Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Apple luôn dành một nguồn lực lớn cho việc đào tạo và phát triển nhân viên. Nhờ đó, họ không chỉ thu hút được những tài năng hàng đầu mà còn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đột phá. Điều này cho thấy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố không thể thiếu để xây dựng một doanh nghiệp thành công. Cùng Blognhansu tìm hiểu về vai trò của đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhé.

1. Phát triển nguồn nhân lực là gì?

Phát triển nguồn nhân lực là hoạt động có bản chất là nâng cao chất lượng của đội ngũ những người lao động. Mục đích là giúp người lao động trong doanh nghiệp ngày càng thông thạo nghề nghiệp hơn, đảm bảo được những công việc hay hoạt động ở cương vị cao hơn và đảm bảo được những công việc hoặc hoạt động có cương vị cao hơn, trọng trách lớn hơn. Đống thời, HRD còn phải ngày một hoàn thiện và nâng cao nhân cách của mỗi người lao động.

Với đặc trưng đó, phát triển nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ các hoạt động tạo ra và đảm bảo môi trường làm việc tốt hơn cho nhân viên. Đó là hoạt động đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào các nội dung như:

  • Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho người lao động.
  • Bố trí công việc thích hợp theo hướng tăng kỹ năng và khả năng làm việc của mỗi nhân viên.
  • Xây dựng môi trường làm việc thân thiện với nhân viên trong doanh nghiệp.

Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển năng lực của người lao động ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển của tổ chức cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội. Đào tạo được xem như một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

1. Đối với doanh nghiệp

Nâng cao năng suất: Đào tạo và phát triển giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Tránh tình trạng quản lý lỗi thời: Các nhà quản lý cập nhật các phương pháp quản lý sao cho phù hợp với những thay đổi về quy trình công nghệ, kỹ thuật và môi trường kinh doanh.

Giải quyết các vấn đề tổ chức: Kết quả của đào tạo giúp cho cán bộ công nhân viên nâng cao nhận thức, từ đó các vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa cá nhân và tổ chức sẽ giảm đi rất nhiều.

Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới: Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu tiên làm việc trong tổ chức, các chương trình định hướng công việc dành cho nhân viên mới sẽ giúp cho người lao động nhanh chóng thích nghi với văn hóa doanh nghiệp và cách thức làm việc.

Chuẩn bị đội ngũ kế thừa: Việc đào tạo và phát triển sẽ giúp cho nhân viên nâng cao nhận thức, năng suất lao động, từ đó doanh nghiệp phát hiện ra những người giỏi nhất để bố trí thành đội ngũ kế thừa.

2. Đối với người lao động

Phúc lợi: Đào tạo và phát triển được coi là một trong những phúc lợi cho người lao động từ đó tăng sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp.

Nâng cao kỹ năng: Kiến thức, kỹ năng của nhân viên thông qua quá trình đào tạo được nâng cao, giúp họ áp dụng thành công các thay đổi công nghệ và kỹ thuật trong doanh nghiệp.

Đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng phát triển: Khi người lao động được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích người lao động thực hiện công việc được tốt hơn, mong muốn được trao thêm nhiều cơ hội với những thách thức cao hơn, từ đó nhanh chóng thăng tiến trong công việc.

Tạo cho người lao động có cách nhìn, tư duy mới trong công việc của họ: Đó cũng chính là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.

Hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức

1. Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho người lao động

“Đào tạo và đào tạo lại là quá trình tác động có hệ thống nuôi dưỡng và tích lũy kĩ năng lao động nhằm đảm bảo cho người lao động luôn đáp ứng các yêu cầu mới của công việc và của môi trường kinh doanh.”

Hiện nay, khi nền kinh tế hội nhập thế giới biến động mạnh mẽ thì nhu cầu học tập để cập nhật và nâng cao kiến thức ngày một lớn hơn. Do đó, việc đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cần thực hiện rất thường xuyên trong doanh nghiệp.

2. Bố trí công việc thích hợp theo hướng tăng kỹ năng và khả năng làm việc của mỗi nhân viên

Theo đó, quan điểm hiện đại phân biệt rõ ràng giữa “thưởng” và phát triển. Người lao động không thể được thưởng bằng vị trí cao hơn, mỗi người chỉ có thể làm việc phù hợp với năng lực của bản thân mình.

Do đó, việc phát hiện “tiềm năng” phát triển của từng người và nhân cách của họ để chủ động đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí mà họ có thể đảm nhiệm trong tương lai được chú trọng. Phát triển nguồn nhân lực với yếu tố này là điều nên làm.

3. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện với nhân viên

Môi trường làm việc thân thiện là môi trường mà ở đó nhân viên cảm thấy được thỏa mãn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Trước hết phải đảm bảo các điều kiện vật chất - kỹ thuật phù hợp với yêu cầu công việc; các điều kiện về ánh sáng, tiếng ồn, … phải phù hợp với tiêu chuẩn quy định.

Lời kết,

Trong tương lai, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ càng trở nên quan trọng hơn nữa khi công nghệ ngày càng phát triển và cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo để đáp ứng những yêu cầu mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *