Dear em!
1 báo cáo phải đủ:
- Ngắn để lãnh đạo đọc được.
- Phân tích chiến lược so sánh với ngành và các công ty khác
Mục tiêu giảm báo cáo số liệu, tăng báo cáo phân tích và dự đoán. Cứ giả sử mình là anh Sơnnh, anh Hiếuhx. Vậy thì mình sẽ cần nhân sự báo cáo số liệu gì? phân tích gì ? và dự đoán gì ?
Cho nên, anh đang nghĩ đến việc cải tiến báo cáo sao cho nó có các nội dung sau:
1. Tổng hợp chung:
- Tình hình nhân sự chung : cho biết sự thay đổi về số lượng nhân sự của công ty từ đó biết được lượng tăng giảm của nhân viên chính thức, thử việc.
- Tỷ lệ nhảy việc: Số lượng nhân viên rời (trong thời gian đã qua ) chia cho số trung bình của nhân viên (trong trong thời gian đã qua ) làm việc.
Lưu ý: Không tính nhân viên thử việc. Và tách giữ thôi việc chủ động và cho thôi việc
Tỷ lệ này cho biết : tỷ lệ càng cao thì chi phí tuyển dụng càng lớn .... ( còn nữa )
- Cơ cấu theo công việc: Cơ cấu này cho biết tỷ lệ an toàn giữa các khối đảm bảo cho hoạt động công ty. Cần so sánh với ngành và các công ty khác để đánh giá
2. Tuyển dụng:
- Tình hình tuyển dụng chung khối: Cho biết mức tăng giảm, chi phí cho từng khối
- Tổng số CV / đợt tuyển dụng (đối với từng chức danh).
Chỉ số này đo lường mức độ hiệu quả truyền thông của bạn, số lượng CV bạn nhận được nhiều có thể là do danh tiếng công ty bạn có thể do truyền thông tốt, có thể do công việc hấp dẫn.
Bạn cần làm một bảng đánh giá hỏi lại ứng viên để xem xét xem số lượng CV của bạn nhiều hay ít vì lý do nào để cải tiến cho các đợt tuyển dụng sắp tới.
- Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu:
Đó là mức các ứng viên đạt các yêu cầu cơ bản theo tiêu chuẩn của bạn.
Tỷ lệ này =
Nếu tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ bạn đã truyền thông những cốt lõi của bạn đến các ứng viên, điều này giúp bạn đỡ vất vả trong việc lọc hồ sơ ứng viên.
Nếu tỷ lệ này quá thấp, chứng tỏ bạn đã không truyền thông cho ứng viên hiểu tiêu chuẩn, nội dung công việc và điều kiện công việc là gì (quan trọng là họ có thể hiểu được các thông điệp của bạn).
- Chỉ số hiệu quả quảng cáo tuyển dụng:
Tổng chi phí / Tổng số CV. Chỉ tiêu này xác định xem để thu được một CV bạn mất bao nhiêu đồng.
Số người tuyển được/từng kênh
3. Đào tạo:
- Tình hình đào tạo chung khối: Cho biết mức độ quan tâm đến đào tạo, chi phí đào tạo cho từng khối
- Chi phí huấn luyện / NV
Chi phí huấn luyện cho bạn biết bạn đang đầu tư cho một nhân viên bằng bao nhiêu.
Chi phí huấn luyện trung bình = tổng chi phí / tổng nhân viên. Lưu ý, bạn nên tính chi phí theo chức danh.
Trong đó tổng chi phí gồm chi phí thuê giảng viên (hoặc giảng viên nội bộ), các giáo trình, phương tiện…< - Tỷ lệ nhân viên đào tạo:
Tỷ lệ này được tính cho số nhân viên được đào tạo / tổng số nhân viên cần đào tạo áp dụng cho cùng một chức danh và lĩnh vực đào tạo nào đó.
Bạn có thể dùng các tỷ lệ nhân viên được đào tạo nội bộ hay đào tạo bên ngoài.
