Bài tập tình huống quản trị nguồn nhân lực Đại học Ngoại Thương: làm thế nào để tuyển ứng viên ?

Mấy hôm trước nhận được mail hỏi của 1 bạn đại học Ngoại Thương, nhưng đúng là bận quá nên giờ mới trả lời được. Chả biết mail của tôi có giúp được bạn gì không nhưng thôi cứ up lên đây. Biết đây mai sau lại có bạn cần.

***

Em chào anh KC,

Em là Th... sv năm 4 trường Ngoại Thương. Em có đọc nhiều bài viết của anh và cũng rất ấn tượng. Em cũng đang tập làm những mission của anh, hi vọng em sẽ hiểu về nhân sự hơn.

Em đang gặp thắc mắc về tình huống nhân sự anh ạ. Cô giáo em có cho ra bài kiểm tra giữa kì, mà thực sự em chưa hiểu bản chất của nó và cách giải quyết sao nên em mong nhận được sự giúp đỡ từ anh.

Vì tính chất của bài kiểm tra nên em đang rất cần. Em cũng biết anh rất bận, nhưng em vẫn mong nhận được lời giải đáp của anh càng sớm càng tốt. Em rất cần sự giúp đỡ từ đàn anh trong nghề như anh.

Em xin chân thành cảm ơn anh! Chúc anh và gia đình cuối tuần vui vẻ

***

Một nhà máy bia thành lập năm 2006 muốn mở rộng sx với chi phí đầu tư 42 tỉ USD, đang tìm ứng viên cho vt Trưởng phòng quản lý chất lượng. vị trí này làm ở Vũng tàu quản lý 30 nhân viên, họ đã làm lâu năm tại cty và tuổi 28-30

Miêu tả cv chính:
-tuyển chọn và phát triển men bia và kỹ thuật chế biến thông qua giám sát huấn luyện và đào tạo đội ngũ nhân viên 30ng
- lập kế hoạch, kiểm soát tiến độ
- Đảm bảo tất cả thiết bị ủ và chế biến vận hành theo đúng tiêu chuẩn
- báo cáo cho sếp ng đan mạch

Có 2 ứng viên dc chú ý
1. Phong 35t: 10 năm kinh nghiệm quản lý chất lượng, 3 năm kinh nghiệm trong nhà máy sx nước đóng chai; 5n kinh nghiệm vị trí trưởng phòng giám sát; mức lương hiện tại là 1,200 mong muốn 1,500 USD; sống tại HCM có gia đình và 2 con nhỏ
2. Đỉnh 35t
5n kinh nghiệm tại nhà máy sx và chế biến thực phẩm trong nước, vừa lên chức giám sát quản lý chất lượng được 1n. trước đây cũng làm trong lĩnh vực sx hàng tiêu dùng nhanh, bộ phận quản lý chất lượng; nơi sống HCM, độc thân, mức lương hiện tại 1,000

Đặt mình là trưởng phòng nhân sự
1. Xác định tiêu chuẩn chọn ứng viên cho vị trí này
2. Kinh phí lương cho dự án là 1,200. Làm cách nào để thương lượng và thỏa thuận vs Phong? Làm sao để thuyết phục ban giám đốc
3. Nếu chọn Đỉnh thì bạn thương lượng vs anh như thế nào? Bạn cần thuyết phục ban giám đốc sao nếu họ chần chừ

***
Trả lời bài tập này không khó , đáng ra để cô giáo trả lời sẽ hay hơn. Nhưng đang rảnh nên tôi cũng mày mò trả lời xem có đúng ý cô giáo không.

1. Xác định tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên:
Đầu tiên phải định nghĩa tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên và thống nhất rằng tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn vị trí thực ra chỉ là 1. Định nghĩa thì dễ rồi, theo tôi đó là 1 loạt những chiêu chí, những yếu tố được định lượng rõ ràng.
Có một thực tế là tiêu chuẩn lựa chọn này cũng có nhiều kiểu không đồng nhất. Có nơi thì thế này:
1. Yêu cầu cơ bản

a) Trình độ đào tạo
b) Tin học
c) Ngoại ngữ
d) Kinh nghiệm

2. Yêu cầu năng lực chuyên môn
2.1 Kiến thức
2.2 Kỹ năng
2.3 Thái độ

3. Yêu cầu về năng lực quản lý

Có nơi lại:

1. Kiến thức văn hóa, chuyên môn
2. Ngọai ngữ
3. Vi tính
4. Kinh nghiệm
5. Các kỹ năng
6. Phẩm chất cá nhân

Ngày trước tôi thấy thường các công ty chỉ yêu cầu : trình độ đào tạo, tin học, ngoại ngữ, kinh nghiệm. Giờ thì thêm ASK vào để đi tuyển. Đây chính là điểm mới được update trong quá trình quản trị nhân sự của chúng ta.

Quay lại với câu hỏi, với những nhiệm vụ:
-tuyển chọn và phát triển men bia và kỹ thuật chế biến thông qua giám sát huấn luyện và đào tạo đội ngũ nhân viên 30ng
- lập kế hoạch, kiểm soát tiến độ
- Đảm bảo tất cả thiết bị ủ và chế biến vận hành theo đúng tiêu chuẩn
- báo cáo cho sếp ng đan mạch
Thì tiêu chuẩn chức danh sẽ là:

1. Yêu cầu cơ bản
a) Trình độ đào tạo: Đại học, chuyên ngành công nghệ thực phẩm
b) Tin học : thành thạo, sử dụng được các thiết bị phục vụ công việc
c) Ngoại ngữ : Đọc hiểu, giao tiếp được với người nước ngoài
d) Kinh nghiệm:
- Kinh nghiệm làm việc: >= 5 năm
- Kinh nghiệm quản lý: >= 1 năm

2. Yêu cầu năng lực chuyên môn
2.1 Kiến thức :
- Hiểu biết về hệ thống ISO đang thực hiện tại Tổng công ty; chính sách Chất lượng - ATTP - Môi trường của Tổng Công ty và bộ phận.
- Hiểu biết chuyên sâu về kiến thức chuyên môn; nắm vững các quy trình công việc đảm nhiệm;
- Hiểu biết cơ bản về quy định của pháp luật và quy chế nội bộ có liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ đảm nhiệm;
- Thành thạo các công việc nằm trong chuyên môn đảm trách.

2.2 Kỹ năng
- Kỹ năng lập kế hoạch.
- Kỹ năng tổ chức thực hiện công việc
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn người khác;
- Kỹ năng đàm phán, thương lượng;
- Kỹ năng quản lý thời gian.

2.3 Thái độ
Có trách nhiệm, trung thực, tư cách nghề nghiệp tốt
Sẵn sàng chịu áp lực công việc

3. Yêu cầu về năng lực quản lý
Có khả năng hoạch định nguồn lực và tổ chức thực hiện công việc cấp Phòng.
Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên cấp dưới; Giao việc cho cấp dưới;
Có khả năng giám sát công việc của cấp dưới;
Có khả năng lên kế hoạch làm việc cho cấp dưới;
Có khả năng giải quyết mâu thuẫn nội bộ;
Có khả năng điều phối hoạt động của bộ phận;
Có khả năng đánh giá kết quả thực hiện của cấp dưới;
Có khả năng Xây dựng chiến lược cho bộ phận.

Thế là xong. Những tiêu chuẩn trên tôi không hề bịa nhé. Đó là tiêu chuẩn thật của một vị trí tương đương ở 1 nhà máy bia.

Câu hỏi 2 và 3 thực ra là câu hỏi bạn vẽ ra cái bánh như thế nào cho ứng viên và bạn control sếp ra sao. Về 2 vấn đề này, tôi từng có một bài viết lạm bàn. Hiệu quả tuyển dụng thực sự phụ thuộc vào 2 yếu tố trên:
- Lộ trình công danh ( http://goo.gl/5d5J7E )
- Offline tuyển dụng và những vấn đề hiệu quả công việc của người làm tuyển dụng ( http://goo.gl/OeMRlM )

Phân tích ứng viên  

Phong 35t: 10 năm kinh nghiệm quản lý chất lượng, 3 năm kinh nghiệm trong nhà máy sx nước đóng chai; 5n kinh nghiệm vị trí trưởng phòng giám sát; mức lương hiện tại là 1,200 mong muốn 1,500 USD; sống tại HCM có gia đình và 2 con nhỏ

 

 

Đỉnh 35t:5n kinh nghiệm tại nhà máy sx và chế biến thực phẩm trong nước, vừa lên chức giám sát quản lý chất lượng được 1n. trước đây cũng làm trong lĩnh vực sx hàng tiêu dùng nhanh, bộ phận quản lý chất lượng; nơi sống HCM, độc thân, mức lương hiện tại 1,000

Yêu cầu Kinh phí lương cho dự án là 1,200
Thuyết phục ứng viên Về cơ bản thì công ty không có gì để thuyết phục ứng viên. Vì thế sẽ không thể lấy 2 yếu tố lương và địa điểm gần ra để dụ được. Để thuyết phục được ứng viên thì phải phân tích được nguyên nhân vì đâu mà ứng viên ứng tuyển. Nếu tìm được nguyên nhân thì rất dễ có thể xử lý. Thông thường sẽ có 7 lý do để nhân viên nghỉ việc.

Dù thế nào đi chăng nữa thì ứng viên cũng muốn tìm hiểu một cơ hội khác.

Các nguyên nhân và 1 số cách xử lý:

1. Do áp lực công việc tăng cao : Đây có vẻ như là yếu tố dành cho các ứng viên cấp thấp. Còn các ứng viên cấp cao thì áp lức công việc có lẽ không phải là lý do nghỉ việc. Cho nên cần phải lưu ý và khéo khi nói về vấn đề Giảm áp lực công việc cho ứng viên.

2. Do thu nhập không cạnh tranh: Tăng thu nhập. Yếu tố này không khả thi vì công ty trả không cao hơn công ty cũ. Cần làm rõ hơn các khoản thu nhập khác ngoài lương. Nếu như các khoản thu nhập khác ngoài lương cộng lại >= 1500 thì có để lấy yếu tố này ra thuyết phục.

3. Do thấy công việc nhàm chán: Chưa thấy rõ lý do về vấn đề này

4. Do xung đột với lãnh đạo, quản lý: Chưa thấy rõ lý do về vấn đề này. Nhưng nếu có thì đây là một yếu tố tốt để thuyết phục ứng viên mà không cần quan tâm tới lương.

5. Do hoàn cảnh cá nhân: Lý do này phần nhiều là do nơi ở. Nơi làm việc xa so với nơi ở quá. Nhắm vào yếu tố này thì công ty sẽ bất lợi. Nếu được nên lấy yếu tố công ty có xe đưa đón để thuyết phục

6. Có cơ hội thăng tiến tốt hơn: Với yếu tố này thì nhà tuyển dụng cần phải vẽ ra được 1 con đường cho ứng viên hay là lộ trình công danh cho họ. Ứng viên khi vào công ty sẽ ở vị trí này, mức lương thế này, đãi ngộ thế này rồi sau đó lên vị trí cao hơn với mức lương thế kia, đãi ngộ cũng thế kia. Việc vẽ ra bánh vẽ như vậy cần hết sức tinh tế vì ứng viên cao cấp họ có xu hướng thực tế và biết được đâu là thật và đâu là giả.

7. Tìm công việc ổn định hơn:  Tìm công việc ổn định hơn thì có vẻ như là ứng viên nữ sẽ chọn yếu tố này. Tuy nhiên chúng ta cũng cần xem xét xem thực tế công ty ứng viên thế nào? Công ty có ổn định không? Công ty có phát triển không ? Chúng ta có thể nói qua để ứng viên cân nhắc hơn.

Tóm lại sẽ rất khó để thuyết phục ứng viên Phong này nếu chưa biết được nguyên nhân thực sự. Và nếu chưa biết thì phải phán đoán và lấy các yếu tố trên ra để câu, may ra thì trúng. Ví dụ như: có xe đưa đón, tổng thu nhập >=1500, có khả năng thăng tiến, công ty ổn định, môi trường văn hóa ngon, sếp dễ tính (cái này như dụ trẻ con – làm gì có sếp dễ tính, chỉ có sếp hợp “gu” thôi).

Ngoài ra có thể vẽ thêm như Vũng Tàu đẹp, cho vợ con đi cuối tuần thì thoải con gà mái, rồi thì người Hồ Chí Minh toàn xuống Vũng Tàu làm việc, rồi thì công ty cực kỳ coi trọng và quý những người như ứng viên.

Đôi khi ứng viên về công ty chỉ đơn giản là thích sếp hoặc thích người phỏng vấn. Vì thế để tăng tỷ lệ thành công, người tuyển dụng nên có kỹ thuật một chút, tâm lý 1 chút. Kỹ thuật như thế nào thì đọc thêm ở đây: 10 kỹ thuật phỏng vấn tuyển dụng

Khi phỏng vấn thì nên chuyên nghiệp, tỏ cho ứng viên thấy mức độ cầu thị của mình ….

Ứng viên Đỉnh này thì dễ hơn. Cách thức để thuyết phục cũng như Phong đó là tìm hiểu nguyên nhân rồi nhắm vào đó để thuyết phục.

Phân tích giống như Phong, chốt lại để thuyết phục Đỉnh thì sẽ là: lương cao, xe đưa đón, trưởng phòng công ty lớn, có cơ hội thăng tiến, đãi ngộ tốt, môi trường tuyệt vời …

Và có thể vẽ thêm về Vũng Tàu toàn gái ngon, ngắm gái thì mướt mắt, uống bia thì tẹt ga (nếu ứng viên thích nhậu) – vẽ cái này ra vì ứng viên đang độc thân. Cơ hội có vợ cao ngút trời vì các em Vũng Tàu toàn thích các anh HCM.

 

 

Thuyết phục sếp Để sếp nhân ứng viên này thì dễ hơn so với ứng viên Đỉnh. Cách làm như sau:

- Cho sếp gặp 4 ứng viên kém hơn Phong rồi cho gặp Phong. Tự nhiên sếp sẽ chọn người tốt nhất.

- Cho sếp ăn tương đại phong (ngâm mãi mới tuyển được), tự nhiên sếp thấy cần sẽ nhận ngay.

Cơ bản với sếp chỉ cần vậy. Chỉ cần thằng này được việc và hợp tính. Vậy thôi.

Với ứng viên Đỉnh này thì thuyết phục sếp khó hơn. Vì sếp thấy có ứng viên ngon hơn. Muốn thuyết phục sếp thì :

- Báo cho sếp biết là ứng viên tốt nhất đã không đồng ý và chỉ còn ứng viên tốt nhì.

- So sánh những điểm mạnh của Đỉnh để làm nổi bật ứng viên như: độc thân đang thèm gái, nhà nghèo nhưng cần tiền, chức thấp nên muốn chứng tỏ ….

- Nhất là làm nổi bật được rằng ứng viên hợp gu với sếp. Anh em dễ rủ nhau đi nhậu và nói chuyện tâm tình.

Quan trọng hơn là ứng viên vẫn làm được việc.

Vậy là cũng xong được 1 bài tập. Nghĩ lại tôi thấy, để điểm cao thì các bạn sinh viên cứ chém gió nhiều vào. Dùng mindmap để vẽ ra các ý. Thể nào cũng nhiều. Sau đó sắp xếp lại các ý theo thứ tự rồi trình bày. Điểm cao ngay.

One thought on “Bài tập tình huống quản trị nguồn nhân lực Đại học Ngoại Thương: làm thế nào để tuyển ứng viên ?

  1. minh nguyệt 19.06.2015 at 14:42 - Reply

    em chào anh ạ, em đang là sv năm nhất, em muốn hỏi anh một thắc mắc đó là làm sao để biết được một công ty đang tuyển nhân sự ạ. vì thường thì các công ty lớn có cần tuyển người thì chỉ nội bộ họ biết được thôi, còn nh thông tin đăng trên mạng thì thường k thật và dễ lừa đảo. em xin cảm ơn anh ạ. anh có thể tl em qua email [email protected] đc k ạ. em xin cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *