Chiến lược tuyển dụng nhân sự là gì? 5 bước xây dựng chiến lược tuyển dụng hiệu quả

Xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân sự đóng vai trò quan trọng để đảm bảo số lượng và chất lượng nhân sự thực hiện mục tiêu cho doanh nghiệp. Chiến lược đó cần thể hiện đủ các tiêu chí về chuyên môn, kỹ năng, … cho từng vị trí nhân sự. Cùng Blognhansu tìm hiểu 5 bước xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân sự qua bài viết này nhé!

1. Chiến lược tuyển dụng nhân sự là gì?

“Chiến lược tuyển dụng nhân sự là một bản kế hoạch tổ chức và thực hiện quy trình tuyển dụng để thu hút, lựa chọn và tuyển dụng nhân sự có kỹ năng cùng tiềm năng phù hợp với nhu cầu, mục tiêu của tổ chức.”

Chiến lược này hiểu đơn giản là đặt ra các mục tiêu, phương pháp và quy trình cụ thể để đảm bảo tổ chức sẽ có đủ nguồn lực nhân sự để hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành mục tiêu kinh doanh.

2. Những yếu tố không thể thiếu trong chiến lược tuyển dụng nhân sự

Vậy các yếu tố nào tạo nên chiến lược tuyển dụng nhân sự?

2.1 Phân tích nhu cầu tuyển dụng

Trong phân tích nhu cầu tuyển dụng, cần xác định rõ những vị trí muốn tuyển dụng trong tổ chức. Đồng thời, định rõ các kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho mỗi vị trí.

2.2 Xây dựng hồ sơ và đối tượng mục tiêu (tuyển dụng)

Xác định các yếu tố như mục tiêu đối tượng tuyển dụng, lý do tại sao họ nên quan đến đến tổ chức. Quan trọng nhất là cách tiếp cận ứng viên thông qua các kênh tuyển dụng phù hợp.

2.3 Xác định kênh tuyển dụng

Một yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo nên chiến lược tuyển dụng là kênh truyền thông và công cụ tuyển dụng phù hợp. Làm sao để tiếp cận ứng viên tiềm năng, bao gồm việc sử dụng trang web tuyển dụng, sự kiện tuyển dụng, mạng xã hội hay các trang web công việc khác.

2.4 Quy trình tuyển dụng

Xây dựng quy trình tuyển dụng chi tiết để các ứng viên được đánh giá, lựa chọn một cách công bằng và hiệu quả nhất.

2.5 Đào tạo và phát triển nhân sự

Sau khi tuyển dụng thành công, doanh nghiệp cần đào tạo để giúp nhân viên mới hòa nhập với môi trường làm việc và đạt hiệu suất tối ưu.

2.6 Đo lường và theo dõi

Sử dụng các chỉ số và số liệu để đánh giá hiệu suất quy trình tuyển dụng. Từ đó có phương án điều chỉnh phù hợp để cải thiện quy trình.

3. Xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân sự hiệu quả như thế nào?

Bước 1: Phân tích nhu cầu tuyển dụng

Phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu và khả năng phát triển của công ty trong tương lai mà doanh nghiệp có thể tuyển dụng nhân viên, cũng như, phân bổ cho từng phòng ban. Khi đã xác định được nhu cầu tuyển dụng, nhà quản lý sẽ xây dựng lộ trình kế hoạch đào tạo và phát triển cho nhân viên mới đã tuyển. Từ đó, theo dõi và đánh giá lộ trình thăng tiến của từng người.

Bước 2: Xác định rõ ràng khung năng lực và chiến lược tuyển dụng

Việc thiết lập khung năng lực tuyển dụng giúp doanh nghiệp thu hút nhân viên có thể cùng đồng hành với công ty thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Đồng thời, hòa hợp với môi trường, văn hóa của doanh nghiệp.

Làm thế nào để có được khung năng lực tuyển dụng cho từng vị trí nhân viên phù hợp? Ban lãnh đạo và bộ phận nhân sự phải xây dựng chân dung cho từng vị trí công việc. Khi xây dựng đúng chân dung ứng viên, công tác tìm kiếm và chọn lọc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc chỉ đề ra các hạng mục công việc chung chung.

Dựa theo các mục tiêu, hạng mục công việc cũng như văn hóa của doanh nghiệp để đưa ra các tiêu chí về chuyên môn và kỹ năng. Từ đó, đảm bảo nhà quản lý khi tiếp cận công việc sẽ phụ trách được và hòa nhập với môi trường làm việc.

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định khung năng lực:

  • Những kỹ năng và phẩm chất cần có giúp ứng viên được nhận vào vị trí tuyển dụng?
  • Công việc hàng ngày của nhân sự là gì, làm gì?
  • Mục tiêu và kết quả doanh nghiệp muốn nhân viên thực hiện?

Bước 3: Xây dựng bản mô tả công việc (JD) và tiến hành tuyển dụng

Với nhu cầu tuyển dụng và khung năng lực, tổ chức hãy xây dựng các bản mô tả tuyển dụng chi tiết cho từng vị trí. Bản mô tả này sẽ bao gồm những thông tin về vị trí, mục tiêu công việc, yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm và các yếu tố khác như mức lương, phúc lợi, … Sau khi có bản mô tả, doanh nghiệp có thể tiến hành tuyển dụng: đăng bài, phỏng vấn, …

Để thu hút nhân tài, các doanh nghiệp nên xây dựng một bản mô tả công việc hấp dẫn. Xây dựng các quyền lợi có thể đáp ứng được nhu cầu của ứng viên khi đồng hành cùng tổ chức. Bên cạnh đó, gia tăng tính cạnh tranh với các nhà tuyển dụng khác trên trị trường. Đó là chính sách về lương, lộ trình thăng tiến, chính sách về quyền lợi, …

Bước 4: Đào tạo và phát triển nhân sự mới trong tổ chức

Trong bước này, doanh nghiệp cần cung cấp cho nhân sự mới các khóa đào tạo cần thiết để họ có thể nâng cao hiệu suất. Đồng thời, thiết kế các chương trình phát triển dài hạn để giúp họ phát triển kỹ năng và sự nghiệp trong tương lai.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các công cụ kiểm tra trực tuyến để đánh giá ứng viên toàn diện. Các bài kiểm tra tính cách, đánh giá khả năng quản trị cảm xúc và đặc biệt là kiểm tra năng lực nghề nghiệp của ứng viên.

Thực hiện những bài kiểm tra này để tăng cường quá trình tuyển dụng bằng cách đánh giá năng lực một cách khách quan. Điều này cũng làm giảm nguy cơ tuyển dụng ứng viên không phù hợp và tối ưu hóa việc lựa chọn những người có tiềm năng và sẵn sàng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Bước 5: Đánh giá và cải thiện chiến lược

Chiến lược tuyển dụng nên được đánh giá định kỳ để đảm bảo sự hiệu quả và phản hồi từ những bên liên quan. Doanh nghiệp nhận được gì từ chương trình tuyển dụng, điều gì cần cải thiện? Vì vậy, cần theo dõi hiệu suất của nhân sự mới và thực hiện điều chỉnh nhanh chóng khi cần.

Như thế mới đảm bảo chiến lược tuyển dụng phù hợp với phát triển của tổ chức và đáp ứng được thử thách mới xuất hiện.

Lời kết,

Xây dựng chiến lược nhân sự là điều mà mọi doanh nghiệp đều làm. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách thức xây dựng chiến lược tuyển dụng hiệu quả. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo của Blognhansu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *