5M là gì? Ý nghĩa cụ thể của các yếu tố trong mô hình 5M

5M là một trong những phương pháp quan trọng đối với quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này có vẻ khá xa lạ nếu bạn chưa có cơ hội tiếp xúc hay lần đầu sử dụng nó. Vậy 5M là gì? Và phương pháp 5M có vai trò như thế nào với hoạt động quản lý của tổ chức? Cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!

1. Mô hình 5M là gì?

Mô hình 5M là một phương pháp quản lý quan trọng và hiệu quả được nhà lãnh đạo áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh doanh hiện nay. 5M là gì? 5M được thể hiện qua 5 yếu tố bao gồm:

+ Material: nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình tạo ra sản phẩm.

+ Machine: thiết bị, máy móc hỗ trợ cho quá trình tạo ra sản phẩm.

+ Man: yếu tố trong quá trình vận hành thiết bị, máy móc và sử dụng nguyên liệu để tạo ra sản phẩm.

+ Method: phương pháp hay cách thức để tạo ra sản phẩm.

+ Measurement: đo lường và kiểm tra sản phẩm sau khi hoàn thiện.

2. Ý nghĩa của các yếu tố trong mô hình 5M

Hiểu về các yếu tố trong mô hình 5M sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng ứng dụng vào quá trình quản lý một cách hiệu quả. Qua đó, các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp cũng phát triển hơn.

2.1 Material: Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là yếu tố bắt buộc mà doanh nghiệp phải có để có thể tạo ra sản phẩm. Đây là sự ưu tiên hàng đầu mà doanh nghiệp luôn phải đảm bảo đầy đủ, không sai lệch để không làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm được tạo ra.

Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên các nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy 5M là gì với Material?

Để đảm bảo yếu tố quan trọng này, nhà quản lý cần xây dựng các khung tiêu chuẩn, quy định về việc lưu trữ, sử dụng, bảo quản các nguyên vật liệu, linh kiện. Từ đó, việc điều phối, quản lý và vận hành ở những bước tiếp theo sẽ suôn sẻ. Khi có sai sót xảy ra, người quản lý nhanh chóng rà soát để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.

2.2 Machine: Máy móc, thiết bị

Yếu tố tiếp theo là máy móc, thiết bị - công cụ hỗ trợ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả. Như vậy, doanh nghiệp có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường với những sản phẩm chất lượng.

Để duy trì hiệu quả hoạt động cũng như tính chính xác của hệ thống máy móc và thiết bị, doanh nghiệp cần thường xuyên thực hiện:

+ Giám sát tính chính xác, ổn định của hệ thống máy móc, thiết bị trong suốt quá trình hoạt động.

+ Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra và đảm bảo hiệu năng ổn định của thiết bị máy móc.

+ Thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị theo định kỳ để cải tiến, sửa chữa hoặc thay thế để nhu cầu sản xuất sản phẩm được thực hiện liên tục và liền mạch.

2.3 Man: Người thực hiện công việc

Có thể nói con người là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên tính kết nối, liền mạch của toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là nguồn lực thực hiện những nhiệm vụ mà máy móc, thiết bị không thể thay thế được.

Con người trong mô hình 5M sẽ đóng vai trò điều khiển máy móc, điều chỉnh hoạt động của thiết bị để quá trình sản xuất được thực hiện chính xác, tạo nên những sản phẩm chất lượng đạt yêu cầu. Đồng thời, con người cũng có sự am hiểu về máy móc, thiết bị như cách sử dụng, nguyên lý hoạt động để có thể vận hành hiệu quả.

Do đó, doanh nghiệp nên tổ chức các buổi đào tạo, huấn luyện giúp nhân viên cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề. Để họ mang lại hiệu suất tối ưu trong công việc và tăng hiệu năng hoạt động của quá trình sản xuất.

2.4 Method: Cách thức thực hiện

Một yếu tố khác trong mô hình 5M cũng quan trọng không kém đó là phương pháp thực hiện. Nó sẽ giúp doanh nghiệp biết rõ cách thức để hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo chất lượng cũng như số lượng đã đặt ra theo yêu cầu.

Yếu tố này đề cập đến những tiêu chuẩn, quy định cần có để đảm bảo không xảy ra sai sót, hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất và vận hành. Những người quản lý cần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn, chuẩn mực làm thước đo và xây dựng tiến trình kiểm duyệt tương ứng với các tiêu chuẩn này.

Cách thức thực hiện sẽ là “kim chỉ nam” để định hướng toàn bộ quy trình, tạo điều kiện để hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra liền mạch, tối ưu hiệu suất và giảm thiểu các sai lệch, rủi ro trong sản xuất.

2.5 Measurement: Kiểm tra, đo lường

Cuối cùng là kiểm tra và đo lường sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Measurement là việc thực hiện kiểm tra chất lượng, đo lường và thống kê toàn bộ sản phẩm vừa hoàn thiện. Đây là công đoạn giúp doanh nghiệp so sánh những khung tiêu chuẩn, quy định ban đầu với những sản phẩm.

Qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá về tình trạng hoàn thiện của sản phẩm, đảm bảo được chất lượng trước khi đến tay người dùng.

3. Yếu tố nào trong mô hình 5M là quan trọng nhất?

Tất cả 5 yếu tố trong mô hình 5M đều vô cùng quan trọng và không có yếu tố nào là nhất. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải kết hợp toàn diện 5 yếu tố này mới có thể mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy, yếu tố Man (con người) chính là nhân tố không thể thay thế bởi đây là “đầu não” kết nối liền mạch 4 yếu tố còn lại.

Lời kết,

Mô hình 5M là gì? Phương pháp này có vai trò như thế nào đối với hoạt động quản của doanh nghiệp? Chắc hẳn bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hình dung đầy đủ hơn về nguyên tắc và phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả.

One thought on “5M là gì? Ý nghĩa cụ thể của các yếu tố trong mô hình 5M

  1. Nguyen Hung Cuong 10.06.2023 at 23:28 - Reply

    5M mà mình biết là:
    – Money
    – Merterial
    – Machine
    – Man
    – Method
    Đây còn gọi là mô hình 5 nguồn lực. Mô hình này ứng dụng trong QTNS ở chỗ phân quyền. Tức chúng ta có thể phân quyền theo 5M.

    Chi tiết: https://blognhansu.net.vn/2023/01/29/cong-viec-mo-ta-cong-viec-jd-cua-truong-phong-la-gi/

    5M ở trên còn ứng dụng trong xây dựng quy trình. Vui lòng xem bài: https://blognhansu.net.vn/2021/02/09/5-buoc-de-xay-dung-mot-quy-trinh-van-hanh-tieu-chuan/

    Còn mô hình 5M trong bài có vẻ như dùng nhiều trong sản xuất với 1 vòng tròn từ đầu vào (nguyên vật liệu, con người) cho đến đầu ra (kết quả).

    Nhoài ra chúng ta có thể tham khảo thêm bài 6M: https://blognhansu.net.vn/2017/02/20/benh-6m-cua-doanh-nghiep-va-he-thong-quan-tri-nhan-su/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *