KPI cho giáo viên – làm thế nào để đánh giá hiệu suất cho giáo viên?

Sáng nay, chuẩn bị đi tư vấn thì tôi đọc được một đoạn hỏi trong cộng đồng QTNS HrShare với nội dung như sau: "Chào mọi người, trong group mình có ai làm trong môi trường giáo dục ko ạ. Mình đang xây dựng hiệu suất cho nhân sự nhưng lại ko rõ là làm thế nào để đánh giá hiệu suất cho giáo viên, có ai từng làm qua mảng này có thể tư vấn giúp mình dc ko ạ. Chân thành cảm ơn mọi người rất nhiều". Tóm tắt lại là: KPI cho giáo viên - làm thế nào để đánh giá hiệu suất cho giáo viên?

Để trả lời câu hỏi này, cách đơn giản nhất là làm theo phương pháp JD - KPI (tìm KPI từ các mô tả công việc). Các bước như sau:
- Xác định mô tả công việc
- Với từng công việc trong mô tả, trả lời câu hỏi:
+ Công việc như thế nào là đạt về số lượng, chất lượng, thời gian, chi phí?
+ Công việc sinh ra để đảm bảo điều gì?
+ Có vấn đề gì xảy ra trong công việc?
- Sau đó, với từng câu trả lời, chuyển đổi thành thước đo theo cấu trúc: Số + ... hoặc Tỷ lệ + công thức tính
- Cuối cùng, lựa chọn và rút gọn các KPI có được về 8

Muốn biết chi tiết hơn cách làm, bạn vui lòng đọc bài: "Xây dựng KPI tắt như thế nào cho nhanh?"

Trong bài viết: "File KPI giáo viên ngoại ngữ trung tâm dạy tiếng", tôi có để ví dụ. Bạn muốn tham khảo vui lòng click vào link.

Tuy nhên, nếu để ý các bước ở trên, khi làm KPI cho giáo viên, chúng ta cần phải chú ý xem giáo viên làm trong mảng nào: Đào tạo, giáo dục mầm non, cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay đại học. Mỗi mảng sẽ có KPI khác nhau. Ví như ảnh ở trên là KPI cho giáo viên Ngoại ngữ. Còn dưới đây là KPI cho vị trí giáo viên tiểu học.

- Số giờ trung bình phụ huynh tham gia với học sinh ở trường/ 1 học sinh
- Tỷ lệ học sinh đáp ứng chuẩn năng lực theo quy đinh/ tổng số học sinh
- Tổng số tiết dạy học giáo viên cần thực hiện
- Điểm trung bình hài lòng về giáo viên của học sinh
- Tổng số học sinh cần quản lý
- Tỷ lệ bài kiểm có điểm bị lệch <10% / tổng số bài kiểm tra bị hậu kiểm
- Tỷ lệ hài lòng của phụ huynh/ tổng số phụ huynh
- Số giờ trải nghiệm trung bình/ 1 học sinh
- Tỷ lệ hoàn thành KPI của khối trưởng

Như vậy, đánh giá hiệu suất cho giáo viên chính là đo mức độ hoàn thành các KPI. Thực ra tôi nghĩ chỉ cần tham khảo các quy định của bộ giáo dục và nội vụ về giáo viên là cũng có thể ra được các hướng dẫn trả lời cho câu hỏi đánh giáo giáo viên thế nào. Tôi chưa có thời gian tra nên bạn chịu khó tự tìm hiểu nhé.

Điều tôi muốn nói tiếp ở đây chính là trong đoạn stt hỏi ở trên, có một số anh chị trả lời. Đọc nội dung tôi đoán đấy là copy từ trả lời của AI. Các câu trả lời cũng ổn, chỉ có điều thiêu thiếu một vài KPI quan trọng (ví dụ như tỷ lệ học viên đến lớp/ tổng số học viên - dành cho giáo viên đào tạo). Xin mạn phép trích để anh chị em đọc thêm:

Duy Bá: Dưới đây là 10 KPI đánh giá hiệu suất của giáo viên mà bạn có thể áp dụng:
1. Tỷ lệ hoàn thành khóa học (%)
• Công thức: (Số học viên hoàn thành khóa học / Tổng số học viên đăng ký) x 100
• Đo lường khả năng giữ học viên tham gia hết khóa học.
2. Điểm hài lòng của học viên (trên thang 10)
• Cách đo: Lấy kết quả khảo sát phản hồi từ học viên về chất lượng giảng dạy, tài liệu, cách truyền đạt.
• Ví dụ: Dùng Google Forms hoặc hệ thống LMS có khảo sát cuối khóa.
3. Tỷ lệ học viên đạt mục tiêu học tập (%)
• Công thức: (Số học viên đạt mục tiêu / Tổng số học viên) x 100
• Mục tiêu có thể là vượt qua kỳ kiểm tra hoặc cải thiện kỹ năng đo lường được.
4. Thời gian trung bình chuẩn bị bài giảng (giờ)
• Đo thời gian dành cho chuẩn bị tài liệu, cập nhật nội dung khóa học.
• Tăng hiệu suất nếu thời gian giảm mà chất lượng nội dung vẫn cao.
5. Điểm đánh giá từ đồng nghiệp (trên thang 10)
• Hỏi ý kiến đánh giá của các giáo viên khác hoặc đội ngũ quản lý đào tạo.
6. Tỷ lệ đổi mới phương pháp giảng dạy (%)
• Cách đo: Số phương pháp mới được áp dụng / Tổng số phương pháp đã sử dụng trong kỳ.
• Phù hợp để đo khả năng sáng tạo, thích ứng với công nghệ.
7. Tỷ lệ tham gia các buổi đào tạo, hội thảo của giáo viên (%)
• Cách đo: (Số buổi tham dự / Tổng số buổi tổ chức) x 100
• Đo mức độ chủ động nâng cao năng lực bản thân.
8. Số lượng ý tưởng được đóng góp (ý kiến hữu ích/tháng)
• Theo dõi số ý tưởng được áp dụng trong chương trình đào tạo hoặc tổ chức.
9. Điểm cải thiện của học viên qua bài kiểm tra đầu vào và đầu ra (%)
• Công thức: [(Điểm trung bình bài kiểm tra cuối khóa - Điểm đầu khóa) / Điểm đầu khóa] x 100
• Đánh giá sự tiến bộ do phương pháp giảng dạy mang lại.
10. Tỷ lệ giữ chân học viên trong các khóa kế tiếp (%)
• Công thức: (Số học viên tiếp tục học khóa mới / Số học viên cũ đủ điều kiện học tiếp) x 100
• Phản ánh uy tín của giáo viên và chất lượng giảng dạy.

Bùi An Bảo Phương: Chỉ số đánh giá KPI (Key Performance Indicators) cho giáo viên là các tiêu chí giúp đánh giá hiệu quả công việc và đóng góp của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Dưới đây là một số chỉ số KPI phổ biến để đánh giá giáo viên:
### 1. **Kết quả học tập của học sinh**
- **Điểm số trung bình** của học sinh trong các bài kiểm tra, kỳ thi.
- **Tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu** (hoặc xuất sắc) trong các kỳ thi, bài kiểm tra định kỳ.
- **Sự tiến bộ của học sinh**: Đo lường mức độ cải thiện điểm số của học sinh từ khi bắt đầu khóa học đến cuối khóa học.
### 2. **Chất lượng giảng dạy**
- **Đánh giá của học sinh**: Sự hài lòng của học sinh với phương pháp giảng dạy (thông qua khảo sát, phản hồi trực tiếp).
- **Tổ chức và quản lý lớp học**: Mức độ hiệu quả trong việc quản lý lớp học và duy trì kỷ luật.
- **Phương pháp giảng dạy sáng tạo**: Sử dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo, áp dụng công nghệ, làm mới tiết học để thu hút học sinh.
### 3. **Sự tham gia và cam kết**
- **Tỉ lệ tham gia các buổi học**: Mức độ tham gia của giáo viên vào các buổi học chuyên môn, các cuộc họp với đồng nghiệp.
- **Đóng góp vào các hoạt động ngoại khóa**: Sự tham gia của giáo viên trong các hoạt động ngoài lớp học, hỗ trợ học sinh tham gia các chương trình ngoại khóa, thể thao, văn nghệ.
### 4. **Phát triển nghề nghiệp**
- **Sự cải thiện và học hỏi liên tục**: Tham gia các khóa học nâng cao, hội thảo, hoặc chương trình đào tạo chuyên môn.
- **Chứng nhận, bằng cấp**: Các chứng chỉ, bằng cấp bổ sung trong lĩnh vực giảng dạy mà giáo viên đạt được.
### 5. **Tạo dựng mối quan hệ với học sinh và phụ huynh**
- **Giao tiếp với phụ huynh**: Tần suất và chất lượng cuộc trò chuyện với phụ huynh về tiến bộ của học sinh.
- **Mối quan hệ với học sinh**: Khả năng tạo dựng mối quan hệ thân thiện và hỗ trợ giữa giáo viên và học sinh, giúp học sinh cảm thấy an toàn và tự tin trong học tập.
### 6. **Đóng góp vào cộng đồng giáo dục**
- **Chia sẻ tài liệu giảng dạy**: Việc chia sẻ giáo án, tài liệu giảng dạy với đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy chung.
- **Tạo ra môi trường học tập tích cực**: Mức độ giáo viên thúc đẩy một môi trường học tập thân thiện, sáng tạo và cởi mở.
Các chỉ số KPI này giúp nhà quản lý giáo dục và các trường học đánh giá được hiệu quả công việc của giáo viên, từ đó đưa ra các quyết định hỗ trợ phát triển nghề nghiệp và cải thiện chất lượng giáo dục.

AI sắp lấy mất nghề tư vấn của tôi rồi.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống quản trị Nhân sự bài bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *