Thân gửi anh Kinhcan,
Cho em hỏi tại sao công ty lại yêu cầu em giữ bí mật về lương? Em hy vọng nhận được câu trả lời của anh.
Em,
Chào bạn!
Theo kc nghĩ thì có 2 lý do công ty làm thế: 1, Người ta thường hay than phiền về lương của mình. 2, Mọi người khác đều làm ra tiền nhiều hơn bạn.
Chúng ta bắt đầu ở điểm 1: thực tế thì tôi nhận ra rằng con người thích than phiền về lương của mình. Lúc nào cũng than phiền về điều đó. Đôi khi lời than phiền của họ là hợp lý nhưng đôi khi là họ mua việc vào thân. Tôi có may mắn ( hoặc không may mắn ) là biết về lương của mọi người từ đồng nghiệp cho đến các sếp. Đối với tôi điều này là tốt vì tôi tò mò. Nhưng nó không tốt vì tôi chỉ biết để vậy thôi. Vì thế tôi nghĩ có một nguyên tắc bất thành văn đối với những người biết nhiều về lương là: Giữ cho mình 1 cái đầu lãnh cảm về lương và giữ mồm giữ miệng.
Tại sao người ta lại muốn biết về lương của người khác ? Đó không phải là để họ cố găng hơn. Chỉ đơn giản là người ta làm thế để muốn biết : thằng kia con kia suốt ngày đi làm muộn, đẩy việc khó cho họ lại nhận được nhiều lương hơn người ta. Sau đó họ đi lải nhải với sếp và than phiền : tại sao nó lại được lương nhiều hơn em ?
Và khi sếp của họ chả làm gì cả thì người ta sẽ đến than phiền với Nhân sự. "Sếp tớ không tăng lương cho tớ vì những thứ tớ đáng được nhận". Hi thành thực mà nói thì Kc cũng đang cố làm cho sếp trả lương cho mình cao hơn đấy.
Có một điều tôi nhận ra rằng hầu hết các sếp đang cố gắng trả lương 1 cách công bằng. Đôi khi nhân viên không biết điều đó vì họ không hiểu những thứ mà đồng nghiệp của họ đã làm. Người đồng nghiệp hay đi làm muộn kia có thể đã trao đổi với sếp về lịch đi làm muộn, có thể họ làm thêm ở nhà 3h mỗi tối. Hoặc có thể họ có 1 số kỹ năng, chứng chỉ cao cấp. Hoặc đơn giản là họ có kỹ năng phỏng vấn tốt.
Điều thứ 2: Mọi người đều làm ra tiền nhiều hơn bạn. Hãy đối mặt với nó, đó là sự thực. Tôi tự hỏi tại sao bạn muốn biết lương của người khác? Sao bạn không giữ cho mình hạnh phúc và cứ nghĩ rằng mình kiếm được lương nhiều nhất trong phòng? ( Tất nhiên có thể bạn sẽ bị mất ngủ vì câu hỏi, lương bạn cao nhất phòng mà tại sao sếp bạn lại mua ô tô trong khi bạn chỉ mua được xe máy ).
Lời cuối: nếu bạn thực sự nghĩ rằng bạn được trả lương thấp, bạn nên đi phỏng vấn cho một vài công ty khác. Bạn sẽ tìm ra được câu trả lời nhanh chóng lương của bạn được hay không được? ( Nếu không ai muốn thuê bạn thì mức lương hiện tại của bạn là được, nếu có công ty muốn thuê bạn với mức lương cao hơn thì mức lương hiện tại của bạn là không được ).
Thêm một chút hàn lâm nếu bạn chưa thỏa mãn: Bởi vì lương là một vấn đề rất nhạy cảm, nó đánh vào nhu cầu và mục đích trực tiếp của người lao động. Do vậy, khi thông tin về lương bị rò rỉ có thể gây ra những mâu thuẫn nội bộ dẫn tới công ty bị ảnh hưởng.
Bạn đọc 2 tình huống dưới đây để giải trí nhé:
Tình huống 1:
Tình cờ một nhân viên làm việc lâu năm trong công ty biết được mức lương của một đồng nghiệp mới vào cao hơn cô. So về tuổi đời và kinh nghiệm, có lẽ nhân viên mới không thể bằng được nhân viên cũ này, nhưng do giá cả thị trường thay đổi lớn và có lẽ khả năng đàm phán của nhân viên mới tốt hơn nên đã có được mức lương cao hơn hẳn. Điều này gây nên tâm lý chán việc trong nhân viên cũ và cô có sự hằn học với nhân viên mới.
Kết quả là hai người khó mà hòa hợp, nhân viên cũ không giúp đỡ và chỉ bảo nhân viên mới đến nơi đến chốn, thái độ làm việc lạnh lùng và không hợp tác. Nhân viên mới cũng khó lòng mà làm việc hiệu quả và phải gồng mình lên để học hỏi, hòa nhập với môi trường mới. Bộ phận nhân sự đứng trước nguy cơ lại phải tuyển người vì xem chừng nhân viên mới đang chán nản và mệt mỏi vì bị đồng nghiệp chèn ép và cô lập; nhân viên cũ cũng nhăm nhe tìm công ty khác vì cô cảm thấy mình đang bị đối xử bất công.
Tình huống 2:
Hai người cùng vị trí và cùng thời điểm vào công ty, mức lương cũng bằng nhau vì cùng trình độ và kinh nghiệm. Sau một thời gian, mức lương của cả hai không còn như ban đầu nữa, một người cao và một người vẫn chỉ ở mức trung bình tuy cả hai không hề có sự thăng tiến về mặt vị trí.
Vốn thân thiết nên chuyện lương của họ dễ dàng được trao đổi. Ngay lập tức, người thấp hơn cảm thấy bất mãn và không hài lòng, tự nghĩ mình không làm gì kém hơn hay đóng góp ít hơn cho công ty mà lại có sự chênh lệch không thỏa đáng như thế. Người cao hơn bỗng nhiên có cảm giác e dè và “ngại” với đồng nghiệp vì mức lương cao hơn của mình, mặc dù hai người hàng ngày vẫn làm những công việc như nhau và có tầm quan trọng bằng nhau.
Tình cảm không còn thân thiết như xưa nữa, việc giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành công việc cũng không còn được gắn bó và hiệu quả. Vô hình chung năng suất làm việc kể từ khi có đợt xét tuyển lương mới có phần giảm sút.
Nếu bạn quan tâm tới việc làm thế nào để tăng thu nhập thì vui lòng click vào link dưới đây:
Cách thức tăng thu nhập trong nghề Nhân sự
Trân trọng!
Anh giờ kiêm cả tư vấn nhân sự nữa ah ?
Uh! Câu nào anh trả lời được thì anh trả lời thôi!
Theo em thì tại sao Vietel lại public lương của mọi người (trong cùng bộ phận) :-)
Anh chị thử hỏi bên họ đi ạ, Chắc sẽ có lý do j đấy.
Nếu đã có thể lượng hóa năng suất làm việc một cách cụ thể thì có thể công khai lương được. Đúc 1 hòn gạch có đơn giá tiền công bao nhiêu thì sau đó cứ làm phép cộng và nhân là xong. Rất minh bạch.
@Tomo: Bạn có thể nói cụ thể hơn đơn vị nào của Viettel public lương? và họ public lương đến cấp nào trong 1 bộ phận?
Thanks
Chào bạn!
Thông thường chỉ có các cơ quan nhà nước khi trả lương mới bắt mọi người ký vào bảng lương nên hầu hết mọi người đều biết lương của nhau. Còn đối với các doanh nghiệp thì lương bổng là một vấn đề của mỗi cá nhân nên rất bí mật.Theo mình hiểu, đó là sự thoả thuận giữa ông chủ và người làm thuê. Cả hai đều happy với mức lương đó là Okie nhưng người Việt mình lại có tính tò mò nên hay “tìm hiểu’. Ở chỗ mình cũng xẩy ra tình trạng như hai ví dụ mà KC đã kể. Cách giải quyết là Công ty đã truyền thông về quy chế trả lương của công ty để mọi người nắm được, còn mức lương của từng người thì được giữ bí mật. Công thêm vào đó là có hệ thống đánh giá kết quả hoàn thành công việc của cá nhân cho từng tháng một để trả lương một cách công bằng. Việc Công ty yêu cầu bạn giữ bí mật về lương để tránh nhân viên khỏi suy bì lẫn nhau nhưng thực tế giữ bí mật là rất khó.
BRs,
Đến lượt e bán than tí ạ, người ta bảo được voi đòi tiên, nên nhiều khi e cũng cố dặn lòng mình rồi, thế nhưng trong môi trường của e chắc k thể tránh nổi cái suy nghĩ đó đc ạ. Chả là e tự cảm thấy lương của e so với 1 số bạn ở những cty khác thì e như vậy là cũng tàm tạm rồi ạ, sau khi trừ bh thì còn hơn 4tr một tí. E cũng tạm hài lòng về nó trong một thời gian. Thế nhưng càng ngày e càng thấy buồn và k khỏi tự ti vì lương e là thấp nhất cả công ty rồi ạ, ai đời nhân viên mà lương k bằng tổ trưởng, hix, thậm chí k bằng cả công nhân ý, nhất là những tháng mà cn họ tăng ca thì cả chục triệu còn e chỉ có vậy thôi, hjc trong khi một mình e kiêm nhiệm hết mọi việc thủ tục kế toán từ a-z luôn, xếp e chỉ chú trọng bên sản xuất còn e chỉ đc xem là râu ria thôi ạ.hjc k nghĩ thì thôi chứ càng nghĩ thì e càng thấy tủi thân cơ!!! chả biết nói với ai nên e lên đây tìm kiếm sự an ủi của cả nhà mình tí ạ!