4. Lương :
- Tình hình lương thưởng chung của các khối: Cho biết mức độ tăng giảm lương cho từng khối.
- Mức thu nhập trung bình:
Công thức: =
Khi xem xét mức thu nhập trung bình toàn công ty, giúp bạn xem xét mức thu nhập trung bình của công ty bạn đã phù hợp hay chưa với thu nhập trung bình của ngành hay các đối thủ cạnh tranh khác.
- Mức thu nhập theo chức danh:
Mức thu nhập trung bình không phản ánh một cách chính xác thu nhập của các chức danh trong công ty của bạn.
Ngoài ra, bạn cần xây dựng mức thu nhập trung bình của từng chức danh để xây dựng quy chế lương (click vào để xem về xách xây dựng quy chế lương).
Công thức: =
Khi xem xét mức thu nhập trung bình theo chức danh, giúp bạn xem xét mức thu nhập trung bình của công ty bạn đã phù hợp hay chưa với thị trường.
- Tỷ lệ chi phí lương:
Công thức:
Bạn cũng cần xem xét xem mức chi phí này đã hợp lý chưa, có phù hợp với tỷ lệ trong ngành hay không?
5. Nội quy, quy chế:
- Tỷ lệ mức độ vi phạm nội quy:
Tỷ lệ này bằng số lượng vi phạm trong một tháng.
Bạn có thể phân loại vi phạm theo bộ phận, nếu gom theo lĩnh vực thì càng tốt, ngoài ra bạn có thể phân làm mức độ nghiêm trọng của vi phạm.
- Tổng thời gian đi làm muộn toàn công ty:
Bạn xem xét tổng thời gian đi muộn từng tháng, và so sánh sự tăng giảm của nó để có các biện pháp quản trị thích hợp.
So sánh thời gian đi làm muộn của các bộ phận
Công thức:
Dựa vào chỉ số này, bạn biết rằng bộ phận nào bị mất thời gian nhiều nhất, do vậy bạn sẽ có biện pháp để hạn chế.
- Tỷ lệ ngày nghỉ, ốm:
Tỷ lệ ngày nghỉ, công thức =
Nếu công ty có tỷ lệ này cao, bạn cần xem xét lại các nguyên nhân để khắc phục.
6. Các hoạt động nhân sự khác :
Từ các nội dung này, bắt đầu anh nghĩ đến việc tiếp theo là tạo ra các bảng số liệu về nó. Ví dụ:
1. Tổng hợp chung:
- Tình hình nhân sự chung:
Nội dung Năm 2010
Số lượng 30/07/2010 30/08/2010 Thay đổi / Ghi chú
(1) (2) (3)=(2)-(1)
Chính thức đầu kỳ 161 164 Chính thức đầu kỳ tháng sau = chính thức đầu kỳ tháng trước + ký chính thức tháng trước
Thử việc tính đến cuối tháng 6 12 Thử việc mới tháng sau = thử việc tháng sau + ký chính thức trong tháng sau – thử việc tháng trước
Ký chính thức trong tháng 3 2
Thời vụ 1 1 0
Tổng số 171 179 +5
- Tỷ lệ nhảy việc:
Số nhân sự Thôi việc trong tháng
(Bao gồm giảm biên chế) Thôi việc trong tháng
(Không tính giảm biên chế)
T1 179 3 3
T2 179 2 1
T3 173 8 5
T4 168 3 3
T5 167 10 6
T6 163 7 5
T7 168 6 3
T8 173 1 1
Trung bình 171,3 5 3,4
Tỷ lệ thôi việc 23% 16%
(Tổng Số thôi việc/Nhân sự TB)
- Cơ cấu theo công việc:
Khối Số lượng Tỷ lệ % Ghi chú
(1) (2)=(1)/(3)
Khối Kinh doanh 57 32,95 Cán bộ Kinh doanh/Trợ lý
Khối Đầu tư PT – Tư vấn 14 8,09 Tư vấn + Marketing
Khối Kỹ thuật 55 31,79 Dịch vụ triển khai + Dịch vụ khách hàng + Giải pháp CN
Khối Chức năng/Hỗ trợ 40 23,12 Kế toán/Muahàng/Hành chính/Nhân sự/Quản lý chất lương
Ban Giám đốc+ Trợ lý 7 4,05
TỔNG CỘNG 173 100%
2. Tuyển dụng:
- Tình hình tuyển dụng chung theo khối:
-
Khối Kế hoạch tháng Phát sinh tháng
(Yêu cầu Tuyển thay thế hoặc tuyển do thay đổi KH) Tổng yêu cầu Thực hiện % so % so
Tổng yêu cầu Kế hoạch
(1) (2) (3)=(1)+(2) (4) (5)=(4)/(3) (6)=(4)/(1)
Khối chức năng hỗ trợ 0 0 0 0 0% 0%
Khối Đầu tư PT – Tư vấn 1 10 11 0 0% 0%
Khối Kinh doanh 1 6 7 0 0% 0%
Khối Kỹ thuật 1 3 4 0 0% 0%
TỔNG CỘNG 3 19 22 0 0% 0%
- Tình hình tuyển dụng theo vị trí:
Vị trí tuyển dụng Số lượng Đã tuyển CV đã nộp Gọi phỏng vấn Chi phí Ghi chú
Tổng hợp 15 12
Cán bộ Kinh doanh TT KD #8 2 1
CB Tư vấn (MS) 3 2
Kỹ sư Giải pháp 2 2
CB Triển khai 4 3
Trợ lý bảo hành 1 1
Quản trị mạng 2 2
CB Đào tạo 1 1
v.v.
Đại loại như thế. Vì bảng số liệu này là phân tích nên chắc sẽ phải có hướng dẫn lấy số liệu từ đâu và các mau bieu di kem để lấy số liệu đó. Em thấy thế nào ?
Anh
tăng báo cáo phân tích và dự đoán. Cứ giả sử mình là anh Sơnnh, anh
Hiếuhx. Vậy thì mình sẽ cần nhân sự báo cáo số liệu gì? phân tích gì ?
và dự đoán gì ?
hahaha…. Tội nghiệp em tui quá!
Trong một hội chợ triễn lãm hàng tiêu dùng, có một gian hàng được rất nhiều người chú ý. Ở gian hàng ấy, người ta đang rao bán 03 con khỉ.
Con khỉ thứ nhất được rao bán với giá 200 USD. Người bán hàng giới thiệu, con khỉ này rất giỏi, cái gì cũng biết làm, từ dọn vệ sinh, pha trà, làm kế hoạch, báo cáo và nhiều loại công việc khác mà chủ yêu cầu.
Con khỉ thứ 2 có giá 500USD. Người bán hàng quảng cáo là nó có thể làm được tất cả những việc con khỉ thứ nhất làm. Ngoài ra, nó còn biết làm vui lòng ông/bà chủ.
Con khỉ thứ 3 còn ấn tượng hơn, người ta thấy nó thật đẹp, lông được chải chuốt óng ả, ngồi chiễm chệ trên salon giữa gian hàng uống trà trông rất điệu nghệ. Một vị khách tò mò hỏi: Thế con khỉ này giá bao nhiêu?
Người bán hàng trả lời: Nó thì mắc à! Giá của nó là 2.000USD.
Vị khách ngạc nhiên hỏi: Sao mắc thế? Nó còn làm được gì siêu lắm à?
Người bán hàng bình thản trả lời: Nó không làm gì cả.
Vị khách kinh ngạc hỏi: Không làm gì sao mắc dữ vậy? Ông đùa à?
Người bán hàng ngơ ngác: Tôi không biết. Nhưng tôi thấy 2 con khỉ kia kêu nó bằng sếp!
Cảm ơn anh
Cám ơn em.
Rất hữu ích. Thanks a KC