Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút trên ngày cả nhà ạ

Hôm nay tình cờ thế nào tôi đọc được 1 đoạn stt liên quan bác Kế Toán Già Gân. Lúc đầu tôi không biết là người quen cũ vì bác để nick là Người đưa tin. Stt viết thế này:

"Tin tốt cho chị em - Trich Bộ Luật lao động được áp dụng vào ngày 01/7/2013.
(Nguồn ảnh: Người Đưa Tin)"

Mình đọc thấy không đúng lắm vì: "Không hiểu bạn trích ở nguồn nào. Nhưng luật lao động mình biết thì không có điều 3 nào như thế cả:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.
4. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
5. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
6. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
7. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
8. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.
9. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
10. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.

Chắc bạn muốn nói Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ được kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động.
5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động."

Sau thấy Người đưa tin vào đưa link nguồn: NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG, mình đọc kỹ mới biết hóa ra là Nghị định. Stt ở trên phải nói là :"trích nghị định ..." chứ không phải trích bộ luật lao động.

Cả nhà chú ý nhé, đến 1/7/2013 là chúng ta phải có phương án để thực hiện điều 5 này. Nếu tính trung bình 1 tháng, mỗi chị em có 4 ngày hành kinh. Như vậy, 1 tháng chị em được nghỉ 2 tiếng / tháng. Theo ngu ý của Cường thì nên cho vào mục đi muộn về sớm: "Nhân viên nữ từ tuổi ... đến tuổi ... sẽ được nghỉ hành kinh mỗi tháng 2 tiếng. Thời gian này được tính vào thời gian đi muộn về sớm".

Chúc mừng chị em. Các HR chú ý để tư vấn cho các sếp kẻo lại lỡ thông tin.

15 thoughts on “Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút trên ngày cả nhà ạ

  1. Nguyễn tiến Định. 11.06.2013 at 15:06 - Reply

    Nhưng nếu rơi vào ngày CN thì được nghỉ bù !! hí hí :)

  2. Chu Thị Huyền 11.06.2013 at 15:49 - Reply

    Cái mà Bác Kế toán già gân nói chắc không phải trong bộ luật lao động mà có thể là trong nội quy hoặc trong thỏa ước lao động của công ty nào đó.
    Còn về vấn đề nghỉ mỗi ngày 30p với phụ nữ tới ngày hành kinh thì bộ luật lao động cũ cũng có quy định nhưng không thấy có công ty nào thực hiện cả. Mà thấy bên liên đoàn lao động, công doàn, thanh tra … khi đi kiểm tra cũng chẳng thấy hỏi tới vấn đề này. Vì vậy giờ nếu nói với sếp cho chị em nhà mình nghỉ 30p mỗi ngày e hơi khó. Hơn nữa với những công ty ít nữ thì còn đỡ chứ những công ty mấy ngàn người mà toàn nữ là nữ thì lại phải là một vài cuộc đấu tranh nan giải, một cuộc cách mạng.

  3. Nguyen Thi Minh Thu 11.06.2013 at 16:45 - Reply

    Ơ, cái này trong luật từ trước rồi mà, bên mình vẫn đang áp dụng mỗi ngày chị em bị kinh nguyệt được 30′ nghỉ ngơi, có thể nghỉ 01 lần 30′ hoặc 2 lần mỗi lần 15′.

    • Vui lòng cho biết chị Minh Thu ở công ty nào mà áp dụng vậy?
      Vì có rất ít công ty áp dụng nên khi nói với Sếp cũng rất khó.

  4. Em có đọc cái này ở đâu đó rồi thì phải, có cả quy định trong thời kì mang thai lao động nữ đc bao nhiêu ngày nghỉ đi khám thai và khám sức khỏe nữa cơ. Là con gái thật tuyệt cả nhà ợ

  5. Luật đưa ra quyền lợi cho chị em phụ nữ, đương nhiên là tốt nhưng lại không đề cập chính xác là Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ 30′ mỗi ngày nhưng mà là mấy ngày? Sếp tây nhà mình bảo : “Its a completely crazy law, i cannot imagine any other country having this ” Gian nan ghê >.<

    • Hi Mai Ngọc
      chuyện này Ngọc có thể giải quyết như sau:
      1 nếu là nhân viên/ người lao động là toàn thời gian 8h/ngày. thì cho họ quyết, tự chon thời điểm họ biết cần phải làm gì. Hoặc cũng có thể cho họ về sớm mỗi ngày hành kinh là 30. (thông thường bác sỹ nói là 4-5 ngày) ta chọn 5 ngày. như vậy 5 ngày đó mỗi ngày nghỉ 30 phút và cũng có thể cho họ nghỉ về sớm 2,5h trong một ngày bất kỳ, hoặc nếu họ không thể nghỉ được thì công ty nên tính lương 2,5h và lương hàng tháng cho họ. Đối với lao động làm theo khoán sản phẩm cũng tính 2,5h bằng tiền vào lương. (mức Lương hợp đồng : 208h x2,5h= tiền)
      Ghi vào quy chế chi trả, Thỏa Ước Lao Động Tập Thể
      Chúc vui vẽ
      Quang

      • bạn nói cũng không đúng, luật quy định rõ là lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ MỖI NGÀY 30p.
        Vậy 5 ngày hành kinh, mỗi ngày 30p nghỉ. Trả vào lương thì gọi gì là nghỉ?

  6. Hi cả nhà
    Số: 45/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013
    Chương 2.
    THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
    MỤC 1. THỜI GIỜ LÀM VIỆC
    Điều 3. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
    1. Nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
    2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
    3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
    4. Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
    5. Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh.
    6. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
    7. Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
    8. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
    9. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn.
    10. Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
    Như vậy: mục số 5 (hành kinh) làm sao áp dụng cho công nhân, không lẽ. (( báo cá Mr Ca trưởng. tổ trưởng Hôm nay em bị cờ đỏ)) chắc độn thổ lun
    Rồi phải giám định chuyện có kinh hay không, nếu trên 50 tuổi thì điều này chắc không áp dụng.

    Chúc moi người nghỉ ngơi 30 phú
    Quang Le

  7. Cái quy định này có lâu lắm rồi mà, nhưng thực tế có Cty nào áp dụng đâu. Nhớ cách đây cả chục năm, sếp mình đi họp Công đoàn cấp TW về, được nhận tài liệu có nội dung này, về nhà “bả” bắt mình giấu tiệt sợ NV trong Cty biết trong khi Cty không hề công bố áp dụng :p

  8. mình làm công tác hành chính 5 năm rồi. từ ngày bắt đầu công việc mình đã biết đến qui định “nghỉ 30 phút” của lao động nữ trong thời gian hành kinh (Điều 115 Chương 10 Bộ luật lao động năm 1994). từ đó đến giờ quy định này vẫn có hiệu lực, chứ không phải chỉ 1/7/2013 mới có hiệu lực đâu. :)

  9. Le Hoang Anh Tuan 07.08.2013 at 07:53 - Reply

    Sao không lập sổ theo dõi trong phòng y tế nhỉ, dù sao thì ngày đó cũng mệt va cũng hay lên phòng y tế để nghỉ mà

  10. ôi luật VN, vậy nếu công ty không cho nghỉ mà trả lương thì tính thế nào? mà cũng ko nói rõ thời gian hành kinh là bao nhiêu?
    Luật VN đọc mãi mà ko ngấm, ngấm xong rồi sửa đổi là vừa

  11. Hix … Có ai giống quản lý nhân sự công ty mình không nhỉ, trong khi sếp Nhật hỏi ” Nghe nói co thông tin mỗi ngày hành kinh được nghỉ 30ph “, Anh nhân sự trả lời nghe nói có.
    Nhân viên hỏi vậy hi2nht hức nghỉ sao anh? về sớm, vô trễ, hay xây dựng phòng y tế ( vì cty không có phòng y tế)
    Thế là anh quản lý nhân sự trả lời : Để đánh thông báo cho toàn thể nhân viên biết là sẽ được nghỉ 30ph trong quá trình hành kinh, nhưng không về sớm, vô trễ, mà nghỉ tại nhà vệ sinh công ty. Mỗi ngày sẽ cho thêm 30ph nghỉ trong toilet ….
    Pó tay .com ….
    Không thể tưởng tượng được lời đó nói ra từ anh quản lý nhân sự với thâm niên gần 20 năm làm việc.
    Sợ thật, không biết ai bị trường hợp giống mình chưa nhỉ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *