Bản án tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động bị đột quỵ khi đang làm việc

Tình huống 1: "Em chào các anh/chị trong nhóm! Công ty em có 1 cn bị đột quỵ đưa đi viện nhưng không qua khỏi và mất sau đó mấy ngày. Cn này thường xuyên đau đầu, uống thuốc đau vai gáy và tiền đình.
Em hỏi bên bảo hiểm thì trả lời lđ mất do bệnh lý không phải TNLĐ. Còn bên phụ trách ATVSLD thì trả lời xảy ra ở cty thì là TNLĐ. Cần làm cv gửi đoàn điều tra sở LĐTBXH.
A/c có kinh nghiệm cho em xin tư vấn ạ. Em cảm ơn!
"

Tình huống 2: "Em chào các anh/ chị ạ, em muốn xin tư vấn giúp đỡ và hỗ trợ e về vấn đề này với ạ: Cty e có trường hợp người lao động bị đau đầu dữ dội và nôn ở cty vào h làm việc. Cty đã ngay lập tức đưa vào viện cấp cứu nhưng đc chuẩn đoán bị xuất huyết não, vỡ phình động mạch não trái và đã tử vong. Hiện tại người thân báo với cty rằng đây là trường hợp bii đột quỵ tại nơi làm việc thì đc gọi là tai nạn lao động, yêu cầu cty bồi thường tai nạn lao động.
Vậy với trường hợp này có đc hiểu là tai nạn lđ ko ạ, vì em tìm hiểu nếu có bệnh nền từ trước thì sẽ ko đc coi là tai nạn lao động. Em cũng chưa xử lý trường hợp này, em mong các anh/ chị có kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn giúp em với ạ. Em cảm ơn rất nhiều ạ
"

Trả lời: Dưới đây là vụ án được tòa giải quyết. Chúng ta có thể lấy đây làm căn cứ để xử lý các tình huống như trên.

Một người lao động khởi kiện doanh nghiệp, yêu cầu bồi thường tai nạn lao động nhưng phía doanh nghiệp cho rằng ông bị đột quỵ và không bồi thường.

TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động giữa nguyên đơn là ông Lưu Chí Hiếu (sinh năm 1973, phường Long Tâm, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và bị đơn là Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 (BOT PM3).

Theo hồ sơ vụ việc, ngày 3-6-2021, ông Hiếu (lúc đó là kỹ thuật viên vận hành tại Công ty BOT PM3) đang làm việc thì bị chóng mặt, được đưa đến phòng y tế chăm sóc. Một lúc sau, ông được cho về làm việc trở lại.

Đến 14 giờ cùng ngày, ông Hiếu lại chóng mặt nên tiếp tục đến phòng y tế theo dõi. Khoảng 16 giờ, ông Hiếu được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, chẩn đoán là bị nhồi máu não, tăng huyết áp.

Ngày 5-6-2021, ông Hiếu được chuyển lên Bệnh viện 115 (TP HCM) điều trị. Đến ngày 8-6-2021, ông xuất viện, về điều trị tại địa phương.

Qua nhiều lần ông Hiếu yêu cầu, ngày 31-3-2022, Công ty BOT PM3 tiến hành điều tra tai nạn lao động.

Trong thời gian ông Hiếu nghỉ việc để điều trị bệnh thì Công ty BOT PM3 ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Hiếu, kể từ ngày 8-6-2022.

Vụ kiện được Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Lưu Chí Hiếu

Biên bản điều tra tai nạn lao động của công ty này ghi rõ "Đây là trường hợp tai nạn lao động". Hội đồng Giám định y khoa Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã có kết luận ngày 29-8-2023, theo đó ông Hiếu bị tổn thương cơ thể do tai nạn lao động là 73%.

[Bổ sung theo báo Lao động Công đoàn] Theo hồ sơ vụ án, ngày 03/6/2021 anh Hiếu đang làm việc tại Công ty BOT Phú Mỹ 3 thì bị chóng mặt, được đưa đến Phòng Y tế của công ty chăm sóc, nghỉ ngơi, sau đó trở lại làm việc.

Đến 14 giờ cùng ngày, anh Hiếu lại bị chóng mặt nên tiếp tục được theo dõi tại Phòng Y tế của công ty; sau hơn 2 giờ, anh Hiếu được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Phú Mỹ, sau đó chuyển tới Bệnh viện Bà Rịa và được chẩn đoán là bị nhồi máu não, tăng huyết áp.

Ngày 5/6/2021, anh Hiếu được chuyển lên Bệnh viện 115 TP. Hồ Chí Minh điều trị; đến ngày 8/6/2021 xuất viện về điều trị tại địa phương.

Ngày 31/3/2022 Công ty BOT Phú Mỹ 3 tiến hành điều tra tai nạn lao động và kết luận: “Đây là trường hợp tai nạn lao động”.

Tại Biên bản điều tra tai nạn lao động ngày 31/3/2022 của Công ty BOT Phú Mỹ 3 kết luận về tai nạn xảy ra đối với ông Hiếu: “Đây là trường hợp tai nạn lao động”. Đồng thời xác định chi phí do người sử dụng lao động trả tổng số tiền 481.736.536 đồng, trong đó lương đầy đủ từ ngày 4/6/2021 đến 7/6/2022: bao gồm lương căn bản, phụ cấp, lương tháng 13 (đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân).

Ngày 6/6/2022, Công ty BOT Phú Mỹ 3 ban hành quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với ông Hiếu kể từ ngày 8/6/2022. Tại quyết định này, Công ty ghi nhận số tiền bồi thường cho thời hạn báo trước là “45 ngày lương và phụ cấp: 75.347.507 đồng”.

Ngày 29/8/2023, Hội đồng Giám định y khoa Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có kết luận, anh Hiếu bị tổn thương cơ thể do tai nạn lao động là 73%. Tuy nhiên, cho rằng ông Hiếu bị đột quỵ, không phải là tai nạn lao động nên phía Công ty BOT PM3 không thực hiện việc bồi thường tai nạn lao động cho ông. Đồng thời, không lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH để ông Hiếu được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định.

Cho rằng Công ty BOT Phú Mỹ 3 đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, ông Hiếu đã nộp đơn khởi kiện, yêu cầu TAND thị xã Phú Mỹ tuyên hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ; buộc Công ty này chi trả số tiền hơn 1,17 tỉ đồng gồm lương và các khoản phụ cấp, hỗ trợ, các loại bảo hiểm, chế độ theo thỏa ước lao động tập thể... từ tháng 6/2022 đến nay. Đồng thời, sắp xếp cho ông Hiếu một công việc phù hợp.
[Hết bổ sung]

[Bổ sung]
Ngày 26/9/2023, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân thị xã Phú Mỹ có quyết định tạm ngừng phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp này với lý do là tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của bị đơn đề nghị tạm ngừng phiên tòa để có thời gian tiếp cận tài liệu. Đồng thời, phía bị đơn đề nghị triệu tập Bệnh viện Bà Rịa, Hội đồng Giám định y khoa Sở Y tế tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu tham gia phiên tòa.

Ngày 12/10/2023, phiên tòa tiếp tục được mở lại với sự tham gia của các bên cùng Bệnh viện Bà Rịa, Hội đồng Giám định y khoa Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước lập luận của các bên cùng các chứng cứ được đưa ra tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định vụ án phức tạp nên quyết định nghị án kéo dài đến ngày 18/10/2023.

Cụ thể, phía đại diện Công ty BOT Phú Mỹ 3 luôn cho rằng trường hợp của ông Hiếu không phải “tai nạn lao động” mà là “bệnh lí”; đồng thời ông Hiếu đã điều trị 12 tháng liên tục nên thuộc đối tượng NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo điểm b, khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019.

Trong khi đó, trong biên bản điều tra tai nạn lao động của Công ty BOT Phú Mỹ 3, cùng với giấy chứng nhận thương tích, biên bản giám định y khoa và các văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Sở LĐTBXH tỉnh trả lời về trường hợp của ông Hiếu đều khẳng định đây là “tai nạn lao động”.

Tại phiên tòa ngày 18/10, sau khi làm rõ thêm một số vấn đề và các ý kiến trình bày bổ sung, tranh luận giữa các bên, HĐXX đã nhận định, yêu cầu của ông Lưu Chí Hiếu là có cơ sở. Đồng thời khẳng định, việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ với ông Hiếu của Công ty BOT Phú Mỹ 3 là chưa phù hợp theo quy định, đã vi phạm về thời gian báo trước khi ra quyết định.

Hội đồng xét xử tuyên hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty BOT Phú Mỹ 3 đối với anh Hiếu, buộc công ty này phải nhận anh Hiếu vào làm việc trở lại và sắp xếp công việc phù hợp; phải chi trả cho anh Hiếu 17 tháng lương mức 38,197 triệu đồng/tháng (theo mức lương trước đó) từ tháng 7/2022 đến ngày 18/10/2023 và bồi thường 2 tháng lương do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với tổng số tiền hơn 725 triệu đồng.

Căn cứ bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân thị xã Phú Mỹ, anh Hiếu đã kiến nghị và được Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Phú Mỹ ban hành quyết định số 24/QĐ-CCTHADS ngày 01/02/2024, khấu trừ tiền trong tài khoản của Công ty BOT Phú Mỹ 3 để thực hiện bản án. Số tiền khấu trừ là 848.400.866 đồng, bao gồm tiền lương theo bản án sơ thẩm, tiền lãi phát sinh và tiền đóng bảo hiểm xã hội. Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Phú Mỹ đã chuyển tiền cho anh Hiếu và cơ quan bảo hiểm xã hội theo bản án sơ thẩm.

Anh Hiếu tiếp tục có đơn khởi kiện Công ty BOT Phú Mỹ 3 tại Tòa án Nhân dân thị xã Phú Mỹ yêu cầu Công ty BOT Phú Mỹ 3 phải thanh toán các khoản bồi thường chế độ tai nạn lao động và tiền lãi trả chậm bồi thường tai nạn lao động với số tiền 1.417.111.300 đồng; đồng thời yêu cầu Công ty BOT Phú Mỹ 3 phải lập đầy đủ hồ sơ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh để anh Hiếu được các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.
[Hết bổ sung]

Ngày 19-1-2024, ông Hiếu gửi đơn khởi kiện Công ty BOT PM3 đến TAND thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), yêu cầu công ty bồi thường tai nạn lao động với số tiền hơn 1,9 tỉ đồng.

[Bổ sung]
Đơn khởi kiện này của anh Lưu Chí Hiếu đã được Tòa án Nhân dân thị xã Phú Mỹ thụ lý tại Thông báo số 02/2024/TB-TLVA ngày 02/02/2024 của đơn vị này.

Sau khi có thông báo thụ lý vụ án, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, anh Hiếu đã có đơn gửi Tòa án Nhân dân thị xã Phú Mỹ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: “Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động được áp dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền bồi thường, tiền trợ cấp, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật".

Yêu cầu của anh Hiếu đã được Tòa án Nhân dân thị xã Phú Mỹ xét thấy là cần thiết và ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2024-QĐ-BPKCTT ngày 16/02/2024 buộc Công ty BOT Phú Mỹ 3 tạm ứng cho anh Hiếu với số tiền 209 triệu đồng. Anh Hiếu đã nhận được số tiền này...
[Hết bổ sung]

Tại phiên tòa sơ thẩm, hội đồng xét xử chỉ chấp thuận một phần yêu cầu của ông Lưu Chí Hiếu, buộc Công ty BOT PM3 bồi thường cho ông số tiền hơn 1,24 tỉ đồng. Trong số đó, tiền bồi thường về tai nạn lao động là hơn 1,019 tỉ đồng; chi phí điều trị do tai nạn lao động là hơn 222,36 triệu đồng.

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, cả phía người lao động và người sử dụng lao động đều kháng cáo bản án này. TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đưa ra xét xử vào ngày 9-5 vừa qua.

[Bổ sung]
Do có kháng cáo của bị đơn, Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thụ lý số 01/2024/LTPT-LĐ ngày 29/01/2024 về “tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” giữa nguyên đơn là anh Lưu Chí Hiếu và bị đơn là Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3.

Vụ án sẽ được xét xử công khai vào lúc 14 giờ ngày 02/5/2024 tại Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
[Hết bổ sung]

Tại phiên tòa phúc thẩm về "tranh chấp bồi thường tai nạn lao động" ngày 9/5, hội đồng xét xử đã tổ chức cho hai bên hòa giải để thỏa thuận, cùng giải quyết vụ việc. Theo đó, đại diện Công ty BOT PM3 đã thống nhất sẽ bồi thường tăng thêm cho ông Lưu Chí Hiếu số tiền 550 triệu đồng. Đồng thời có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ gửi cơ quan BHXH có thẩm quyền để ông Hiếu được hưởng các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định.

Trên cơ sở thỏa thuận của hai bên, hội đồng xét xử đã công nhận kết quả hòa giải thành tại phiên tòa phúc thẩm lần này.

Như vậy, số tiền bồi thường mà Công ty BOT PM3 phải bồi thường cho ông Lưu Chí Hiếu tổng cộng gần 1,8 tỉ đồng do tai nạn lao động tại nơi làm việc.

Nguồn: GIANG NAM 10/05/2025 - Người lao động

Lời bình: Vụ việc đột quỵ này có 2 lần xét xử:
- Lần 1: Kiện sa thải.
- Lần 2: Kiện bồi thường tai nạn lao động.
Anh chị em chú ý nhé. Tổng số tiền người lao động nhận được cho cả 2 vụ việc là khoảng 2 tỷ 640 triệu.
+ 848.400.866 đồng, bao gồm tiền lương theo bản án sơ thẩm, tiền lãi phát sinh và tiền đóng bảo hiểm xã hội
+ tiền bồi thường về tai nạn lao động là hơn 1,019 tỉ đồng;
+ chi phí điều trị do tai nạn lao động là hơn 222,36 triệu đồng.
+ tăng thêm cho ông Lưu Chí Hiếu số tiền 550 triệu đồng

Tôi chưa tìm được bản án dù đã mò đi mò lại. Hi vọng trong tương lai sẽ có được văn bản cụ thể cho cả 2 lần xét xử này.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)

One thought on “Bản án tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động bị đột quỵ khi đang làm việc

  1. Theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, nếu trường hợp này được xác định là tai nạn lao động (do áp lực cv hay môi trường lv, công ty có trách nhiệm:
    1. Chi trả chi phí y tế (không do BHYT chi trả).
    2. Trả đủ lương trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng.
    3. Bồi thường hoặc trợ cấp tùy mức độ lỗi của người lao động:
    – Nếu không do lỗi của NLĐ: Bồi thường ít nhất 30 tháng lương nếu suy giảm từ 81% sức khỏe.
    – Nếu do lỗi NLĐ: Trợ cấp ít nhất 12 tháng lương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *