Chuyên viên, nhân viên nhân sự cần phải có những năng lực gì theo ASK là một câu hỏi mà giờ đây ai cũng hỏi. Nhiều người hỏi nhưng ít người trả lời ...
(Bài viết này là chủ đề tiếp theo trong chuỗi những bài viết về từ điển năng lực. Để biết thêm, ACE vui lòng xem tại box Từ điển năng lực ...)
Tiếp tục dự án từ điển năng lực, có lẽ điều khó khăn đó là định lượng ra đâu là năng lực cần cho vị trí sau đó mới đến cái khó thứ 2 đó là phân cấp và định nghĩa ra sao ? Để giải quyết câu hỏi đầu có nhiều cách giải. Tôi đã từng tập hợp khoảng 1000 bản mô tả công việc của 1 vị trí và lọc ra khoảng 10 tiêu chí được yêu cầu nhiều nhất. Có lẽ cách đó rất hay nếu như muốn tìm ra mẫu số chung cho 1 vị trí. Ngoài ra chúng ta còn có những cách khách nữa như phỏng vấn trực tiếp người giỏi nhất của công ty làm tại vị trí đó.
Trở lại với tiêu đề, bạn nghĩ sao về năng lực dành cho vị trí chuyên viên, nhân viên nhân sự? Với tôi thì tôi nghĩ 1 chuyên viên nhân sự nên có những năng lực sau:
I. Thái độ - tố chất:
1/ Yêu thích làm việc với con người
7/ Sự công bằng – trung thực
II. Kỹ năng - kinh nghiệm
2/ Kỹ năng giao tiếp tốt
3/ Kỹ năng thuyết trình
4/ Kỹ năng thương thuyết
5/ Kỹ năng làm việc nhóm
6/ Khả năng thuyết phục - truyền đạt
8/ Nhạy bén trong việc hiểu tâm lý người khác
9/ Kỹ năng giảng dạy, quản lý
10/ Kỹ năng xử lý tình huống
III. Kiến thức - trình độ
11. Trình độ học vấn lý thuyết: Cao đẳng
12. Chứng chỉ, bằng cấp: Nhân sự cơ bản hoặc chuyên ngành nhân sự
Sau khi xác định xong các năng lực cần có của 1 vị trí. Việc tiếp theo là định nghĩa và phân cấp năng lực. Ví dụ dưới đây có thể sẽ là định nghĩa tương đối, bạn thử áp dụng xem sao nhé.
1/ Yêu thích làm việc với con người: cảm thấy thích thú khi phải đảm nhiệm những công việc phải tiếp xúc hàng ngày và thường xuyên với mọi người như tuyển dụng, đào tạo, giải quyết quan hệ lao động…
2/ Kỹ năng giao tiếp tốt: (bao gồm cả kỹ năng lắng nghe), biết cách lắng nghe, giải thích, xử lý và truyền đạt khéo léo để mọi người sẽ không thể giận mà còn thông cảm.
3/ Kỹ năng thuyết trình: Không e ngại phải nói trước công chúng, nhịp tim bình thường khi thuyết trình.
4/ Kỹ năng thương thuyết: thuyết phục được cả nhân viên lẫn ban Giám đốc để giải quyết tranh chấp và xung đột lao động, ký hợp đồng lao động v.v...
5/ Kỹ năng làm việc nhóm: hoà đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với nhóm của bạn để công việc được tiến hành thuận lợi.
6/ Khả năng thuyết phục - truyền đạt: thuyết phục và chứng minh được với ban lãnh đạo hoặc người lao động về quyết định của mình là đúng và hợp lý. Truyền đạt thông tin giữa người lao động và ban giám đốc chính xác và chân thực, để đưa ra những hướng giải quyết đúng đắn.
7/ Sự công bằng – trung thực: không được để "cảm tình cá nhân" ảnh hưởng tới các quyết định trong công việc.
8/ Nhạy bén trong việc hiểu tâm lý người khác: nắm bắt tâm lý người khác tốt .
9/ Kỹ năng giảng dạy, quản lý: Có thể giảng dạy cho người khác 1 vấn đề gì đó.
10/ Kỹ năng xử lý tình huống: giải quyết bài toán tình huống để không làm mất lòng hai bên.
Chúc cả nhà thành công trong quá trình đi tìm năng lực cho từng vị trí. Cả nhà thấy thế nào về việc 1 nhân viên hay chuyên viên nhân sự - HR phải có những năng lực trên ?
Lên một bộ từ điển năng lực cho 1 công ty có tính ứng dụng và hiệu quả phải là một quá trình, có sự bắt đầu và liên tục cải tiến theo sự vận động của trình độ chung, yêu cầu ngành và yêu cầu của văn hóa công ty đó. Những điểm chung sẽ làm chúng ta làm nhanh bộ từ điển năng lực, nhưng đặc trưng ngành và văn hóa công ty mới là điểm khó và cần có sự kiểm xoát sâu và liên tục mới có thể phản ánh đúng năng lực và mang ra ứng dụng hiệu quả.Ngoài từ điển năng lực, việc xây dựng hệ thống đánh giá, rà xoát về năng lực, công việc cũng phải xây dựng mới biết được từ điển năng lực mình xây dựng có hiệu quả hay không, chưa kể còn nhiều yêu cầu như tuyển dụng, đào tạo, hoạch định phát triển đều cần xây dựng xuyên xuốt mới tạo thành sự đồng bộ và ứng dụng hiệu quả. Việc này ngoài giám đốc nhân sự ra, CEO và toàn bộ ban điều hành cũng phải bắt tay xây dựng mới thành công được. Tự mình làm khó thì nên thuê tư vấn cùng làm, nhưng rà xoát kỹ bản thân DN trước để tiết kiệm chi phí tư vấn nhé.Vài ý kiến riêng chia sẽ cùng anh chị em.
thks a rất nhiều
tài liệu của anh rất hữu ích
Pingback: Người hướng nội nhiều hơn người hướng ngoại trong nghề nhân sự ? | Blog quản trị Nhân sự