Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ – Muốn làm được điều này nên biết về Nhân sự

Ngày xuân, mời các bạn zai gái thuộc mọi thành phần - hihi - bình luận/bình loạn về câu này: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". (Trong bối cảnh hội nhập và bình đẳng giới).

Anh Khang - CEO DTK Consultant

Nhân sự

Bình luận cái này hơi dài anh ạ. Đầu tiên chúng ta phải xem xuất phát của câu đó đã. "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" là 4 bước trong 8 bước để thực hiện 3 cương lĩnh của Nho giáo. 3 cương lĩnh bao gồm : "Minh minh đức, Tân dân, Chỉ ư chí thiện". Tạm không giải nghĩa 3 cương lĩnh này, chúng ta đi tiếp tới về sau đó là: Làm gì để thực hiện hay thực thi được 3 cương lĩnh này ? . Đó chính là thực hiện 8 bước: "Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Vì vậy nếu anh chỉ nói 4 bước sau thì tức là chưa đi hết ý của nó.

3 cương, 8 bước này được viết trong chương đầu tiên của cuốn sách mang tên Đại Học (nằm trong bộ Luận Ngữ: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử).

Điều đặc biệt đó là Khổng Tử không nói gì đến chuyện phân biệt giới tính hay bối cảnh gì cả. Chuyện bình đẳng giới hay bối cảnh mới hoàn toàn do người đời áp vào. Để thấy rõ ý của Khổng Tử (không liên quan đến phân biệt giới tính), em trích nguôn văn ý dịch. Vì dài quá nên chỉ trích cái đoạn anh muốn bình luận thôi anh nhé:

"Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ (bình thiên hạ), trước hết phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình (trị quốc).
Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình (tề gia).
Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình (tu thân).
Muốn tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình, trước hết phải làm cho tâm tư của mình ngay thẳng (chính tâm), đoan chính.
Muốn cho tâm tư của mình ngay thẳng, đoan chính, trước hết phải có ý nghĩ thành thật. (thành ý)
Muốn có ý nghĩ thành thật, trước hết phải có nhận thức đúng đắn. (trí tri).
Mà con đường nhận thức đúng đắn chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn, lĩnh hội được cái nguyên lý của sự vật (cách vật)"

Như vậy, trong đoạn này, Khổng Tử không hề nói: trai hay gái mà chỉ nói đến thánh nhân. Ai làm được 8 bước này thì người đó là thánh nhân. Ai muốn làm thánh nhân thì làm theo 8 bước này. Đó là nguyên gốc của Khổng Tử.

Tiếp đến ý: trong bối cảnh mới. Vì là bối cảnh mới nên .... Hi. Tạm dừng bình luận kẻo các bạn nghĩ em hâm. Ai muốn nghe tiếp thì like ha!

-----
Chào các bạn! Xin được giới thiệu với các bạn 1 đoạn trao đổi trên facebook giữa tôi và anh Khang về chủ đề "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Đọc đi đọc lại tôi thấy chủ đề này hay và nên muốn đưa lên đây để chúng ta cùng biết và thảo luận.

Ở phần trên chúng ta đã biết được 8 bước để phát huy 3 cương lĩnh bao gồm : "Minh minh đức, Tân dân, Chỉ ư chí thiện" của Nho giáo. Vậy 3 cương lĩnh này dịch nghĩa Việt là gì? Xin được trích tiếp chương 1 - Thánh Kinh trong quyển Đại Học mà ngày xưa ai cũng phải học. Quyển này giống như ngày nay chúng ta ai muốn học Đại học đều phải học quyển Kinh Tế Chính Tri hoặc Triết học Mác Lê Nin.

Viết đến đây tôi chợt nghĩ đến hiện tại. Bạn dù không quan tâm lắm đến thời cuộc thì hẳn những năm gần đây bạn đều nghe nhiều lời bàn về giáo dục đại loại như: Nền giáo dục của chúng ta chậm, kém phát triển, không theo kịp với thế giới .... Rồi thì chúng ta nên bỏ bớt các môn đại cương trong bậc đại học để đi sâu hơn vào các kiến thức thực tế. Rồi sinh viên của chúng ta ra trường đều phải đào tạo lại ... Người ta bàn thế và người ta làm thật. Các trường thi nhau cắt bỏ các môn đại cương. Cắt bỏ xong lại hỉ hả tự hào rằng trường chúng ta theo kịp thời đại ... Các bạn sinh viên thì thi nhau chê bai như kiểu theo phong trào rằng trường tôi không đào tạo cái này, trượng nọ được đào tạo cái kia ... Và họ thi nhau đổi lỗi cho nhà trường ... Bản thân tôi nghĩ hình như cả xã hội (có cả bản thân tôi) đang nhầm lẫn. Nhầm lẫn lớn rằng học Đại học là ra để kiếm tiền để có công ăn việc làm. Sự nhầm lẫn này dẫn đến những yêu cầu và những đòi hỏi không đúng. Nếu chỉ để kiếm tiền và có công ăn việc làm thì người ta không cần phải học đại học. Thực tế đúng như vậy, tôi thấy nhiều người học kỹ thuật ra nhưng lại đi làm kinh doanh, nhiều người học kinh doanh lại đi làm kỹ thuật ....Rồi có những người học trường này nhưng lại làm nghề khác. Như vây không cần học đại học người ta vẫn làm được. Bản thân tôi đâu cần phải học đại học Bách Khoa nhưng tôi vẫn có thể thiết kế được website. Tôi tin một bạn nào đó chỉ học hết cấp 3 nhưng nếu cho làm nghề Nhân sự thì vẫn làm được. Có khi bạn đó lại làm tốt.

Vậy học đại học ra để làm gì? Học đại học ra để có nhận thức đúng đắn (trí tri). Mà con đường nhận thức đúng đắn chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn, lĩnh hội được cái nguyên lý của sự vật (cách vật). Đại học giúp ta trả lời câu hỏi tại sao ?

Nếu tôi có được cái quyền đề xuất thì tôi sẽ đề xuất cải cách: Bậc đại học sẽ chia ra làm ba cấp: cấp 0 - tiền đại học - học các môn đại cương về chính trị và đạo đức. Cấp 1 sẽ trả lời câu hỏi - Làm như thế nào ? Và cấp 2 sẽ trả lời câu hỏi - Tại sao lại làm như vậy?

Cấp 0: không cần thi cũng đỗ.
Cấp 1: phải học xong cấp 0
Cấp 2: phải học xong cấp 1

Chúng ta sẽ bỏ hệ cao đẳng và trung cấp đi.

Một chút về thời thế. Giờ quay lại vấn đề trên. Mời các bạn đọc đoạn trích :" Đạo học lớn cốt để biết phát huy đức sáng đức tốt đẹp của con người (Minh minh đức), đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện (Tân dân), khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất (Chỉ ư chí thiện).

Có hiểu được: phải đạt được 3 điều trên thì mới kiên định chí hướng. Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh. Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng.

Vạn vật đều có đầu đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước, cái gì sau, tức là đã tiếp cận với nguyên tắc của đạo rồi."

Sau chương 1 nói về tổng quan, quyển Đại học có tiếp 10 chương nữa để giải thích đủ 3 cương, 8 bước. Vì mọi người hay quan tâm đến "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" nên tôi tiếp tục chép lại 3 chương này (9,10,11). Vì nó là dịch nguyên gốc nên bạn hiểu đến đâu thì tự hiểu bạn nhé:

Chương 9: Tề gia.

1. Tề gia tức là chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, chủ yếu ở chỗ mình tu dưỡng tốt đạo đức. Bởi vì con người ta:
- Đối với người mình thân thích thì thường có sự thiên lệch;
- Đối với người mình kính sợ, thường có sự thiên lệch;
- Đối với người mình thương hại, thường có sự thiên lệch;
- Đối với người mình khinh miệt, cũng thường có sự thiên lệch;
Cho nên ưa thích ai lại biết được khuyết điểm của người ấy, khinh ghét ai lại biết được ưu điểm của người ấy. Người làm được như vậy là hiếm có trong thiên hạ.
2. Vì ngạn ngữ có câu: "Người ta không ai biết được tật xấu của con mình, không có ai cho rằng mạ ở ruộng mình tốt cả". Thế gọi là tự bản thân mình không tu dưỡng tốt thì không lấy gì chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc được.

--> Khó hiểu phải không bạn. Đố bạn biết Khổng Tử muốn nói gì ở đây?

Chương 10 - Trị Quốc

1. Muốn trị quốc tốt trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Bởi vì người trong gia đình, gia tộc mình giáo dục không được, mà lại có thể giáo dục được người khác thì đây là điều không thể có. Cho nên người quân tử không cần ra khỏi nhà mà vẫn giáo dục tốt dân một nước.
2. Đức hiếu với cha mẹ là nguyên tắc để thờ vua.
Đức đễ (kính) với anh là nguyên tắc để đối xử với người trên.
Đức từ (yêu thương, độ lượng) với các con là ngyên tắc để sai khiến, sử dụng dân chúng.
3. Thiên Khang Cáo có câu: "Vua yêu thương chăm lo cho dân giống như người mẹ chăm sóc bảo vê trẻ sơ sinh vậy". Nếu thành tâm tìm hiểu, nỗ lực chăm sóc bảo vệ trẻ sơ sinh, tuy là không thể hoàn toàn đạt ý nguyện của đứa trẻ, nhưng sai sót không là mấy. Chưa hề thấy cô gái nào học cách nuôi con trước rồi mới đi lấy chồng.
4. Một nhà thực hiện nhân ái, có thể dấy lên cả nước một phong trào nhân ái. Một nhà thực hiện khiêm nhường, có thể dấy lên cả nước một phong tục khiêm nhường. Còn nếu một người tham lam tàn bạo, tất dấy lên cả nước phạm thượng, làm loạn. Mối liên hệ tương quan chặt chẽ chính là như vậy. Đó gọi là một lời có thể làm hỏng cả công việc, một nước người có thể làm yên được nước nhà.
5. Vua Nghiêu, Vua Thuấn dùng nhân ái để quản lý thiên hạ. Nhân dân theo đó mà thực hiện nhân ái. Vua Kiệt, vua Trụ dùng bạo lực để quản lý thiên hạ. Dân chúng cũng theo đó mà làm loạn. Ra lệnh cho dân chúng thực hành nhân ái, nhưng mình lại tàn bạo thì dân nhất định chả nghe theo. Cho nên người quân tử, trước hết nên yêu cầu mình có điều thiện, sau đó mới yêu cầu người khác; yêu cầu mình đừng làm điều ác, rồi sau đó mới cấm chỉ người khác. Nếu bản thân mình che giấu những hành vi không phù hợp với đạo trung thứ, mà lại giáo dục được người làm theo đạo trung thức, từ trước đến nay chưa có ai làm được. Cho nên muốn trị nước tốt, trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc.
6. ... (dài quá)

Chương 11 - Hiệt củ - Bình thiên hạ. Chương này dài quá nên tôi thôi không chép. Khi nào có thời gian chúng ta sẽ tiếp tục.

Nếu bạn tinh ý thì thấy từ đầu đến giờ chưa có đoạn nào nói đến chủ đề của bài viết. Tại sao : Muốn tề gia, trị đước được nên biết về Nhân sự? Vì đơn giản: các công việc của Nhân sự để phục vụ điều này. Hãy nhìn vào sơ đồ dưới đây :

Để một tổ chức ổn định thì sẽ phải làm được các công việc như trên. Có một thực tế rằng ngày nay và cả trước kia con người ta không thể làm được cái điều : Một nhà thực hiện nhân ái, có thể dấy lên cả nước một phong trào nhân ái. Một nhà thực hiện khiêm nhường, có thể dấy lên cả nước một phong tục khiêm nhường. Với bản chất độc ác và thực dụng của con người như tôi đã nói ở phần : Thuyết pháp trị trong tạo động lực (motivation) và các công việc của nhân sự thì muôn đời sẽ không có chuyện nêu gương nhân nghĩa. Nếu công ty ra chính sách có lợi nhiều cho nhân viên thì chưa chắc đã được gọi là Nhân trị. Có khi nhân viên lại gọi đó là "những điều tôi đáng được hưởng" và họ lại đòi hỏi nhiều hơn. Lại có khi công ty ra 1 chính sách có lợi ít cho nhân viên nhưng nhờ PR tốt (khéo léo) nên nhân viên lại nói "công ty cho nhiều thế này cơ à?". Vì vậy nhân trị hay không lại nằm ở chỗ PR. Pháp trị hay không lại nằm ở chỗ chính sách.

Tinh thần Nhân trị được thể hiện ở câu: ai sinh ra cũng đều có tính tốt và điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Tinh thần này nếu tốt sẽ thúc đẩy con người ta sống chết vì điều người ta chịu ơn và xấu sẽ làm cho người ta đổi lỗi cho hoàn cảnh. Thực ra do tôi muốn tốt nhưng do hoàn cảnh nên tôi phải làm xấu.

Khác với tinh thần Pháp trị: ai sinh ra cũng đều có tính xấu và điều mình muốn người khác làm thì phải lấy lợi để dụ hoặc lấy hại để dọa. Tinh thần này tốt ở chỗ người ta sẽ vì bản thân họ để làm việc hết mình nhưng xấu ở chỗ sự gắn bó của người với người đều ngắn hạn.

Vì vậy theo tôi, một công ty khi ra chính sách phải luôn tuân thủ tinh thần Pháp trị nhưng khi công bố lại công bố theo tinh thần Nhân trị (luôn có 1 loạt các hành động nêu cao tính Nhân trị trong chính sách có tính Pháp trị đó). Ví dụ: Công ty chuẩn bị có chính sách tăng lương. Theo tư tưởng pháp trị: tăng lương là để khuyến khích và dụ những người có tài gia nhập công ty và ở lại. Nhưng khi công bố ra thì phải công bố theo hướng: Công ty thấy lạm phát tăng cao, nhân viên ăn ở khó khắn, đắt đỏ. Rồi công ty thấy có nhiều người tài trong công ty quá. Sau nhiều đêm vật vã, quyết định giảm bớt lợi nhuận để tăng lương cho anh em. Công bố như vậy thì anh em nào chả hỉ hả thỏa mãn. Công ty lại được cái tiếng.

Rồi, giờ bạn muốn bình ổn một tổ chức?

Đầu tiên bạn nên nắm được tinh thần Pháp Trị và Nhân Trị và không lẫn lộn. Thưởng 1 nhân viên đó không phải là Nhân Trị. Phạt một nhân viên đó không phải là Pháp trị.

Điều tiếp theo đó là: bạn cần xác định một mô hình cơ cấu tổ chức rõ ràng. ---> xác định quyền hạn, trách nhiệm công việc cho từng vị trí trong cơ cấu --> 5 công việc tiến hành song song: xây dựng hệ thống quản trị tri thức , các quy trình làm việc, xử lý các quan hệ nội bộ (liên kết nội bộ - nhân trị thể hiện ở chỗ này), xây dựng năng lực, tạo môi trường làm việc.

Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24's Search

14 thoughts on “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ – Muốn làm được điều này nên biết về Nhân sự

  1. Đức Khổng Tử không phải là không đề cập đến nam hay nữ mà là do bạn nghĩ không thông suốt đó thôi! Thời Đức ngài sống, nam nhi được coi là trụ cột của một gia đình, quán xuyến hết tất cả công việc, nói chung lại là tính gia trưởng rất cao thì há câu nói của Đức ngài cần gì phải diễn giải ra nhiều cơ chứ! Kiến thức con người bây giờ thật nông cạn về nho học quá!

  2. Trung Nguyễn 14.07.2012 at 09:23 - Reply

    tôi thấy bài viết rất hay, tôi muốn kiếm sách đầy đủ về bộ Luận Ngữ: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử. Bạn kinhcan24 có thể giúp tôi ? tôi ở tp.HCM

    • Dạ, quyển này có bán tại các hiệu sách đấy anh ạ. Tên của nó là : Luận Ngữ. Quyển rất dày và to. Anh chịu khó tìm nhé!

      • Trung Nguyễn 21.07.2012 at 10:30 - Reply

        Tôi cũng vào mấy nhà sách nhưng không thấy, tôi sẽ kiếm thêm nhà sách khác. Cám ơn anh.

  3. Bài viết nói lên sự hiểu biết theo chiều sâu của tác giả, rất sáng tạo và có tính nghệ thuật cao. Tôi thực sự rất ngưỡng mộ tư tưởng của khổng tử, nhưng chính anh, chính bài viết này đã khiến tôi hiểu sâu hơn, thấu đáo hơn một số khía cạnh trong tư tưởng Khổng tử. Cảm ơn anh rất nhiều, hi vọng sẽ có nhiều bài viết mang tính chất nghiên cứu, phân tích hơn nữa của anh và những người đang sống theo tư tưởng Nho học tiến bộ, để độc giả có thể có cái nhìn mới về (cái cũ) nét văn hóa bản sắc phương đông, qua đó hấp thụ những tri thức “tinh túy” để phát triển bản thân, góp phần nhỏ bé vào “bình thiên hạ”

  4. Tôi rất thích câu nói này! Nhưng tại sao lại là muốn làm được điều này, mà không phải là việc này là việc phải làm, và bắt đầu từ việc Tu Thân!

  5. Thời đại toàn cầu hóa rồi 7 thói quen của Stephen, não bộ của Tony Buzan đây mới là hữu ích theo quan điểm của cá nhân tôi.

  6. nói thì theo ngiên cưu nho học , nhưng tôi thấy app vào đời sống vẫn rất đúng rất nhiều cái , rất đáng để học hỏi để tiến bộ về tư tưởng ,, khi đó mới hi vong tiến bộ về bản thân và sự nghiệp gia đình và tất cả , hiểu biết con người và xh thì xem như thánh mất rồi, mà hiểu một nửa và làm được một nửa thôi thì cúng xem như xuất chúng trong xh rồi, đọc và hiểu thì tôi tin rất nhiều người làm được , nhưng riêng về vẫn đề “cách vật” tôi nghĩ 100 người hiểu thì 101 người làm không được ,chắc mai tôi đi thiến dái

  7. bai ban viet rat sau sac va rat hay ve moi con nguoi ton tai tren coi doi nay. theo minh cach lap luan cua ban nen dao nguoc lai thi hay hon. Vi tai sao: minh chi noi mot cach don gia nhu sau: neu minh noi mot dang minh lam mot neo chac chan khong co ai phuc minh. cho nen theo minh ne doi la: tu than, te gia, tri quoc, binh thien ha. minh lam tu viec nho den viec lon ban nhe

  8. Huỳnh thị thanh thương 10.06.2015 at 21:54 - Reply

    Lam on up gium minh chuong binh thien ha minh dang can gap lam. Cam on

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *