Vì sao Giám đốc nhân sự phải nghỉ việc?

Mới đây tôi đọc được một bài chia sẻ về tình huống của một anh Giám đốc nhân sự mới nhận việc và đã nghỉ sau 7,5 tháng. Tình huống như sau.

Cách đây khoảng 8 tháng, có HRD mới về một công ty nọ. Để triển khai công việc, anh làm như sau:
- Đưa về một số người vào phòng HR, nhưng bạn HR cũ kiểm tra thì thấy vị trí và kinh nghiệm của họ trên LinkedIn lại không matched nhau chút nào.
- Nhận xét bạn HR cũ chưa đạt yêu cầu, nhưng cụ thể chưa đạt được gì thì lại không nói rõ.
- Yêu cầu nhân viên HR cũ chỉ báo cáo cho anh ấy, nhưng từ trước đến giờ, bạn HR đó vẫn báo cáo trực tiếp cho CEO về vấn đề tuyển dụng.
- Cái chính là, anh làm cái gì đấy mà các bộ phận khác không hài lòng với anh. Họ không chịu hợp tác luôn. Cụ thể: Email, tin nhắn hay cuộc họp từ HRD đều bị bỏ qua. Khi HRD yêu cầu hỗ trợ trong việc ra quyết định nhân sự, các bộ phận không phản hồi hoặc từ chối tham gia.
- Làm bạn HR cũ muốn tìm việc mới.
Y rằng, cách đây 2 tuần, Anh HRD đã nghỉ việc. A làm việc được 7,5 tháng tại công ty mới.

Nguồn tình huống từ Ms Giang.

Tôi đi tư vấn, thỉnh thoảng sẽ nghe được lời kể tương tự như vậy. Đại khái như sau: Công ty cần có người giỏi về Quản trị nhân sự để giúp thay đổi hệ thống Quản trị nhân sự. Thế là công ty tuyển Giám đốc nhân sự ở nơi khác về. Nơi khác có thể là công ty to hơn hoặc có tiếng hơn (ví dụ như các tập đoàn FDI) chả hạn. Mức lương cho vị trí Giám đốc Nhân sự này cao. Sau đấy, Giám đốc nhân sự về và bắt đầu tiến hành thay đổi. Họ yêu cầu công ty phải thay đổi theo những gì họ nghĩ là đúng và đã từng làm ở công ty cũ. Tức họ tìm cách để biết công ty mới của họ thành công ty cũ mà họ đã từng làm.

Dĩ nhiên là tôi không được chứng kiến trực tiếp vì nếu các anh chị làm được thì đã không đến lượt tôi vào triển khai tư vấn xây dựng hệ thống. Và tôi nghĩ mình được chọn là vì quan điểm: "Hệ thống sinh ra để phục vụ cho chiến lược và quan điểm của tổ chức". Tôi đi tư vấn thường không cố đưa quan điểm của cá nhân vào các chính sách, công cụ quản trị của đối tác mà thường nương theo quan điểm để hỗ trợ ra được công cụ phù hợp nhất cho họ.

Đây là kinh nghiệm tư vấn và hi vọng anh chị em làm HRD có thể rút ra được cái gì đó cho bản thân. Quay lại với tình huống...

Nếu là anh HRD, bạn sẽ làm gì để không bị như vậy?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *