Nếu như buổi offline trước, chúng ta đã nói với nhau rằng Linkedin là một nguồn ứng viên khổng lồ và rất tốt. Rồi ai cũng hỉ hả bảo nhau vào đó. Nhưng liệu mọi người vào đó chúng ta sẽ làm gì để truyền thông tin tuyển dụng của chúng ta đến ứng viên? Chúng ta ngồi search số điện thoại, gửi mail và gọi điện mời hợp tác ? Đúng như vậy nhưng liệu như thế có quá mất công. Làm thế nào để gửi mail tới nhiều ứng viên tiềm năng hơn và đỡ mất công hơn? Và tôi một lần nữa khuyên bạn nên dùng linkedin. Nó không những cho phép bạn tiếp cận tới nguồn ứng viên mà còn có thể cho phép bạn và tôi gửi mail nhanh hơn.
8 công cụ nâng cao hiệu quả truyền thông trong tuyển dụng
Anh chị có thấy, trong rất nhiều bài viết và các nhiệm vụ training, Cường đều luôn nói rằng chúng ta nên có tài khoản linkedin và lập ra group cho riêng mình. Tại sao lại như vậy thì chưa có lần nào tôi nói rõ cả. Chúng ta chỉ thấy thế và cảm nhận rằng việc này hay, nên làm. Giờ ở bài viết này C sẽ giải thích rõ tại sao chúng ta nên làm như vậy.
1. Nguồn ứng viên khổng lồ và chất lượng:
Là một chuyên viên tuyển dụng hay chuyên viên nhân sự, việc anh chị có một nguồn data ứng viên là rất quan trọng. Thời gian anh chị làm tuyển dụng càng lâu (kinh nghiệm) cộng với ý thức việc lưu trữ data ứng viên thì anh chị càng có nhiều network để tìm ra ứng viên phù hợp nhất với công ty. Tuy nhiên sức người có hạn, chúng ta không thể quen hết mọi người và quen hết các ngành nghề được. Trừ khi bạn là headhunter. Để giải quyết được bài toán này, chúng ta phải có cách nào đó. Và linkedin sinh ra để giải quyết 1 trong những nhu cầu đó.
Linkedin là mạng xã hội nghề nghiệp. Tại đây người ta kết nối với nhau và biết thông tin nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm của nhau. Không như các mạng xã hội khác, các thông tin về cá nhân rất sơ sài còn linkedin thì khác hẳn. Chính vì vậy khi bạn cần tìm một ứng viên nào đó, bạn có thể vào đây.
Tất nhiên, chúng ta sẽ phải mất phí nếu như muốn dùng hết chức năng của nó. Nhưng phần miễn phí cũng đủ để chúng ta thấy thỏa mãn rồi. Khi bạn kết nối với 1 ai đó, bạn sẽ được phép nhìn thấy toàn bộ profile của họ nhất là thông tin liên hệ. Như thế, khi bạn càng có nhiều network thì bạn càng thấy được nhiều ứng viên. Linkedin cho phép 1 tài khoản được kết nối tối đa 5000 friends. Bạn thấy thế nào? Nếu bạn kết nối đủ thì tức là trong tay bạn có data 5000 ứng viên tiềm năng.
Ở facebook, một điều khá bất tiện đó là việc kết bạn không chọn lọc. Chúng ta gần như không biết được người chúng ta sẽ kết nối là ai. Ở linkedin thì khác, chúng ta sẽ biết được người chúng ta kết nối đang làm nghề gì để chọn lựa.
Linkedin không những cho phép người dùng kết nối dựa trên thông tin nghề nghiệp mà nó còn cho phép người dùng tạo và tham gia vào các nhóm nghề nghiệp. Ở các nhóm nghề nghiệp này, những người có cùng nghề sẽ trao đổi với nhau. Ở trong nhóm đó, bạn có thể thấy họ trao đổi những gì, thông tin của họ ra sao. Từ đó biết đâu chúng ta lại tìm được ứng viên phù hợp ? Vậy còn chờ gì nữa? Sao bạn không tham gia để có thêm nguồn data cho mình.
Viết đến đây tự dưng tôi lại nhớ đến mạng cyvee một thời của Việt Nam. Rất tiếc là nó đã chết. Hiện giờ ở Việt Nam có mạng alphabee. Liệu KC có nên viết về mạng này không nhỉ ?
2. Công cụ truyền thông trong tuyển dụng:
Một điều khó khăn trong công việc tuyển dụng nữa đó là truyền thông. Khi bạn phải tuyển một số lượng lớn ứng viên, bạn không thể hùi hụi gửi từng một cái mail được. Vậy có cách nào để nhanh hơn không ? Và nhất là phải miễn phí. Xin thưa là có. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi phát hiện ra rằng linked có cho phép gửi mail 1 lúc tới nhiều người. Và tỉ lệ vào inbox rất cao.
Giả sử anh chị vì tin lời KC nên đã add được 5000 friends trên mạng. Nhờ nó mà có thể anh chị đã dễ dàng tìm ứng viên hơn. Giờ là đến lúc bài toán quản lý friends được đặt ra. Làm sao để phân loại các data, làm thế nào để sử dụng các networks này tốt nhất và làm thế nào để gửi mail cho 5000 friends hay 5000 ứng viên này một cách nhanh nhất ?
Linkedin có cung cấp tool (công cụ) để chúng ta làm điều đó. Chúng ta hãy vào contacts >> connections . Khi vào đây, bạn sẽ thấy hệ thống hiện ra hàng loạt cái tên mà bạn đã network.
Click vào một cái tên, hệ thống sẽ nhanh chóng hiện những thông tin cơ bản cho bạn thấy. Rất nhanh chóng bạn sẽ tìm thấy ứng viên bạn cần nhanh hơn cách click vào từng profile ở trên.
Linkedin còn cung cấp chức năng tag. Hay theo cách tôi hiểu là nhóm các ứng viên vào lại với nhau thành 1 nhóm (tag). Kinh nghiệm của tôi cho thấy anh chị nên nhóm 1 nhóm có tối đa 50 thành viên. Vì ... Linkedin còn cho phép chúng ta gửi mail 1 lúc tối đa 50 ứng viên trong nhóm. Quá 1 người là nó tự động tắt chức năng đó.
Anh chị tick vào nhiều ứng viên 1 lúc rồi nhìn sang giữa màn hình sẽ thấy có chữ Edit tag. Click vào chữ đó nó sẽ hiện ra 1 bảng cho phép bạn thêm nhóm (tag) hoặc chọn nhóm để di chuyển ứng viên. Một ứng viên có thể ở nhiều nhóm. Còn gửi mail thì bạn chỉ vào 1 tag nào đó và click vào chữ Send message.
Chú ý rằng chức năng send message cho nhóm ở gần cuối cho phép anh chị và các bạn lựa chọn gửi cho riêng từng người hoặc gửi chung cho tất cả mọi người cùng biết (chức năng cc). Chúng ta nhớ cẩn thận bỏ nút gửi chung đi nhé.
Gửi 50 người một vẫn là một thách thức đối với những người lười. Có cách nào nhanh hơn nữa không ? Tôi vốn là người nên sau khi gửi kiểu 50 một như thế tôi liên tìm cách để gửi nhiều hơn. Linkedin cũng cung cấp chức năng này nhưng phải trả tiền. Tôi nghèo và tôi lại đi tìm cách khác.
Có một cách, đó là lập ra group và mời tất cả những người có mối quan hệ với group đó vào. Ví dụ như mời tất cả những người cùng làm nghề nhân sự và group nhân sự chả hạn. Group có chức năng cho phép mỗi tuần 1 lần bạn có thể gửi mail cho toàn bộ thành viên của group. Tỷ lệ không bị spam rất cao.
Giả sử group có 20.000 thành viên, một tuần bạn gửi 1 lúc được 20.000 mail. Thật quá khủng khiếp so với yêu cầu. Đây chính là lý do tại sao tôi khuyên chúng ta nên có group cho riêng mình.
Anh chị và các bạn vào Groups >> Chọn group của mình >> manage choice . Khi đó hộp thoại gửi mail sẽ hiện ra giống như chức năng send message trong tag. Sau khi điền nội dung xong thì chỉ cần ấn nút send là xong.
Bonus cuối cùng: Linkedin còn cung cấp chức năng xuất data. Ở góc cuối bên phải có dòng chữ nho nhỏ: 1,148 outstanding sent invitations | Export connections . Anh chị hãy ấn vảo nút export connections. Sau đó làm theo các thủ tục. Vậy là chúng ta có data nhanh chóng đề phòng trường hợp mạng bị hỏng.
Hẹn anh chị và các bạn trong bài viết sau với chủ đề Facebook và công cụ tuyển dụng nhân sự
Thanks anh về bài viết này
em cũng dùng mạng xã hội này được 1 thời gian rồi nhưng cũng chưa tìm hiểu kỹ về cách sử dụng làm sao cho hiệu quả trang này, em cũng nhận thấy trên trang mạng xã hội này có nguồn ứng viên rất phong phú, đa dạng và chất lượng.
Gân đây ở việt nam có trang mạng xã hội anphabe cũng đang ngày càng phát triển, nếu anh viết bài về cách sử dụng sao cho hiệu quả mạng anphabe thì hay quá
chúc anh năm mới có nhiều thành công mới
Ừ. Để anh xem xem anphabee có gì hay. Vì nó lấy hình mẫu của linkedin nên nếu không có gì cải tiến thì dùng linkedin tốt hơn.
Anh ơi, anh viết sớm nha, em cũng đang loay hoay thử Anphabe
Hì hì, chào anh!
Em đang thực tập HR, Xếp bảo tìm hiểu về linkedin….đọc được bài của anh, e vui quá…
CẢM ƠN anh nhiều lắm ạ!
Chúc anh sẽ gặt hái đuợc nhiều thành công!!!!
Thanks Cường nhiều nhé.
Cảm ơn anh rất nhiều!
Cảm ơn anh về bài viết rất hữu ích này
Cảm ơn anh Cường nhiều!
linkedin có chuyển sang dùng Tiếng Việt dc ko nhỉ? T mới tạo tk mà chưa biết sử dụng ntn mn chia sẻ ít kinh nghiệm với –
=)))) HElp