Nhân sự sản xuất và những từ khóa cần quan tâm

Thứ 7, ngày thứ n của một mùa đông cũng đã đến. Trời hôm nay có vẻ ít lạnh hơn so với mấy hôm trước. Ngồi làm việc một lúc, tôi ngẩng đầu lên thì đã thấy 2h chiều. Check mail lần cuối thì thấy mail của chị Hoa - chủ trì buổi offline - gửi cho mọi người. Nội dung mail là nhắc mọi người đến offline. Trả lời vội câu: "Vâng ạ", tôi tính mặc quần áo rồi đi luôn. Ai ngờ tự nhiên, tôi lại thấy bài viết của thầy Lê Minh Trí về về cách xây dựng thang lương 2015: http://blognhansu.net/2014/11/15/cach-lap-thang-luong-bang-luong-2015-va-nghi-dinh-49/ . Sướng quá, tôi liền xin phép thầy rồi up lên cho mọi người cùng đọc. Nói thì nhanh nhưng up thì lâu. Mãi đến gần 3h tôi mới xong. Buổi offline được chị Hoa hẹn là 3h30 bắt đầu, vậy là cuống lên.

Đường từ chỗ tôi đến địa điểm offline không gần tí nào. Tôi dự đoán 30 phút có thể sẽ không đủ để đến đúng giờ mất. Lấy vội chiếc áo vét, tôi phóng lên chiếc xe máy thân thuộc và cũng không quên cầm mấy quyển sách của mình đến chỗ offline. Hi hi. Tác giả mà không chịu đi bán sách thì sách chỉ có ế thôi. Câu này tôi thấm nhuần từ 1 cậu bạn tên Việt Anh sinh năm 89. Cậu ý là tác giả mấy cuốn sách. Tất nhiên là sách văn học chứ không phải sách Nhân sự. Cậu bảo thế. Sách mà ế thì không có động lực để có tiếp tập nữa.

Hôm nay là thứ 7 nên đường khá thoáng. Sau khi vượt qua 4 cái cầu: cầu vượt Ngã Tư Sở, cầu chui Bách Khoa, cầu vượt phố Huế, cầu sông Chương Dương, tôi đến được đường Nguyễn Văn Cừ. Như thế là sang được Gia Lâm. Nhà tôi ở mạn Thanh Xuân, Hà Đông, nên tôi hay đi loăng quăng ở đây. Có lang thang đi chơi thì cũng lên Cầu Giấy, Hồ Tây chứ lang thang sang Gia Lâm thì hiếm. Họa hoằn thì chỉ có là đi câu với lũ bạn. Tôi câu cá thì ít mà câu mồi thì nhiều. Nói chung là năm chắc được 1 - 2 lần sang Gia Lâm.

Đi trên đường Nguyễn Văn Cừ, mắt tôi bắt đầu căng ra nhìn số. Vừa nhìn đường, nhìn xe, nhìn nhà, tôi chả thể đi nhanh được. Cố mãi thì thấy số 353, nhưng nó lại ở bên kia đường. Chưa vào quán để biết thế nào nhưng cảm quan đầu là cái biển và trang trí bên ngoài của qua không được bắt mắt và dễ bị bỏ qua. Đi một đoạn đến ngã tư, tôi rẽ lại. Tự dưng tôi thấy 1 anh công an ra bắt xe. Tất nhiên không phải là tôi mà bắt 1 người khác. Tôi hơi tò mò 1 chút. Đường thẳng, người ta dừng hết đèn đỏ mới đi vậy mà vẫn bị bắt. Thế mới thấy ăn phải củ khoai hà nó thế nào.

Đỗ ịch xe trước quá, tôi gặp ngay chị Hoa. Nhìn đồng hồ là 3h40. May quá tôi đến cùng lúc với chị Hoa. Sau khi chào hỏi, 2 chị em bước vào quán. Tôi thấy 1 nhóm chị em đang ngồi, tiến lại gần tôi cứ tưởng mình lầm. Có 1 chị gái (mà cũng có thể là em gái) đang ngồi cắm cúi viết mấy cái nốt nhạc. Tôi cất tiếng chào rồi hỏi có đúng đây là mọi người đi offline hay không thì hóa ra đúng. Cái chị gái với nốt nhạc là người khác không phải nhóm.

Quán cafe Take away nhìn bên ngoài trông không bắt mắt lắm nhưng trang trí bên trong khá ổn. Quán trông ấm cũng và phong cách trẻ. Quán có thiết kế và design hẳn hoi. Cứ nhìn vào cách bài trí là biết. Tôi với chị Hoa nhập hội thì nhóm khá đông nên mọi người quyết định lên tầng 2. Tầng 2 được thiết kế ngồi bệt chứ không ngồi ghế như tầng 1. Khi chúng tôi lên tầng 2 thì thấy 1 em gái. Lần này là em gái thật (cũng có thể là cháu gái) đang ngồi nghe nhạc trên chiếc tivi để bàn. Cả tầng 2 có mỗi mình em. Tầng 2 còn có ban công để nhìn ra ngoài đường.

Chúng tôi ngồi quây lại cũng hết cả khu, chính xác là hết nửa nhà. Thủ tục ban đầu của offline lúc nào cũng thế, gọi nước. Tôi thích chanh muối vì nghe đồn uống nước chanh muối sẽ giảm cân. Dạo này tôi bắt đầu thừa cân mất rồi. Tiếc là quán không có chanh muối nên đành phải thay bằng nước chanh tươi có đường. Vừa gọi nước, vừa làm quen, thoáng 1 cái thì đến 4h. Trong thời gian này, mọi người vẫn lác đác đến.

Buổi offline bắt đầu.

Màn dạo đầu quen thuộc của buổi offline. Mọi người vừa chùn chụt uống nước vừa giới thiệu. Ấn tượng nhất là chị Thuần sinh năm 75. Chị ý nhà cũng xa vậy mà vẫn cất công đến để off với mọi người. Tôi lâu lắm rồi không thấy người già đi offline do tôi tổ chức nữa. Chắc 75 chưa phải là già. Mà trông chị đúng là không già tí nào. Tôi còn đoán chị sinh năm 82. Vậy là lỗ vốn mất 7 tuổi. Ấn tượng thứ 2 là buổi off có chị Hoa từ Hưng Yên sang, bạn Hoa từ Bắc Ninh tới. Tức là buồi offline này từ 4 phương trời có hẹn mà quen nhau. Nhân tiện khoe 1 chút, tôi cũng phải đi hơn chục cây số mới tới đây. Mang tiếng trong Hà Nội nhưng quả không nhỏ. Ấn tượng tiếp theo là ... hồi sau sẽ rõ.

Giờ chúng ta sẽ đi vào phần nội dung chính của buổi off. Lâu rồi tôi mới đi buổi offline hay và nhiều điều lạ như vậy. Và tôi đã phải ngồi ngay vào bàn viết những gì mình chộp được trong buổi off vào máy.

Không phải là ý đầu tiên của mọi người trao đổi nhưng tôi thấy đây là ý đầu tiên mà mọi người tập trung cùng chia sẻ, đó là về Sếp. Do đặc điểm là nhà máy nên việc có sếp nước ngoài có vẻ đương nhiên. Có người thì làm cho nhà máy Hàn Quốc, có người là cho Đài, Trung và cũng có người làm cho công ty Nhật. Và tất nhiên cũng có người từng làm cho nhiều sếp. Ví dụ như bạn Hương. Hương sinh năm 84 bằng tuổi tôi. Và cũng làm nhân sự từ khi mới ra trường. Hương giờ đang làm trưởng phòng cho 1 công ty. Hương chia sẻ rằng "đã làm cho công ty Nhật rồi thì không muốn làm cho công ty Việt Nam nữa". Khi nhắc đến sếp mọi người chia sẻ:

- Sếp nước ngoài: tôn trọng lời nhân sự hơn.
- Sếp Việt: làm theo cảm tính, thích hoành tráng phô trương nhưng khi làm thì không được như vậy. Ít tôn trọng nhân sự.
Ví dụ: Khi xây dựng nội quy, sếp nước ngoài sẽ xem và đi hỏi tư vấn như đi hỏi công ty luật. Còn sếp Việt thì để một góc mãi không sờ tới. Về vụ này tôi cũng được chia sẻ bởi 1 bạn khác. Bạn cũng làm trưởng phòng Nhân sự. Bạn kể: trong khi xin nghỉ làm, vào phòng sếp mới thấy nguyên bộ tài liệu, giấy tờ mà bạn ý trình ký, xin ý kiến sếp thành trồng.

Sếp Nhật khác sếp Hàn, Đài và Trung. Sếp Nhật quan tâm tới nhân viên hơn và quan tâm tới gia đình nhân viên nhưng không quy sự quan tâm đó ra bằng tiền. Khi tuyển một ai đó, nhất là lãnh đạo cấp trung và cấp cao, sếp Nhật sẽ mời họ đến phòng họp, mời cả gia đình họ đến. Sau họ sẽ cám ơn một cách trịnh trọng người lãnh đạo đó. Họ làm như vậy không những người nhân viên cảm thấy được tôn trong mà cả những người trong gia đính nhất là những đứa con cảm thấy tự hào. Có nhiều đứa trẻ, ra ngoài khoe lấy khoe để rằng: "bố tao là ...." trong công ty đấy nhé". Còn sếp Hàn thì mọi thứ phải theo tôn ti trật tự. "Sếp là sếp mà nhân viên là nhân viên. Nhưng khi ra khỏi công việc, đi hát karaoke thì mọi người đều vui vẻ.

Một điều nữa, khi ai muốn làm HR trong sản xuất đó là Nhân sự sản xuất cần biết 5S và cách hướng dẫn người lao công vệ sinh thế nào là sạch sẽ. Vấn đề này tôi không được nghe mấy khi đi offline với các HR trong lĩnh vực khác nhưng sản xuất thì mọi người nói khá nhiều. Bạn Hoa chia sẻ rằng:" có một bạn sinh viên trường Khoa học Xã hội và Nhân văn hỏi: "chị ơi làm Nhân sự thì nên bắt đầu từ đâu?". Bạn trả lời: " làm Nhân sự thì nên biết làm thế nào để cái nhà vệ sinh sạch sẽ nhất, và làm thế nào để hướng dẫn người lao công vệ sinh sạch". Rồi bạn chia sẻ thêm là Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn đang xây dựng lại giáo trình cho các môn quản trị Nguồn nhân lực theo hướng thực tế hơn. Và bạn có hợp tác với các thầy ở trường cải tiến lại giáo trình. Tôi đồ rằng, nếu giáo trình được thay đổi thì nếu nhà máy muốn tuyển Hr nên về trường khoa học Xã hội và Nhân văn để tuyển. Trường có các Mentor là Hr Sản xuất cơ mà.

Tiếp sau của 5S là Kaizen. Dường như 2 cái này đi liền với nhau. Phải nghe chính những Hr sản xuất nói về Kaizen mới thấy được lợi ích của nó. Chứ đọc sách thì sẽ không thể có quyết tâm để làm. Kaizen có nhiều hình thái.
- Có nơi, có nhà máy thì có đội Kaizen. Họ chuyên nghiên cứu, định mức lại lao động . Công nhân không cần phải sáng tạo. Những người trong phòng này, lương lậu của họ rất bí mật, ngay của người làm trong phòng Nhân sự chưa chắc đã biết được. Và họ có chế độ đãi ngộ rất tốt. Là nhà máy thì không được mang thức ăn, đồ uống vào phân xưởng, nhưng với họ thì rất thoải mái. Có người suốt ngày chỉ cưa cưa đục đục thôi nhưng lương cao ngất trời. Ở đây đội Kaizen giống như phòng R&D - nghiên cứu và phát triển.
- Có nơi thì lại quan điểm khác. Kaizen của họ là mỗi công nhân là 1 nhà cải tiến. Họ có quy trình cải tiến và có đội để thúc đẩy việc này. Các cải tiến được đánh giá thông qua chi phí tiết kiệm được. Mỗi người sẽ được phát 1 tờ phiếu. Họ điền các sáng kiến của mình đó và gửi cho phòng Nhân sự. Phòng Nhân sự tập hợp đầu mối rồi gửi cho đội Kaizen. Đội bắt đầu tính toán thử nghiệm. Sau một thời gian, thì đánh giá chi phí. Nếu ok thì cho "go" còn không thì "back".

Nhắc đến chi phí mới thấy mối lo lắng của các Hr về chi phí. Mà nhắc đến chi phí là nhắc đến lương. Sếp nào thì cũng muốn cắt giảm chi phí cả. Cho nên đội sếp Nhật còn có cả một hội. Cứ mỗi năm họ ngồi với nhau 1 lần và thống nhất mức lương với nhau. Họ làm vậy để công nhân có chuyển đến đâu thì lương cũng vậy. Có hơn thì chắc hơn vài chục nghìn.

Khi nói đến vấn đề công nhân, dường như mọi thứ nóng lên. Công nhân có vẻ là từ khóa hot và là vấn đề đau đầu của các HR. Công nhân thì lúc nào cũng:
- Thường có bản yêu sách
- Lãn công
- Muốn ép năng suất thấp hơn
- Muốn tăng lương
- Tâm lý lây lan, ngang bướng. Về tính bướng thì quả là điều đáng bàn. Đôi khi họ còn nói ngang.
Còn các sếp thì lại muốn giảm chi phí nên muốn ép lương nhân viên xuống. Nhân sự vào đàm phán với các sếp. Lúc nào sếp cũng say "NO". Với 1 số Nhân sự làm trong lĩnh vực sản xuất nhất là với sếp Nhật thì NO thành ám ảnh. Người Nhật có vẻ như thích con số. Chỉ cần nói ra được con số hợp lý là họ sẽ YES. Nhưng tiếc là các công nhân không mấy khi có thể đưa ra được con số để thuyết phục sếp YES. Họ muốn tăng lương thì phải chứng minh xem họ có tăng năng suất không ? Nói thì một số người hiểu nhưng 1 số thì rất ngang.

Tăng lương thì sẽ tăng theo lộ trình nhà nước và các quy định pháp luật. Điều đó thì ok rồi nhưng tăng theo lộ trình khác thì rất khó. Đặc điểm của công ty nhật là rất tuân thủ pháp luật.

Một vấn đề nan giải đi cùng với công nhân đó là đình công. Đã làm nhà máy thì phải tính đến vấn đề này. Theo các kinh nghiệm được chia sẻ thì bản thân người công nhân họ sẽ không làm thế nhưng do đặc tính ở trên, nên khi có người kích động họ sẽ theo tâm lý đám đông để hành động. Một chị đã chia sẻ kinh nghiệm khi đã trải qua một vụ việc như vậy. Chị nói: Trong công ty luôn có thành phần phản động có thể là do người cũ kích động. Thực chất đứng sau đình công phải có người phản động. Người đó phải có kiến thức và chức vụ nhất định. Chỉ có họ nói thì công nhân mới nghe. Vì thế nếu tất cả các line manager (lãnh đạo cấp trung) đồng lòng thì sẽ không có tình trạng đình công. Đây là cách phòng tránh khá hữu hiệu. Và tư lâu rồi ở nhà máy của chị không còn tình trạng đình công. Chị còn kể, có một vụ đình công như sau: tự nhiên thấy một tổ trưởng tổ máy lên báo cáo với phòng Nhân sự và các sếp rằng công nhân họ đình công hết cả. Sau đó người tổ trưởng này còn nói rằng công nhân họ yêu cầu thế này thế kia. Sau khi điều tra thì phòng Nhân sự biết rằng chính ông tổ trưởng này đứng sau xúi bẩy công nhân đình công. Tuy nhiên do sếp vẫn tin tưởng ông này nên phòng Nhân sự mới không làm gì được.

Lúc này, chị P chia sẻ kinh nghiệm: Để tránh tình trạng đình công đòi tăng lương: nên có bài thi năng lực cuối năm. Và cho công nhân thi. Nếu đạt điểm cao thì tăng lương cao. Điểm thấp thì tăng lương thấp. Đây dường như là phương án tốt.

Tiếp đến, mọi người lại quay về chủ đề tính ngang bướng và thói xấu của công nhân. Công nhân nhiều khi họ đòi hỏi những thứ vô lý và khi Nhân sự phân tích lý lẽ cho họ thì họ lại nói "tôi không biết tôi muốn như vậy. Nếu không thì tôi nghỉ". Họ muốn tăng lương nhưng lại muốn giảm năng suất. Với công nhân, họ chỉ cần quan tâm tới bao nhiêu tiền. Nhiều khi họ chuyển nhà máy chỉ vì nơi này lương cao hơn nơi khác. Khi vào nơi mới, các HR đều nói rõ: vào đây thì chỉ có từng này tiền và tăng lương như thế này. Họ cứ ok hết vì thực tế lúc này đúng là lương cao hơn nơi cũ của họ. Nhưng được một thời gian là họ bắt đầu phàn nàn và đòi hỏi tăng lương. Đơn cử như bữa ăn tăng ca. Chị H khác (buổi off có đến tận 4 H) nói: công nhân bên chị còn đang đòi không ăn bữa năn tăng ca mà quy thành tiền mang về. Nhưng điều này không được. Vì bữa ăn này là đảm bảo cho sức khỏe của công nhân. Họ không cần biết. Vì khi họ tăng ca đến 8h tối (từ 5h chiều - 8h tối), họ ăn xong rồi về nhà lại ăn nữa thì dở dang cho họ. Nói thế nào công nhân cũng không chịu hiểu là pháp luật không cho phép và như thế không tốt cho sức khỏe.

Một ban đề xuất phương án mà công ty bạn áp dụng:
- < 3 tiếng thì có thể cho phép cầm tiền về. - >= 3h thì bắt buộc phải ăn.

Có một điều khá phiền phức đó là nếu áp dụng chính sách này thì rắc rối. Do ca làm việc có thể từ 5h chiều - 8h tối nên có 1 số người muốn về nhà ăn. Tuy nhiên lại có những người hay mang thức ăn vào công ty, nhất là các công nhân nữ. Nhiều khi còn dấu để mang vào mực dù công ty linh động cho phép công nhân nữ có thai mang đồ ăn vào bếp nhưng không được mang vào nơi làm việc. Nếu mang vào thì sẽ kéo theo chuột, ruồi muỗi vào. Vậy là lại quay trở lại bài toán ăn hay không ăn, quy thành tiền hay không.

Nói về công nhân và nghe về công nhân mới thấy bài viết này không phải là báo mà đúng là tâm sự thật: http://blognhansu.net/2014/11/08/noi-niem-nhan-su-chung-may-khong-kha-noi-la-vay/

Mọi người vẫn đang hăng chia sẻ thì đồng hồ đã gần chỉ 6h. Người thì ở xa, người thì có con nhỏ nên buổi offline kết thúc lúc 6 sau khi chốt được thời gian, địa điểm và nội dung buổi offline lần tới. Buổi off có 14 người, gần cuối có thêm bạn Ngân tham dự là 15. Tiếc cho bạn Ngân khi đến muộn. Có rất nhiều kinh nghiệm mà phải đến nghe trực tiếp mới thấy ngấm.

À, còn 2 điều nữa HR sản xuất nên lưu ý: Chỉ có trên bàn rượu mọi bức xúc mới ra và Thuật ngữ Lean: xuất phát từ Clean. Làm Hr trong lĩnh vực sản xuất nhất là công nghiệp năng thì việc có thể nhậu được sẽ đem lại cho họ 1 ưu thế nhất định trong công việc.

Một số hình ảnh buổi offline :





Dưới đây là bản yêu cầu 18 điều của công Nhân do Quản đốc gửi lên sau khi đã ngồi họp với công nhân. Giải quyết 18 điều này mới là lúc đau đầu cho HR.




2 thoughts on “Nhân sự sản xuất và những từ khóa cần quan tâm

  1. Trung Ngọc Châu 18.11.2014 at 23:10 - Reply

    Buổi offline thú vị và ý nghĩa quá anh ạ! Em rất muốn được tham gia những buổi nói chuyện sướng mồm kiểu này mà chưa thu xếp được. Trong những câu chuyện anh kể có cả 1 phần câu chuyện của em nhé! Chuyện em trình sếp 1 loạt các quy trình HCNS đã bỏ công xây dựng mà sếp không duyệt cũng chả thèm đọc ý :) Đợt này bên đơn vị mới của em bận quá, cũng có vô cùng nhiều chuyện hay muốn chia sẻ với anh :) Hy vọng anh có thời gian quan tâm. Mong anh có nhiều bài viết hay và ý nghĩa :)

  2. Pingback: [Case Study]Phản ứng của công nhân khi thay đổi thang bảng lương mới | Blog quản trị Nhân sự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *