Báo cáo Harvard: 4 bí quyết nên lưu ý khi làm sếp

Đọc bài này: blogs.hbr.org/2014/07/your-bosss-work-life-balance-matters-as-much-as-your-own/ của Havard thấy hay hay nên tìm hiểu xem ở Việt Nam có ai dịch chưa ? Tìm qua tìm lại thì cũng thấy bài dịch của BizLIVE: bizlive.vn/thuong-truong/bao-cao-harvard-4-bi-quyet-thuc-day-hieu-suat-cua-nhan-vien-282765.html

Thân mời cả nhà cùng đọc (phần in nghiêng là tôi thêm vào để diễn giải):

Theo một nghiên cứu của đại học kinh doanh Harvard Business (nghiên cứu ở đây: hbr.org/web/assessment/2013/11/what-is-your-quality-of-life-at-work / Kinhcan thêm), chỉ 25% trong số 19.000 nhân viên trên khắp thế giới trả lời khảo sát cho biết sếp của họ có những hành vi khuyến khích thái độ làm việc tích cực tại công ty.

Trong 4.750 nhân viên ấy, 55% biết họ cảm thấy nhiệt huyết với công việc hơn, 77% cảm thấy hài lòng hơn, và khả năng trung thành với công ty cao hơn 1,15 lần.

Đáng kể nhất là gần 5.000 nhân viên kể trên cho biết họ tin tưởng gấp đôi vào lãnh đạo của mình.

Có lẽ những con số này hoàn toàn hợp lý. Báo cáo của Harvard dẫn lại một nghiên cứu trước đây của nhà nhân chủng học Lionel Tiger, cho biết trung bình một con khỉ đầu chó nhìn vào con đầu đàn cứ 20 – 30 giây một lần để nhận sự chỉ đạo.

(Only 25% of our survey respondents told us that their leaders model sustainable work practices. Those leaders’ employees are 55% more engaged, 72% higher in health well being, 77% more satisfied at work, and 1.15 times more likely to stay at the company. They also reported more than twice the level of trust in their leaders. - KC)

“Con người cũng không khác nhiều lắm. Họ thường noi gương người quyền lực nhất trong các tình huống để tìm ra hành vi nào là phù hợp, hành vi nào thì không”, báo cáo nhấn mạnh.

Tạp chí Inc đã tóm tắt lại 4 điểm đáng chú ý nhất trong nghiên cứu của Harvard về phong cách lãnh đạo cần có của chủ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hiệu suất của nhân viên.

Khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi, làm gương trước tiên

Bạn có thường động viên nhân viên ăn trưa ngoài văn phòng, thỉnh thoảng nghỉ giải lao, hay có những kỳ nghỉ dài ngày?

Nếu chưa thì bạn cần làm luôn cả ba điều ấy.

Những việc này không chỉ đảm bảo nhân viên làm việc chăm chỉ hơn, hiệu quả hơn sau đó, dẫn đến nguồn tiền dồi dào hơn chảy vào túi công ty, mà nó còn giữ chân nhân viên lại với tổ chức.

“Trong khảo sát của chúng tôi, những nhân viên có lãnh đạo thường xuyên động viên họ nghỉ ngơi trung thành hơn 1,1 lần, nhất là khi sếp của họ làm gương trước”, báo cáo viết.

(Sure enough, employees in our study were 1.1 times more likely to stay with an organization if they had bosses who actively encouraged them to take breaks during the workday and use their vacation days, and if they modeled these behaviors themselves. - KC)

Đừng gửi email cho nhân viên vào cuối tuần

Nếu bạn gửi email cho nhân viên vào cuối tuần hoặc lúc tối khuya, bạn nghĩ mình đang gửi thông điệp gì cho họ?

Kệ cả khi bạn đã tuyên bố “mọi người không cần phản hồi ngay trong cuối tuần đâu”, bạn nghĩ những người dưới quyền bạn sẽ làm gì?

“Một lần nữa, hành động có giá trị hơn lời nói. Kể cả khi bạn có thói quen viết email vào mọi lúc, hãy giữ nó lại trong thư mục nháp, và chỉ ấn ‘Gửi’ vào giờ hành chính”, báo cáo đưa ra lời khuyên.

Còn nữa, trong giờ hành chính, bạn có chấp nhận khi nhân viên để chế độ tự động trả lời email không?

Việc có một chút thời gian để tập trung hoàn toàn vào công việc là rất quan trọng đối với nhân viên.

Theo báo cáo, chỉ 21% người được hỏi cho biết họ có khả năng tập trung làm một việc ở công ty, và chỉ 18% cho biết họ dành ra được chút thời gian để tư duy sáng tạo và chiến lược.

(Sure enough, only 21% of our respondents said they were regularly able to focus on one thing at a time and only 18% said they allocated sacrosanct time to creative and strategic thinking.- KC)

Thể hiện sự cảm kích

Các nhân viên có những nhu cầu tình cảm cần được đáp ứng nơi công sở.

Nếu bạn không nhận ra thực lực và đánh giá đúng cấp dưới, họ sẽ rời bỏ bạn tới một nơi khác.

“Những con số của chúng tôi tái khẳng định một châm ngôn trước đó cho rằng 'mọi người không nhảy việc, họ nhảy sếp'", báo cáo viết.

Khi nhân viên cảm thấy giá trị của họ được cấp trên ghi nhận, tỷ lệ ở lại với công ty nhiều hơn 1,3 lần.

When employees in our study felt valued by their leaders, for example, they were 1.3 times more likely to stay with the company.

Chia sẻ sứ mệnh và mục tiêu của công ty

Mục tiêu của công việc bạn đang làm là gì? Hay chỉ đơn giản bạn đang tích tiền chỉ để mua nhà và xe mới?

Báo cáo của Harvard cho thấy các lãnh đạo cần quán triệt nhân viên kể cả về mặt tinh thần.

Chỉ 36% trong số người được hỏi cho biết công việc của họ có ý nghĩa và tầm ảnh hưởng.

Nhưng 36% này khẳng định tỷ lệ họ ở lại với công ty là nhiều hơn gấp 3 lần.

Trong đó, “chỉ 22% cho biết lãnh đạo chia sẻ sứ mệnh của công ty một cách rõ ràng, kiên định và đầy cảm hứng, tuy nhiên với nhóm này, tỷ lệ trung thành của họ cao hơn 65%, sự hài lòng với công việc cao hơn 82% và khả năng họ trụ lại cùng công ty nhiều hơn 1,3 lần”, báo cáo thống kê.

Only 22% reported having a leader who “communicates a vision that is clear, consistent, and inspiring.” Those who did, however, reported 65% higher engagement, 82% higher job satisfaction, and a 1.3 times greater likelihood to stay with the organization.

Có khi tôi mang khảo sát đó về Việt Nam, Việt hóa và thử khảo sát xem thế nào mới được :)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *