Phỏng vấn là gì? Quy trình của một buổi phỏng vấn xin việc

Dù đã tham gia nhiều cuộc phỏng vấn nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về quá trình phỏng vấn trong doanh nghiệp? Cùng Blognhansu tìm hiểu tất tần tật về quá trình phỏng vấn là gì và kinh nghiệm phỏng vấn “bao đỗ” trong bài viết hôm nay nhé.

Phỏng vấn là gì?

Phỏng vấn là quá trình giao tiếp và trao đổi giữa nhà tuyển dụng và ứng viên nhằm tìm kiếm ứng viên phù hợp nhất với vị trí công việc cần tuyển.

Phương pháp này cũng giúp nhà tuyển dụng hiện thực hóa mục tiêu của buổi phỏng vấn là đánh giá khả năng và kinh nghiệm của ứng viên. Đồng thời, cho phép ứng viên có cơ hội thể hiện bản thân và xem xét vị trí cần tuyển có phù hợp hay không.

Quy trình của một buổi phỏng vấn xin việc

Thông thường, quy trình một buổi phỏng vấn xin việc sẽ có 6 phần:

Bước 1 – Tiếp đón và giới thiệu: Nhà tuyển dụng sẽ tiếp đón ứng viên và giới thiệu về công ty, vị trí công việc và các yêu cầu về công việc.

Bước 2 – Giới thiệu ứng viên: Ứng viên sẽ được yêu cầu giới thiệu bản thân và kinh nghiệm làm việc của mình.

Bước 3 – Phần trả lời câu hỏi: Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi để đánh giá kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực của ứng viên. Ứng viên cần trả lời các câu hỏi một cách chính xác và trung thực.

Bước 4 – Giải đáp thắc mắc: Ứng viên có thể đặt câu hỏi hoặc giải đáp các thắc mắc liên quan đến công việc, môi trường làm việc hoặc các chính sách của công ty.

Bước 5 – Kết thúc phỏng vấn: Nhà tuyển dụng thông báo về quy trình tiếp theo và thời gian thông báo kết quả cho ứng viên.

Bước 6 – Follow-up: Sau buổi phỏng vấn, ứng viên nên gửi một email cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian phỏng vấn và biểu đạt sự quan tâm đến vị trí công việc vừa phỏng vấn.

Quy trình phỏng vấn cụ thể tại từng doanh nghiệp hay vị trí công việc có thể khác nhau. Tuy nhiên, các bước trên thường là những bước cơ bản của một buổi phỏng vấn xin việc.

Yêu cầu khi tham gia buổi phỏng vấn

Trước khi tham gia phỏng vấn, nhà tuyển dụng và ứng viên cần phải chuẩn bị những gì?

1. Đối với ứng viên

Đối với ứng viên, khi tham gia một buổi phỏng vấn, bạn cần nhớ một số điều dưới đây:

  • Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia phỏng vấn bằng việc tìm hiểu thông tin về vị trí công việc, văn hóa doanh nghiệp hay các câu hỏi phỏng vấn thường gặp.
  • Phản xạ nhanh với tình huống được đặt ra nhưng vẫn thể hiện được sự bình tĩnh và kỹ năng phân tích nhạy bén.
  • Tự tin là cần thiết, nên tránh việc quá tự tin về kinh nghiệm, năng lực của bản thân và giữ sự trung thực khi cung cấp thông tin.
  • Trả lời các câu hỏi phỏng vấn đúng trọng tâm, tránh lan man và dài dòng.
  • Bạn có quyền trả lời hoặc không trả lời câu hỏi và nên phản hồi một cách lịch sự nếu quyết định không trả lời.

2. Đối với nhà tuyển dụng

Đối với nhà tuyển dụng, để có một buổi phỏng vấn suôn sẻ, và tìm kiếm được ứng viên tiềm năng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Phân loại những CV phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng và tìm hiểu để nắm bắt các thông tin cơ bản về ứng viên.
  • Luôn tôn trọng ý kiến và lắng nghe phản hồi của ứng viên.
  • Hạn chế đặt các câu hỏi quá chung chung hay câu hỏi mang tính thách thức cao.
  • Đánh giá ứng viên một cách khách quan nhất dựa trên những mục tiêu tuyển dụng đã đặt ra.

Mẹo vượt qua buổi phỏng vấn dành cho ứng viên

Nếu bạn chuẩn bị bước vào một buổi phỏng vấn thì hãy ghi nhớ những kinh nghiệm phỏng vấn “bao đậu” dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp và vai trò của vị trí công việc

Trước khi đến phỏng vấn, hãy tìm hiểu thật kỹ về công ty và công việc mà bạn đang ứng tuyển. Thông tin này giúp bạn tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra.

2. Chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp

Trong buổi phỏng vấn, bạn có thể được hỏi các câu hỏi quen thuộc như “Hãy giới thiệu về bản thân bạn?” hoặc “Tại sao bạn muốn làm việc ở doanh nghiệp chúng tôi?” Do đó, chuẩn bị câu trả lời trước cho các câu hỏi này là cần thiết, để có thể trả lời một cách tự tin và suôn sẻ.

3. Chứng minh kinh nghiệm và kỹ năng của bạn

Đưa ra ví dụ cụ thể về kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Bạn có thể chia sẻ những dự án đã hoàn thành hoặc những khó khăn mà bạn đã vượt qua.

4. Thể hiện sự quan tâm

Hãy thể hiện sự quan tâm đến công ty và vị trí đang ứng tuyển. Đừng quên hỏi về công việc và những thách thức mà bạn sẽ gặp phải khi tham gia ứng tuyển và làm việc ở vị trí này.

5. Làm sáng tỏ bất kỳ điểm yếu nào

Nếu bạn có điểm yếu trong quá trình phỏng vấn thì hãy đưa ra lời giải thích rõ ràng về chúng và chia sẻ cách bạn đang cố gắng để cải thiện nó.

6. Cảm ơn nhà tuyển dụng sau khi kết thúc phỏng vấn

Sau khi phỏng vấn, bạn nên gửi một email cảm ơn đến nhà tuyển dụng khi đã tạo cơ hội để hai bên có thể trao đổi chi tiết về công việc, cũng như cho họ biết rằng bạn quan tâm đến công việc như thế nào.

Lời kết

Hy vọng rằng khi đọc đến đây bạn đã hiểu hơn về “phỏng vấn là gì, cũng như ý nghĩa và vai trò của phỏng vấn trong doanh nghiệp. Đồng thời, Blognhansu mong rằng những kinh nghiệm phỏng vấn được đề cập đến trong bài sẽ giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Blognhansu cùng chia sẻ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *