Ý nghĩa của tỷ lệ thôi việc ( turnover rate ) – tốc độ thay đổi nhân viên …

Hôm nay, trong lúc đang "vẽ" tài liệu chuẩn bị auditcisco ( Kc sẽ có 1 bài về nó sau ), tự dưng kc đọc được 1 bài về tỷ lệ thôi việc và thế là 1 câu hỏi đặt ra trong đầu: Ý nghĩa của tỷ lệ thôi việc ( turnover rate ) - tốc độ thay đổi nhân viên ... là gì ?

Đầu tiên có lẽ ta nên thống nhất cách hiểu và công thức tính: Tỷ lệ thôi việc, đơn giản thì được hiểu là tốc độ thay đổi nhân viên của đơn vị hay công ty. Tốc độ này được đo hàng tháng và đo hàng năm. Công thức tính của nó đơn giản:
Turnover = Tổng Số thôi việc ( chỉ tính nhân viên chính thức )/Nhân sự TB ( chỉ tính nhân viên chính thức )
Ví dụ:

Số nhân sự Thôi việc trong tháng(Bao gồm giảm biên chế) Thôi việc trong tháng (Ko tính giảm biên chế)
T1 134 3 3
T2 129 2 1
T3 143 4 7
T4 150 1 4
T5 124 5 7
T6 143 7 5
T7 128 6 7
T8 134 1 1
TB 145
Tổng 40 26
Turnover 19% 15%
(Tổng Số thôi việc/Nhân sự TB) - Số liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Nhìn vào bảng này ta có thể thấy chúng ta nên chia ra thôi việc chủ động và thôi việc bị động ( cho thôi việc ) để tính làm căn cứ đo và đưa ra chính sách.  Về cơ bản thì những thông số kc vừa đưa ở trên, ai cũng biết và ai cũng có thể chém được. Nhưng để hiểu sâu vào bên trong cái số 23% kia là cái gì thì kc thấy có nhiều ý kiến khác nhau. Và ai cũng đúng cả. Để góp thêm vào vườn hoa muôn màu muôn vẻ đó, kc cũng có đôi suy nghĩ riêng.
Ẩn sau cái tỷ lệ turnover là điều gì ? Cũng giống như trong bài về Corecompetency, kc muốn ví von 1 chút để chúng ta dễ hiểu: cứ coi như doanh nghiệp là 1 cá thể sống thì tỷ lệ turnover cho ta thấy được sức khỏe của hệ bài tiết. Cũng giống như việc đi tiểu tiện, nếu ngày 1 - 3 lần thì không sao nhưng nếu nhiều quá hoặc không đi lần nào thì chứng tỏ thận của chúng ta đang có vấn đề. Và suy rộng hơn cơ thể của chúng ta đang cần phải đi khám ngay lập tức. Từ cách ví von này, turnover rất chính là 1 chỉ số của bác sỹ đánh giả khả năng "lọc" người của doanh nghiệp.

Giả sử turnover của công ty bạn là 25% thì điều này có nghĩa là gì ? Điều này có nghĩa là năm vừa rồi công ty của bạn có 1/4 số người ra đi và thay vào đó là 1/4 số người mới. Một cách tính đơn giản để chúng ta dễ hiểu như sau: Giả sử tỷ lệ thôi việc là 25% và không đổi. Năm 1 cty có 100 người. Năm 2, do tỷ lệ là 25% nên cty sẽ có 25 người mới và 75 người cũ. Năm 3, cty sẽ có 25 người mới, 25 người 1 năm và 50 người cũ . Năm 4 cty sẽ có 25 người mới, 25 người 1 năm, 25 người 2 năm và 25 người cũ. Năm 5 cty : 25 người mới, 25 người 1 năm, 25 người 2 năm, 25 người 3 năm. --> Sau 5 năm gần như công ty thay xác hoàn toàn, không mấy ai có nhiều kinh nghiệm và gắn bó với công ty quá 3 năm. Thật đáng sợ với kết luận này. KC chắc bạn cũng còn có thể suy ra nhiều điều nữa. Vậy suy nghĩ của bạn là gì khi đọc được kết luận này ?

Trên đây chỉ là 1 phần nhỏ chúng ta sẽ đọc được từ con số turnover đó. Tiếp theo chúng ta còn có để luận nó như:
- Tỷ lệ nghỉ việc bằng 0 nghĩa là gì?
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc của doanh nghiệp thấp hoặc thậm chí bằng 0 không nói lên được rằng doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Giống như cơ thể, bạn không bài tiết thì điều đó có nghĩa là cơ thể bạn đang bị bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân của hiện tượng này, chẳng hạn như thiếu cơ hội việc làm trong khu vực, những ràng buộc về tài chính khiến nhân viên không dám nghỉ việc, hình ảnh của doanh nghiệp không được tốt khiến các nhà tuyển dụng tránh xa doanh nghiệp, hoặc cũng có thể là doanh nghiệp có quá nhiều nhân viên già, không muốn thay đổi công việc nữa. Một lý do nữa là, có thể nhân viên của doanh nghiệp này không được đánh giá cao. Những nhà tuyển dụng thực thụ luôn luôn tìm cách đánh cắp nhân tài từ các công ty khác, kể cả trong giai đoạn khó khăn. Nếu chẳng có ai đánh cắp (hoặc ít nhất là tìm cách đánh cắp) nhân viên của bạn thì có nghĩa là đám nhân viên này chẳng có giá trị gì mấy.

- Tỷ lệ nghỉ việc < 4%: thì có thể sẽ kìm hãm sự vận động nội bộ, làm nhân viên thất vọng (có thể sẽ dẫn đến nghỉ việc sau này) và hạn chế sự phát triển tài năng của cá nhân. Điều đó có nghĩa là bạn đánh mất rất nhiều lợi ích mà đội ngũ nhân viên mới có thể mang lại cho tổ chức (ý tưởng mới, kỹ năng mới, trí tuệ cạnh tranh). Lực lượng thuê mới cũng có thể được coi là chất xúc tác cạnh tranh vì nhân viên hiện tại sẽ cảm thấy bi đe dọa khi phải cạnh tranh với tài năng mới. Ngoài ra chúng ta còn có thể đọc vị tỷ lệ này như sau:
1. Cán bộ quản lý không xác định được và sa thải các nhân viên yếu kém 1 cách kịp thời.
2. Nhân viên của doanh nghiệp bạn thực sự không được đánh giá cao nên các nhà tuyển dụng không để ý đến.
3. Doanh nghiệp có tỷ lệ luân chuyển nội bộ cao, nguyên nhân có thể là nhân viên vẫn yêu doanh nghiệp nhưng luân chuyển trong nội bộ rất nhiều do cán bộ quản lý tồi hoặc chương trình phát triển kém.
4. Doanh nghiệp không tuyển mới hoặc tuyển rất ít. Điều này làm cho bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp bị cùn đi vì ít hoạt động. Không tuyển mới trong 1 thời gian dài cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tiếng tăm “nơi làm việc tốt nhất” và hình ảnh của doanh nghiệp vì mọi người sẽ quên mất doanh nghiệp bạn.
Đây là kết luận bởi Dr. John Sullivan được dịch bởi Ms. Phạm Thị Quyên do kc tìm được. Điều này gần như đã bác bỏ 1 phần ý kiến của kc trước kia:
Tỷ lệ % nhảy việc rút ra được điều gì?- < 3%: Tỷ lệ này chứng tỏ công ty chị có mọi thứ đều tốt. Có chăng lỗi là ở người sếp. Các sếp nên xem lại 1 số tư thế, cách nói năng và giao việc của mình mà thôi.
- 3 – 5%: Đánh giá là ” tỷ lệ này cũng chả có gì đáng ngại”. Lỗi nhiều là ở hệ thống lương. Chị xem lại hệ thống lương. Bên cạnh đó lỗi ở sếp vẫn tính vào tỷ lệ này.
- 5 – 8%: Công ty chị đang gặp vấn đề rồi. Ngoài vấn đề “sếp”, “lương”, chị còn thêm vấn đề về “cơ hội phát triển và thăng tiến”. Chị nên xem lại hệ thống đào tạo phát triển của cty và các chức danh xem thế nào?
- 8 – 10% : Tỷ lệ cảnh báo . Cty chị chắc đang gặp vấn đề về văn hóa dn. Chị hẳn đã thiếu đi những buổi PR nội bộ rồi. Xem lại kỹ từ vấn đề lương, cơ hội thăng tiến và văn hóa nhé.
- >10%: Ngoài những yếu tố trên, chắc yếu tố môi trường vĩ mô toàn ngành tác động như xu hướng nhảy việc của toàn ngành chả hạn. Hi. Cách tốt nhất là chị xem lại tổng thể hoặc … xin nghỉ việc đi là vừa.

Cứ tạm thời cho rằng ý kiến của Dr. John Sullivan là đúng. Vậy đọc vị các tỷ lệ > 4% tiếp theo sẽ là gì ?

- Phải chăng tỷ lệ 4% - 10% là tỷ lệ chấp nhận được và doanh nghiệp nên duy trì. Nếu thế thì công ty 100 nhân viên mà ta đã đề cập ở trên mỗi năm phải tìm cách thay thế 4 - 10 nhân viên ? Kc thử đặt lại bài toán giống trên: Năm 1 : 100; năm 2: 10mới 90cũ; năm 3: 10 mới 10 1năm 80cũ; năm 4: 10mới 10 1 năm 10 2năm 70 cũ; năm 5: 10 mới 10 1 năm 10 2 năm 10 3 năm 60 cũ; năm 6: 10 mới 10 1 năm 10 2 năm 10 3 năm 10 4 năm 60 cũ .... Bạn có hiểu kc đang tính gì không ? Tóm lại với tỷ lệ thôi việc cố định 10% thì sau 10 năm, cty sẽ có 10 nhân viên làm việc ở công ty 10 năm, 10 nv làm việc 9 năm, 10 nv 8 năm; 10 nv 7 năm ... Con số này tuyệt vời. Công ty luôn có người mới và có người gắn bó, có kinh nghiệm. Vậy là ở đây ta có thêm kết luận: nhân sự phải duy trì tỷ lệ thôi việc từ 4 - 10% ( chỉ số KPI ) nếu < hoặc > thì sẽ mát thưởng.

- Vậy đọc vị của tỷ lệ > 10% là ?
1. Doanh nghiệp không xác định được chính xác nguyên nhân thực sự tại sao mà các cá nhân quan trọng nghỉ việc (thường bằng cách tiến hành phỏng vấn thôi việc) nên không ngăn chặn được các trường hợp nghỉ việc khác về sau.
2. Tốc độ thay thế các vị trí trống quá thấp, ảnh hưởng xấu tới việc kinh doanh.
3.Nhân viên giỏi ra đi mà không báo trước hoặc báo trước rất ít thời gian.
4. Người nghỉ việc là trưởng nhóm hoặc cán bộ quản lý 1 bộ phận quan trọng.
5. Người nghỉ việc là người lãnh đạo về mặt đường lối hoặc luôn có sáng kiến cải tiến.
6. Người nghỉ việc là Nhân viên có kỹ năng/kiến thức đặc biệt quan trọng
7. Người nghỉ việc là Nhân viên duy nhất có kiến thức/kinh nghiệm trong 1 lĩnh vực quan trọng của doanh nghiệp.
8. Người nghỉ việc là Nhân viên nắm được rất nhiều mối liên hệ và kinh nghiệm.
9. Người nghỉ việc là Nhân viên đang làm công việc đặc biệt quan trọng.
10.Người nghỉ việc là Nhân viên làm công việc tạo ra doanh thu hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.
11. Người nghỉ việc là Nhân viên thuộc đơn vị kinh doanh quan trọng
12.Người nghỉ việc là Nhân viên linh hoạt hoặc có kinh nghiệm quốc tế.
13.Người nghỉ việc là Nhân viên làm việc rất tốt hoặc ở vị trí chủ chốt nghỉ việc và sang làm cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
14.Người nghỉ việc là Nhân viên là mắt xích trong một kế hoạch liên tiếp.
15.Người nghỉ việc là Nhân viên có tiềm năng lớn ra đi vì không có cơ hội phát triển.
16.Người nghỉ việc là Nhân viên tốt nhưng bị cho nghỉ việc trong quá trình cắt giảm hoặc sát nhập do chưa đủ thâm niên hoặc do quá trình cắt giảm yếu kém, không căn cứ vào hiệu quả công việc.
17.Không có sẵn ứng viên nội bộ hoặc bên ngoài có thể thay thế được.
18.Nhân viên nghỉ việc và sau đó đưa ra nhận xét ko hay về doanh nghiệp trên một kênh thông tin đáng tin cậy hoặc khiếu nại doanh nghiệp
19.Người nghỉ việc là người nổi tiếng hoặc là biểu tượng trong ngành.
20.Sự ra đi không tính toán trước của một trong số các giám đốc điều hành được nhiều người biết đến.
21.Doanh nghiệp và các cán bộ phụ trách tuyển dụng có thể bị ảnh hưởng khi họ quyết định sa thải một nhân viên tồi song lại không thể tuyển người thay thế bởi chính sách thắt chặt tuyển dụng của doanh nghiệp
22. Một đợt cắt giảm nhân sự lớn hoặc một xì căng đan đình đám nhiều người biết, khiến cho các nhân viên ở lại bắt đầu nghĩ đến việc ra đi, điều này ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp trong vai trò sử dụng và tuyển dụng lao động.

Bài có sự tham khảo của bài của Dr. John Sullivan được dịch bởi Ms. Phạm Thị Quyên. Ý kiến của bạn là gì về tỷ lệ này vậy ?

1. Tỷ lệ nghỉ việc thấp do cán bộ quản lý không xác định và sa thải các nhân viên yếu kém 1 cách kịp thời.
2. Tỷ lệ nghỉ việc thấp do nhân viên của doanh nghiệp bạn thực sự không được đánh giá cao nên các nhà tuyển dụng không để ý đến.
3. Doanh nghiệp có tỷ lệ luân chuyển nội bộ cao, nguyên nhân có thể là nhân viên vẫn yêu doanh nghiệp nhưng luân chuyển trong nội bộ rất nhiều do cán bộ quản lý tồi hoặc chương trình phát triển kém.

Bonus thêm tông tin cho cả nhà vì Kc thấy mọi người hay search từ khóa tỷ lệ nhảy việc năm nay  2010: 12,9% theo khảo sát của Towers Watson trong 6 tháng đầu năm 2010
Anh xem ở đây nhé:
http://vneconomy.vn/20100706091935879P0C5/…ng-tang-135.htm
Nếu 6 tháng đầu năm công ty anh > 12,9% thì coi như đang ở mức báo động. Ngoài ra còn phải tính mức ngành nữa. Đây mới chỉ là mức toàn thị trường. Anh hỏi mấy công ty cùng lĩnh vực với công ty anh xem.
Công ty thuộc lĩnh vực gì nhỉ? Em quên mất rồi!

15 thoughts on “Ý nghĩa của tỷ lệ thôi việc ( turnover rate ) – tốc độ thay đổi nhân viên …

  1. Bạn ơi! Bạn phải tính toán kỹ về mức độ tỷ lệ. Với công ty 100 người thì 10% có vẻ ok nhưng công ty 20 người thì 10% chưa chắc đã ok. Bạn nên tính kỹ. Bài viết chỉ có tính tham khảo đối chiếu thôi bạn ạ!

  2. Phạm Thị Hải Thi 24.02.2011 at 20:48 - Reply

    Chị nghĩ cách tính ở trên thích hợp cho Công ty mà nhân viên chủ yếu là nhân viên văn phòng. Nếu nhà máy thì cách tính này không ổn, vì số lượng công nhân thay đổi mà tỉ lệ 15% là bình thường.
    Nên chăng phải tính tỉ lệ staff turn over của từng bộ phận?

    • Đây là bài viết mang tính lý thuyết và định hướng thôi chị ạ. Còn thực tế sẽ khác. Mỗi ngành, mỗi nghề sẽ có tỷ lệ khác nhau. Tỷ lệ chấp nhận được cũng khác.

  3. Huyen Nguyen 07.07.2011 at 11:55 - Reply

    Đề nghị bạn có thêm nhiều bài viết phân tích ý nghĩa về các tỷ lệ trong quản lý nhân sự nữa nhé. Mọi người có nhiều kiến thức thêm về nó. Thanks bạn rất nhiều

  4. Cách diễn dãi thì ok nhưng nhìn vào bảng tính thì tính nhẩm hoài không ra con số như kinhcan đưa ra. Tháng 1 có 134, giảm 3 mà tháng 2 có 129 (mất đi đâu 2 người?). Số lượng nhân sự TB tính như thế nào ra con số 145? Hay số liệu là cho đại ko có logis theo toán học? Rất mong được diễn giải thêm để mình được hiểu rõ hơn về cách tính trong thực tế. Thanks.

  5. Vũ Thu Hiền 16.05.2012 at 14:54 - Reply

    Đang tìm kiếm thông tin về món này gặp ngày được bài của kc thật tuyệt, trước kia công ty mình có một bác là Alaine Khaat nguyên là phó chủ tịch của Johnson & Johnson về tư vấn bác ấy cũng nói là với Công ty mình khoảng 300 người thì tỷ lệ chỉ nên < 10% thôi. Thank KC.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *