-y-viet-ly-do-xin-nghi-viec-can-than-keo-mac-oan/
5. Bảng so sánh điểm mới của BHTN trước và sau 1/1/2015: http://blognhansu.net/2014/10/21/bang-so-sanh-diem-moi-cua-bhtn-truoc-va-sau-1-1-2015/

Bảng so sánh bảo hiểm thất nghiệp cũ và mới 2015:

30 thoughts on “Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì – update 2015?

  1. Dear Cường,

    Đối với trường hợp nghỉ việc trước thời hạn nhưng có sự chấp thuận của cấp trên thì có được coi là nghỉ việc hợp lệ để hưởng BHTN hay không?

  2. Cường mới nhận được phản hồi của anh Vinh, cả nhà tham khảo nhé:

    Gửi anh Cường,

    Không phải từ năm sau mà theo em thì đã áp dụng từ khi Luật lao động 2012 có hiệu lực (Điều 43) anh ơi. Luật Việc làm đưa nội dung đó vào chỉ để làm rõ thêm vấn đề thôi.

    Đơn vị em đang công tác hiện tại đã truyền thông các quyền & nghĩa vụ liên quan đến việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ cho NLĐ được biết.

    Trân trọng

  3. Phan Hương 06.03.2015 at 15:48 - Reply

    Dear a Cường,
    Theo ý anh thì những trường hợp sau là NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng vi phạm luật:
    “- tự ý nghỉ việc không báo trước
    – hoặc báo trước không đủ số ngày
    – hoặc không đúng lý do”
    Xin anh nêu rõ hơn “tự ý nghỉ việc không báo trước” ở đây khác với mục 3, điều 126 luật lao động về kỷ luật sa thải như thế nào được không?

    • Hi chị,

      Thành thật xin lỗi chị. Cường xác nhận mình đã nhầm và đã sửa dòng tự ý nghỉ việc không báo trước. Tự ý nghỉ việc không báo trước = kỷ luật sa thải. Cho nên vẫn được hưởng BHTN.

      Cám ơn chị đã hỏi và góp ý.

      Brgs
      HC

  4. Nguoi lao dong ky hop dong lao dong 6 thang da lam hon 3 thang tu y xin nghi khg ly do chinh dang thi xu the nao .
    trong hop dong lao dong co viet neu khong lam viec du thoi gian thi bi phat 1 thang luong

  5. Hậu Nguyễn 23.04.2015 at 14:37 - Reply

    Anh cho em hỏi Cty em chỉ ký HĐLĐ 1 lần duy nhất với thời hạn 1 năm kể từ 4/2013 đến 4/2014 là hêt hạn. Vậy bây giờ em làm đơn xin thôi việc có cần chờ đủ 30 ngày theo quy định không? Hay có thể yêu cầu cho nghỉ sớm nhất có thể

    • Hi bạn. Bạn cần làm đơn và thông báo trước 45 ngày bạn nhé. Vì sau tháng 4/2014 mà bạn vẫn đi làm tương đương việc bạn ký hợp đồng không xác định thời hạn rồi bạn ạ.

      Brgs
      HC

  6. Chào anh Cường,

    Anh cho em hỏi qui định phía dưới chúng ta nên hiểu là 45 ngày làm việc hay 45 ngày bình thường (kể cả thứ 7, chủ nhật)?

    3. Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

  7. Anh cho em hỏi qui định phía dưới chúng ta nên hiểu là 45 ngày làm việc hay 45 ngày bình thường (kể cả thứ 7, chủ nhật)?

    Read more: http://blognhansu.net/2014/12/19/nghi-viec-thoi-viec-khong-dung-luat-khong-dung-ly-do-khong-bao-truoc-du-so-ngay-thi-bi-gi-update-2015/#ixzz3kyA1OwGu
    Câu hỏi này trong bộ luật không nói rõ, nhưng vẫn đang ngầm hiểu là 45 ngày kể cả ngày lễ & chủ nhật tính từ ngày mình gửi đơn đúng kg Hùng Cường. Vui lòng cho biết thêm ý kiến về điều này.

    Cảm ơn Hùng Cường nhiều

  8. Trong trường hợp NLĐ báo nghỉ trước 30 ngày (HĐLĐ 1 năm), nhưng công ty cho nghỉ trước khi hết hạn 30 ngày thì lương của tháng làm việc cuối cùng đó có được tính đủ không? Cảm ơn anh.

  9. cho em hỏi, e ký HĐLĐ với cơ quan từ ngày 1/9/2015 đến 1/9/2016, nhưng em xin nghỉ việc vào 1/7/2016 nhưng thủ trưởng cơ quan không cho và làm gay gắt vs em, vậy nếu e nộp trước tg nghỉ 30 ngày (tức ngày 1/6/2015) thì cơ quan có quyền bắt e phải bồi thường và cho quyết định thôi việc k ạ

  10. Dear Anh Cường,
    Em còn một tháng nữa là hết thời hạn hợp đồng và em muốn thôi việc khi vừa kết thúc hợp đồng. Vậy quy trình xin thôi việc lúc này phải như thế nào? Có cần theo quy định viết đơn xin thôi việc trước 30 ngày không?
    Mong anh giải đáp thắc mắc giùm em!
    Cảm ơn anh

  11. Nguyễn Thị Thanh Lịch 25.07.2016 at 10:51 - Reply

    Anh cho em hỏi vấn đề sau với ạ:
    Công ty em là công ty may mặc, trong trường hợp công nhân nghỉ việc đúng luật (viết đơn và báo trước 45 ngày) thì theo luật, họ sẽ được hưởng toàn bộ lương (lương sản phẩm + tiền thưởng năng suất + thưởng chuyên cần..) hay họ chỉ được hưởng mỗi lương sản phẩm thôi ạ?

    Mong anh trả lời thư sớm hộ em. Em cảm ơn anh ạ.

    • Lương khoán, khi nghỉ việc có một hướng dẫn khác. Cường đã từng đọc qua nhưng rất tiếc là do không cùng lĩnh vực nên không đọc kỹ. Chị vui lòng thử search trên google xem sao.

  12. Pingback: Nghỉ việc quá 5 ngày áp dụng sa thải hay người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật ? | Blog quản trị Nhân sự

  13. em báo nghỉ trước 30 ngày nhưng giờ nghỉ sớm hơn 15 thì bị phạt như thế nào ạ?

  14. Huyền Trang 26.01.2019 at 11:50 - Reply

    Chào anh ạ, anh cho em hỏi hiện tại em đang làm công ty outsource. Em thông báo nghỉ từ tháng 1 để đủ tới cuối tháng là 30 ngày để nghỉ thì bên cty kêu là chờ cuối tháng 1 rồi ký đơn cho nghỉ luôn. Hiện tại e kêu cho e ký đơn thì bên cty lại kêu là giờ ký thì 30 ngày sau mới được nghỉ. Nếu giờ em nghỉ ngang khôg ký đơn, không bàn giao thì em có bị vô blacklist không ạ? Và nếu em bị vô blacklist thì sau này khó đi xin việc ạ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *