Đi thuyết trình và nghe người khác nói nhiều với các bạn sinh viên rồi bông một ngày ta nhận ra ... đôi khi những điều chúng ta nói chỉ đúng có 1 phần. Đôi khi những điều các bạn và chính chúng ta suy nghĩ ngày xưa không đúng. Càng ngẫm ta càng thấy thế.
01 – Đỗ và học đại học để đổi đời : Liệu có đúng không nhỉ ? Lúc nào ta cũng động viên và động viên rằng có nhiều con đường để thoát ra khỏi con trâu. Và một trong số đó là học đại học. Điều này không đúng nữa. Học đại học ra không có nghĩa là bạn có thể đổi đời. Đọc báo nhiều thấy tỉ lệ thất nghiệp rất lớn. Giờ các văn bằng không còn là chìa khóa để mở cánh việc làm như đã từng trong quá khứ. Người bạn trọ trong nhà tôi, ra trường đã 1 năm và giờ vẫn thất nghiệp.
02 – Hãy làm những gì bạn đam mê rồi tiền sẽ đến: Có thật như vậy ? Nếu ta đam mê làm thơ hoặc vẽ tranh, liệu ta có thể tìm được việc làm. Tôi chưa bao giờ thấy người ta tuyển nhà thơ hay họa sỹ cả. Thực ra, những người có thể làm những gì họ yêu thích trong công việc, đó là những người may mắn, và đây không phải là trường hợp đa số. Có lẽ nên làm những gì bạn thoải mái thì tốt hơn.
03 – Không cần tốt nghiệp đại học vẫn thành công: Ai cũng thích trở thành BillGate nhưng có ai hiểu rằng : bắt đầu kinh doanh riêng là một công việc khó khăn và không phải dành cho tất cả mọi người. Cũng không phải là cứ có tiền là ta có thể tự kinh doanh được. Chúng ta cần phải có một mặt hàng đặc biệt khiến cho mọi người muốn mua hàng của bạn hơn là họ muốn mua từ các đối thủ cạnh tranh.
Liệu ta có thể quen với việc tiếp thị quảng bá bản thân và công việc kinh doanh của mình, đối phó với các bất ổn tài chính, có một số tiền tiết kiệm để làm vốn kinh doanh và vượt qua rất nhiều thách thức khác. Liệu ta có thể dậy từ 5h sáng ... ?
Trở thành Bill Gate không phải là “cứu cánh” cho tất cả những ai không thể tìm việc hoặc không hài lòng với công việc của mình.
04 – Ngành học này có vẻ dễ xin việc - ngành này sẽ là sự nghiệp của ta sau này: Tại sao em lại chọn ngành này ? Em chọn vì em tin rằng mai sau ra trường sẽ dễ xin việc.
Thật chẳng dễ xin việc theo đúng ngành nghề của mình. May mắn là chúng ta sẽ không thất nghiệp. Bạn có thể có bằng cấp về tiếng Anh nhưng lại tìm được việc làm trong ngành nhân sự hay bạn có bằng đại học về xã hội học nhưng lại tìm được việc trong ngành bán hàng, quảng cáo; hoặc bạn có bằng cấp về âm nhạc nhưng lại tìm được việc là một người gây quỹ chuyên nghiệp.
05 – Học lên cao cho dễ xin việc: Đi hội thảo tuyển dụng nào rồi thì chúng ta sẽ được lời khuyên: đừng mang bằng thạc sỹ ra để ứng tuyển vị trí cử nhân. Biết thế. Nhưng không làm thế. Thất nghiệp. Thời gian rỗi làm gì nhỉ ? Thôi thì ... đi học để vừa đi học vừa kiếm việc. Có cái bằng thạc sỹ dễ kiếm việc hơn. Và chớp mắt chúng ta đã có cái bằng thạc sỹ nhưng ... chúng ta vẫn thất nghiệp.
Search đi rồi bạn sẽ thấy, có người vẫn đang cầm cái bằng thạc sỹ đi xin việc.
Sai lầm quá...
Blognhansu.net
Nói chung là mỗi người sẽ chọn cho mình một con đường phù hợp nhất với đam mê, điểm mạnh, điểm yếu của mình nên chắc là sẽ không có cái gì là chuẩn hay khuôn mẫu cả. Mình vẫn có thể học, tiếp thu những cái hay của người khác rồi sử dụng sao cho thích hợp nhất với chính mình là dc.
Học tập là bổn phận suốt đời. Nhưng thành công hay không phụ thuộc vào việc anh học vì cái gì? Học thoát nghèo hay học để làm giàu, ý nghĩa thì na ná đấy, nhưng về bản chất thì lại khác xa. Mà đa số thì học để thoát nghèo và vì cái nỗi sợ thất nghiệp nên ít ai giám làm điều mình đam mê để kiếm tiền cả, quả là một nghịch lý.
like!