Học thuyết XYZ là một trong những khía cạnh quan trọng trong quản trị nhân sự. Nhà quản lý nổi tiếng Douglas McGregor đưa ra học thuyết XYZ như một cách nhìn mới về con người và cách họ nên được quản lý. Trong bài viết này, Blognhansu sẽ cùng bạn tìm hiểu về học thuyết XYZ trong quản trị nhân sự và cách nó ứng dụng trong thực tế.
1. Học thuyết XYZ là gì?
1.1 Học thuyết X
Học thuyết này đưa ra giả thuyết có thiên hướng tiêu cực của con người:
- Con người từ khi sinh ra đã có xu hướng không quan tâm đến nhu cầu của tổ chức, thay vào đó họ tự coi mình là trung tâm.
- Không dám chịu trách nhiệm, không có chí tiến thủ và chịu sự lãnh đạo từ người khác.
- Bản tính lười biếng, không muốn làm việc.
- Không có sự đổi mới, không linh hoạt, dễ bị lôi kéo, lừa đảo bởi những người có dã tâm.
Từ những nhược điểm trên, học thuyết X đưa ra những phương pháp lý luận truyền thống:
- Quản lý nghiêm khắc bằng cách thức trừng phạt.
- Quản lý ôn hoàn dựa trên khen thưởng đúng người, đúng việc.
- Quản lý nghiêm khắc và công bằng dựa trên sự khen thưởng và trừng phạt.
Bên cạnh đó, học thuyết X còn được khái quát theo 3 quan điểm dưới đây:
Thứ nhất, nhà quản trị chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế dựa trên các yếu tố như vật tư, con người, thiết bị, tiền.
Thứ hai, đối với nhân viên, họ cần được chỉ huy, kiểm tra và điều chỉnh hành vi để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
Thứ ba, sử dụng các biện pháp khen thưởng, trừng phạt, thuyết phục để tránh người lao động biểu hiện hay chống đối tổ chức.
Về nội dung, lý thuyết này có phần máy móc, mang thiên hương tiêu cực về con người. Các nhà quản trị có cái nhìn phiến diện về người lao động, nhu cầu về tiền cao nhưng bản chất lại không thích làm việc. Con người thích bị kiểm soát, càng kiểm soát thì họ mời làm việc tốt. Quan trọng là khen thưởng nếu làm tốt công việc, trừng phạt khi phạm lỗi.
Mặc dù còn những hạn chế nhưng chúng ta không thể kết luận rằng học thuyết X sai hoàn toàn. Học thuyết X có sự nhìn nhận con người hơi quá lạc quan nhưng cũng đưa ra cách quản lý linh hoạt phù hợp với một số doanh nghiệp lớn, những lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo của nhân viên. Dựa trên sự thiếu sót của học thuyết X, những lý thuyết quản trị tiến bộ hơn ra đời.
1.2 Học thuyết Y
Học thuyết Y là bản chỉnh sửa của học thuyết X với những giả thiết tích cực hơn về bản chất con người.
- Lười biếng không hoàn toàn là bản tính của con người nói chung.
- Con người luôn có khả năng tiềm ẩn nhưng vấn đề là làm thế nào để khơi gợi được tiềm năng đó.
- Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu bản thân cảm thấy thỏa mãn.
- Lao động trí óc, lao động chân tay cũng như giải trí, nghỉ ngơi đều là hiện tượng của con người.
- Đe dọa và điều khiển không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người hoàn thành những mục tiêu.
Về nội dung, học thuyết Y linh động và thiên hướng tích cực về con người, hành vi của con người. Con người thường làm việc theo nhóm và họ thích làm chủ, tự định hướng bản thân. Bản chất của con người là thích làm việc và không trốn tránh nếu có thể. Họ sẽ gắn liền với nhóm khi được thỏa mãn về cá nhân.
Học thuyết này còn chỉ ra rằng tài năng luôn tiềm ẩn, phải biết khơi dậy đó là vấn đề. Con người muốn và có thể học gánh vác trách nhiệm. Họ cũng không thích bị kiểm soát, nếu bị kiểm soát sẽ không làm tốt công việc. Đặc biệt là không đánh giá cao về việc trừng phạt khi họ không làm việc.
Có thể thấy, học thuyết này có phần tích cực và tiến bộ hơn học thuyết X ở chỗ chỉ đúng bản chất của con người. Tuy nhiên, thuyết này có những hạn chế về việc buông lỏng trong quản lý. Vì vậy, học thuyết Y chỉ có thể phát huy tốt trong tổ chức có trình độ phát triển cao và sự sáng tạo như tập đoàn kinh tế lớn.
1.3 Học thuyết Z
Học thuyết Z được công bố vào những năm 70 của thế kỷ trước do tiến sĩ W.Ouchi sáng lập. Nó được xây dựng dựa trên cả lý luận và thực tiễn.
Nội dung của học thuyết Z như sau:
- Nhân viên đề xuất phương án sau đó cấp trên mới ra quyết định.
- Chế độ làm việc lâu dài để nhân viên an tâm và tăng thêm tinh thần trách nhiệm trong công việc, khuyến khích nhân viên đưa ra đề nghị của mình.
- Đo đếm, đánh giá rõ ràng, mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao động.
- Quan tâm đến mọi vấn đề của người lao động, bao gồm gia đình của họ.
- Chú ý đào tạo và phát triển năng lực của nhân viên.
- Đánh giá, đề bạt nhân viên một cách toàn diện và thận trọng.
- Làm cho công việc hấp dẫn thu hút người lao động làm việc.
Lý thuyết này có nhược điểm là tạo ra sức ỳ lớn trong nhân viên nhưng lại đưa ra các phương pháp có hiệu quả dẫn đến sự thành công của tổ chức. Và học thuyết Z đã trở thành kinh điển được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
2. Ứng dụng học thuyết XYZ trong quản trị nhân sự
2.1 Xây dựng môi trường làm việc tích cực (Nhóm Y)
Với nhóm Y, tổ chức nên tạo ra môi trường làm việc tích cực và khích lệ sự đóng góp của nhân viên. Chính sách lương thưởng và khích lệ sáng tạo có thể tạo ra động lực tự nhiên và nâng cao hiệu suất lao động cho các thành viên.
2.2 Phát triển kỹ năng quản lý (Nhóm X)
Với nhóm X, quản lý cần thể hiện sức mạnh quản lý và sự kiểm soát để đảm bảo công việc được thực hiện đúng hướng. Đồng thời, đào tạo nhân viên những kỹ năng cần thiết và tạo điều kiện để họ làm việc hiệu quả, khuyến khích bằng phần thưởng.
2.3 Khuyến khích sáng tạo và tự chủ (Nhóm Z)
Học thuyết này được nhiều công ty Nhật đưa vào ứng dụng thực tiễn và đưa đất nước này trở thành cường quốc của thế giới. Các công ty Mỹ sau đó đã nhìn nhận lại vấn đề và dùng để cạnh tranh lại công ty Nhật.
Từ học thuyết X đến học thuyết Z, đó là một quá trình tự hoàn chỉnh về tri thức trong khoa học mà cụ thể là quản trị nhân lực. Nó thể hiện ước muốn của con người là đạt tới trình độ quản trị nhân sự ưu việt, mong muốn đem tới lợi ích thiết thực cho người lao động, doanh nghiệp và cộng đồng (xã hội)
3. Thách thức và cơ hội của học thuyết XYZ
Học thuyết XYZ mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng phải đối mặt với một số thách thức. Việc xác định chính xác nhóm của mỗi nhân viên có thể là thách thức. Đôi khi, họ có thể chuyển từ nhóm này sang nhóm khác tùy thuộc vào tình hình và điều kiện công việc.
Tuy nhiên, nếu tổ chức có thể hiểu rõ và tận dụng hiệu quả học thuyết XYZ, nó sẽ mở ra cơ hội lớn. Công ty có thể xây dựng đội ngũ nhân viên đa dạng, sáng tạo và có trách nhiệm xã hội. Từ đó, giúp tăng cường vị thế của tổ chức trên thị trường và trong cộng đồng.
Lời kết,
Học thuyết XYZ không chỉ là triết lý quản lý mà còn là công cụ giúp tổ chức hiểu rõ hơn về nhân viên và cách tạo động lực cho họ. Việc áp dụng thuyết này trong thực tế giúp nâng cao hiệu suất lao động và tạo ra môi trường làm việc tích cực, sáng tạo. Nhờ vậy thúc đẩy sự phát triển và thành công của mọi tổ chức.