Đây là một đoạn dịch của bạn Trần Mỹ Hạnh - sinh viên năm cuối chuyên ngành Quản trị Nguồn nhân lực của trường Đại học kinh tế Đà Nẵng - về năng lực chuyên viên nhân sự lấy từ SHRM. Tôi thấy hay hay nên đã gửi mail xin phép bạn đưa lên blog cho mọi người cùng đọc.
Dự án của bạn Hạnh là về Xếp hạng tầm quan trọng của các năng lực Quản trị Nguồn nhân lực (HR competencies) và khảo sát tại đây: https://www.surveymonkey.com/s/2SYS3X2.
Dưới đây là nội dung 1 phần nghiên cứu của người bạn nhỏ:
Năng lực là các đặc điểm cá nhân, bao gồm kiến thức, kỹ năng, khả năng, hình ảnh bản thân, các đặc trưng, tư duy, cảm xúc và cách thức suy nghĩ được sử dụng với vai trò thích hợp, giúp đạt được kết quả mong muốn. Các năng lực đóng góp cho thành tích cá nhân gương mẫu tạo nên ảnh hưởng hợp lý đến hoạt động kinh doanh.
Xem thêm các định nghĩa ở đây: Định nghĩa “năng lực” trong quá trình xây dựng từ điển năng lực… ?
Mô hình năng lực "Cộng đồng Quản trị Nguồn nhân lực" (Society for Human Resource Management-SHRM)" đối với các chuyên viên HR bao gồm 9 năng lực chính sau:
- Năng lực chuyên môn HR
- Năng lực quản lý các mối quan hệ
- Năng lực cố vấn
- Năng lực lãnh đạo và định hướng
- Năng lực truyền thông
- Năng lực đa dạng và thích ứng
- Năng lực thực hành đạo đức
- Năng lực đánh giá chính xác
- Năng lực nhạy bén trong kinh doanh
Sau đây là định nghĩa 9 năng lực của SHRM
1. Năng lực chuyên môn HR:
- Khả năng vận dụng các nguyên tắc và thực hành Quản trị Nguồn nhân lực để đóng góp vào thành công của doanh nghiệp như: Phát triển Nguồn nhân lực, trả lương và phúc lợi, quản trị rủi ro, quan hệ lao động...
2. Quản lý các mối quan hệ:
- Khả năng quản lý sự các tương tác cá nhân trong việc cung cấp dịch vụ và hỗ trợ tổ chức. Đây là khả năng xây dựng các mối quan hệ một cách hiệu quả, sử dụng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức để giúp ích cho công việc.
3. Năng lực cố vấn
- Khả năng để cung cấp các chỉ dẫn cho các bên hữu quan. Năng lực này bao gồm các kỹ năng huấn luyện, tính linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, khả năng quản lý thời gian nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn đồng nghiệp, nhân viên hay tạo ra các thay đổi cụ thể về văn hóa, cấu trúc, đào tạo…trong doanh nghiệp.
4. Năng lực lãnh đạo và định hướng:
- Khả năng chỉ đạo và đóng góp các sáng kiến cùng các quá trình trong tổ chức bao gồm các kỹ năng gây ảnh hưởng, quản lý dự án, định hướng mục tiêu, thiết lập tầm nhìn cho các sáng kiến nhân sự và xây dựng mối liên kết giữa các giới hữu quan bên trong và bên ngoài tổ chức, dẫn dắt tổ chức vượt qua các khó khăn cùng với thúc đẩy sự đồng thuận giữa các nhân viên, đồng nghiệp khi đề xuất ý kiến mới.
5. Năng lực truyền thông:
- Đây là khả năng trao đổi một cách hiệu quả với các bên hữu quan. Có thể trình bày thông tin một cách rõ ràng xúc tích thông qua việc nói, viết, các công cụ điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác. Năng lực này cũng bao gồm việc lắng nghe tích cực, đảm bảo thông tin được chạy thông suốt trong và bên ngoài tổ chức.
6. Năng lực đa dạng và thích ứng:
- Điều chỉnh cách thức hành xử để làm việc một cách hiệu quả và hiệu năng khi có thông tin mới, tình huống thay đổi hay/hoặc trong một môi trường khác. Đây là năng lực bao gồm khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường văn hóa đa dạng, khả năng thích ứng và cởi mở với các ý tưởng, sáng kiến mới, khả năng tự nhận thức và sẵn sàng học hỏi từ người khác.
7. Năng lực thực hành đạo đức:
- Khả năng hỗ trợ và phát huy các giá trị, nguyên tắc của tổ chức cũng như xã hội. Năng lực này bao gồm các hạng mục năng lực chính: khả năng xây dựng niềm tin, sự liên chính cá nhân, sự dũng cảm trong quá trình làm việc
8. Năng lực đánh giá chính xác:
- Khả năng diễn giải các thông tin trong việc đưa ra các quyết định và đề xuất kinh doanh. Đây là năng lực bao gồm các kỹ năng đo lường và đánh giá, sự khách quan, tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định và quản trị tri thức.
9. Năng lực nhạy bén trong kinh doanh
- Khả năng thấu hiểu và ứng dụng thông tin trong việc đóng góp vào các chiến lược của tổ chức. Năng lực này bao gồm các năng lực con như: vận dụng chiến lược linh hoạt, khả năng áp dụng kiến thức kinh doanh, tư duy hệ thống, nhận thức kinh tế, kiến thức sales và marketing, kiến thức công nghệ, kiến thức về thị trường lao động, kiến thức vận hành kinh doanh và logistics…
Ngoài ra còn có 1 số ví dụ về năng lực nhân sự khác : Năng lực của vị trí chuyên viên, nhân viên nhân sự ?. Tôi thấy bài viết này có một vài điểm tương tự như của SHRM.
rât cảm ơn bài viết, qua bài viết em thấy mình cần học hỏi thêm rất nhiều điều và cần cố gắng rất nhiều. Và cảm ơn anh Kinh cận đã up bài ạ. :)
Cám ơn bạn đã động viên :)
Cảm ơn những gì anh đã chia sẻ !
Pingback: Người hướng nội nhiều hơn người hướng ngoại trong nghề nhân sự ? | Blog quản trị Nhân sự