Các mẫu người thường thấy của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

(Tiếp bài trước: https://goo.gl/LG3mLL ) Một ngày đẹp trời, hắn đang làm báo cáo tuyển dụng bỗng nhận được cuộc điện thoại của cậu em Cu li. “Alo anh. Rảnh không? Xuống uống nước với em một tí. Em có việc tạt qua công ty anh”. Hắn ngước nhìn đồng hồ rồi nói “Ok! Đợi anh mười phút. Anh làm nốt cái báo cáo rồi xuống ngay. Ngồi luôn quán cũ nhé!”. “Ok anh”. Đã phải hơn mấy tháng từ cái hồi uống lo nước đến độ phải chạy bán sống bán chết vào nhà vệ sinh với thắng em, giờ hắn mới thấy điện thoại của nó. Sắp xếp công việc xong, xuống café với Cu li.

Cậu em hỏi: “Anh có gì hot (mới) không ?”. Hắn: “Có chứ! Để anh kể chú nghe câu chuyện anh mới phỏng vấn. Hôm trước anh mới phỏng vấn một ứng viên là nữ có kinh nghiệm làm việc phù hợp, có gia đình và hơn 30 tuổi. Sau khi hỏi một vài câu liên quan đến kinh nghiệm làm việc và đưa ra một vài tình huống để kiểm tra năng lực theo mô hình STAR, thấy khá ổn, anh hỏi "Điểm mạnh nhất của em là gì?" em trả lời "Dạ, em là phụ nữ". Anh bất ngờ cười, em liền giải thích "Dạ, em nghĩ phụ nữ làm sẽ hợp hơn là nam giới khi làm công việc mà anh đang tuyển. Hơn nữa nghề tư vấn bán hàng qua điện thoại thường phù hợp với phụ nữ. Phái nữ làm tốt hơn nam giới vị họ nhạy cảm hơn và mềm mại hơn "”. “Được không?” Hắn hỏi cậu em, cưới rồi nói tiếp . “Anh hỏi tiếp "thế điểm yếu nhất của em là gì?", em trả lời "Dạ, em là phụ nữ ạ". Anh lại tiếp tục bất ngời. Em ý lại thủng thẳng "trong CV em đã đề rõ em đã có gia đình. Chính vì vậy em rất khó làm việc ngoài giờ quá nhiều và cũng ngại phải đi công tác". Anh lại tiếp "Nhưng công việc yêu cầu em phải đi lại nhiều, làm việc giờ giấc cũng không đúng với giờ hành chính?". Em ấy thỏ thẻ "Em biết kiểu gì anh cũng nói thế. Nhưng em nghĩ công việc này không cần phải như vây. Em mà được nhận việc này, nếu có như anh giả định, em sẽ bàn bạc hướng giải quyết với anh sau".

Hắn khoái trá hỏi cậu em: “Chú thấy em ý có thành thật không? Chuẩn bị rất kỹ, bắt bài nhà tuyển dụng luôn”. Cậu em gật gù “Anh làm tuyển dụng vui nhỉ. Gặp bao nhiêu là người”. “Chuyện! Vui quá ý chứ. Chú cũng là một trong những người đặc biệt đấy. À, mà chả lẽ chú đến chỉ để nghe anh nói về tuyển dụng ? Thế chú có gì mới không ?”.

Cậu em Cu li mỉm cười bảo “Em vừa mới đi phỏng vấn. Tiện qua chỗ anh ghé chơi. Em vừa ngẫm cái này, đố anh có bao nhiêu mẫu người phỏng vấn ?”. Hắn vỗ đùi cái đét “Câu hỏi hay nhưng anh không biết. Chú nói anh nghe xem nào ?”.

Và đây là 7 dạng người mà chú em của hắn liệt kê ra:

1. Những người tuyển dụng lạnh lùng hoặc cố tạo ra tình huống: mẫu người này hay tạo thêm áp lực và thử thách cho ứng viên trong quá trình tìm việc hoặc đơn giản họ không giống như những người phỏng vấn bình thường.
2. Người phỏng vấn cẩu thả hoặc thiếu chuyên nghiệp : Kiểu người phỏng vấn này đến muộn, hoàn toàn không chuẩn bị, quên CV của ứng viên, thậm chí còn đến nhầm phòng phỏng vấn.
3. Người phỏng vấn nói nhiều: mẫu người thích nói quá nhiều về công việc, công ty và rất nhiều vấn đề khác đến nỗi không cho ứng viên thời gian để “PR” bản thân.
4. Người phỏng vấn thiếu năng lực hoặc bị ép đi phỏng vấn : Đây là người phỏng vấn không nắm rõ nhiệm vụ của mình, đặt ra những câu hỏi không liên quan và tỏ ra lúng túng.
5. Mẫu người thích dùng công cụ: là những người hở ra 1 tí là dùng bài test, đánh giá như DISC, MBTI ...
6. Mẫu người thích dạy đời hoặc quan tâm thái quá: Mẫu này giống mẫu số 3 nhưng lại thêm cả phần dạy đời hoặc hỏi han đi sâu vào vấn đề riêng tư của cá nhân.
7. Mẫu người phỏng vấn chuyên nghiệp.

Hắn chột dạ sau khi nghe cậu em kể lể. Không biết hắn và các đồng nghiệp của hắn đang ở dạng nào nhỉ ? Hắn hỏi “Cái mẫu số 7, chú nói kỹ hơn đi. Thế nào là chuyên nghiệp ?”. Cậu em trả lời: “Đây nhé, chuyên nghiệp là như thế này:

A. Địa điểm, cơ sở vật chất:
- Tính thẩm mỹ của nội thất: bàn ghế và trang trí được chọn và trang trí 1 cách hài hòa.
- Không có mùi lạ
- Ánh sáng phù hợp
Nói chung là đẹp - tiện nghi - thuận lợi và tạo được niềm tin cho ứng viên ngay khi họ vừa nhìn thấy.

B. Người phỏng vẫn:
- Trang phục lịch sự toát lên vẻ tự tin như với nữ thì áo sơ mi công sở, váy bút chì và giày bít mũi, với nam thì quần tây, áo sơ mi đóng thùng, vớ đen dài và giày tây. Khuôn mặt sáng sủa, trang điểm nhẹ nhàng, tóc tai gọn gẽ.
- Đầy đủ công cụ cần thiết khi phỏng vấn như sổ, bút, nước …
- Tham dự buổi phỏng vấn với thái độ nghiêm túc, đúng giờ, nếu vì lý do khách quan làm trễ giờ phỏng vấn, cần xin lỗi ứng viên một cách trung thực.
- Tạo không khí cởi mở, chuyên nghiệp trong suốt buổi phỏng vấn, luôn nở nụ cười thân thiện khi trao đổi, quan tâm một cách phù hợp tới ứng viên. Không để tâm trạng xấu tác động đến cách đối xử với ứng viên.
- Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Cách bắt tay truyền cho ứng viên cảm giác thân thiện, cởi mở, sức mạnh của sự tự tin, khả năng làm chủ bản thân, để lại ấn tượng tốt đẹp.
- Truyền cảm hứng và giới thiệu với ứng viên về văn hóa công ty, hiểu về ngành, hiểu về vị trí công việc đang tuyển và các thuật ngữ của ngành cũng như vị trí.
- Tìm hiểu kỹ về ứng viên.
- Đặt câu hỏi phỏng vấn cụ thể, ghi chú cẩn thận, biết mình cần hỏi gì, nắm bắt tâm lý ứng viên, xử lý linh hoạt, nhanh nhạy những tình huống phát sinh, tránh để ứng viên nói dông dài về những vấn đề không liên quan. Tử tế, lịch sự và cư xử đúng mực với ứng viên bất kể họ ứng tuyển vào vị trí nào.
- Trước khi buổi phỏng vấn kết thúc, thông báo ứng viên bước tiếp theo.
- Tin cậy, và luôn nói lời biết giữ lời. Đã hứa với ứng viên thế nào thì cần phải làm như thế.

Mỉm cười, hắn thầm nghĩ. Hóa ra cũng giống trong bí kíp của mình. Cứ theo quy trình mà làm thì sẽ chuyên nghiệp ngay.

Còn tiếp !

Nguyễn Hùng Cường | Kinhcan24
HRM Blogger / HRM Consultant / KM for HrShare Community at Blognhansu.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *