Top 3 công cụ đánh giá ứng viên trong tuyển dụng cho doanh nghiệp

Đánh giá ứng viên là công việc vô cùng quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Để kết quả đánh giá năng lực ứng viên được chính xác, nhà tuyển dụng cần sự hỗ trợ của các công cụ.

Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều công cụ đánh giá ứng viên. Hình thức của các công cụ cũng rất đa dạng từ đánh giá trực tiếp trên giấy đến hình thức trực tuyến. Dưới đây, Blognhansu sẽ giới thiệu 3 công cụ thông dụng nhất nhé!

1. Công cụ đánh giá ứng viên là gì?

Có thể hiểu công cụ đánh giá ứng viên là phương pháp giúp nhà tuyển dụng xác định năng lực của ứng viên. Đồng thời, cho phép ứng viên nêu ra sự nhìn nhận và phân tích của mình về công việc cùng các hành vi ứng xử có liên quan.

Với công cụ đánh giá, nhà tuyển dụng có thể đánh giá trình độ năng lực thực sự của ứng viên, kiến thức, kỹ năng hoặc kinh nghiệm. Hiện nay, để đánh giá ứng viên, người ta sử dụng nhiều công cụ như bài trắc nghiệm, phỏng vấn, bảng câu hỏi, …

Đương nhiên, không có công cụ nào là hoàn hảo, mỗi công cụ sẽ có mục đích và ưu nhược điểm riêng. Để công cụ đánh giá ứng viên có thể phát huy lợi thế, doanh nghiệp cần xác định được mong muốn và nhu cầu cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể tận dụng được sự hữu ích cũng như giá trị mà công cụ đó đem lại so với chi phí cần bỏ ra.

2. Sự quan trọng của công cụ đánh giá ứng viên

Công cụ đánh giá ứng viên giúp quá trình đánh giá được khách quan và sâu sát hơn với tình hình thực tế. Những công cụ này sẽ cung cấp kết quả đa chiều về tính cách và khả năng tư duy của ứng viên. Đây cũng là một trong những cách giúp tiết kiệm thời gian và công sức của nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, việc có thể sử dụng bản kết quả một cách linh hoạt cho nhiều vị trí giúp gia tăng giá trị và lợi ích mà những công cụ đánh giá mang lại.

Nhà tuyển dụng hãy lựa chọn công cụ đánh giá ứng viên phù hợp và áp dụng cho quá trình tuyển dụng tại doanh nghiệp để đạt hiệu quả nhất. Tùy theo tình hình thực tế, vị trí đăng tuyển, ứng viên, … mà các công cụ sẽ có mức độ hiệu quả khác nhau.

3. Công cụ đánh giá ứng viên cho doanh nghiệp

3 công cụ đánh giá ứng viên được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: các bài kiểm tra đánh giá, phiếu đánh giá ứng viên và phỏng vấn tuyển dụng.

3.1 Các bài kiểm tra đánh giá

Theo khảo sát của AMA (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ), có đến 70% doanh nghiệp sử dụng các bài kiểm tra kỹ năng chuyên môn, 46% sử dụng các bài kiểm tra tính cách và 41% sử dụng các bài kiểm tra khả năng tính toán và tư duy ngôn ngữ cơ bản để sàng lọc hồ sơ ứng viên.

Các bài kiểm tra đánh giá gồm đánh giá tính cách, đánh giá tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, kiến thức và kỹ năng. Việc áp dụng các bài test online trong quá trình tuyển dụng giúp gia tăng tính chính xác khi đưa ra các quyết định. Ngoài ra, loại bỏ sự cảm tính của người tuyển dụng trong đánh giá.

Bài kiểm tra đầu vào là một trong ba công cụ đánh giá ứng viên. Những bài test đầu vào trong tuyển dụng có nhiều loại khác nhau và mang lại nhiều lợi ích tùy theo mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Tuy vậy, điểm chung là đều hướng tới việc tuyển dụng khách quan và chất lượng.

Hơn thế, đối với những doanh nghiệp cần chọn lọc trước một số lượng lớn ứng viên, các bài test cũng giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho bộ phận nhân sự mà vẫn hiệu quả.

3.2 Phiếu đánh giá ứng viên

Phiếu đánh giá ứng viên được sử dụng trong quá trình phỏng vấn hoặc các vòng tuyển dụng khác. Vai trò của chúng là giúp nhà tuyển dụng ghi chép những nội dung đánh giá chi tiết từng ứng viên, là cơ sở để phân loại, chọn lọc ứng viên phù hợp với vị trí đang tuyển.

Ưu điểm của công cụ đánh giá ứng viên này là:

  • Dễ triển khai với số lượng ứng viên lớn
  • Bổ sung hoặc rút gọn các tiêu chí đánh giá dễ dàng
  • Nắm bắt đầy đủ thông tin ứng viên như hồ sơ ứng viên, đánh giá, công việc, lịch sử các vòng phỏng vấn, …
  • Dễ dàng chuyển thông tin cho bộ phận chuyên trách, bộ phận tuyển dụng, … cùng nắm thông tin về ứng viên.

Mặc dù vậy, điểm yếu của phiếu đánh giá là thường bị chi phối nhiều bởi tính chủ quan của người phỏng vấn. Do vậy, kết quả thường sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Hơn thế, phiếu đánh giá không miêu tả được đặc điểm và tiềm năng bên trong của ứng viên.

3.3 Phỏng vấn tuyển dụng

Phỏng vấn ứng viên là một công việc không hề dễ dàng đối với bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Để có thể dẫn dắt một buổi phỏng vấn đi đến thành công, thì người phụ trách tuyển dụng nên tham khảo một số công cụ như:

  • Kỹ thuật phỏng vấn đuổi
  • Công cụ phỏng vấn 3Q
  • Công cụ phỏng vấn STAR
  • Công cụ phỏng vấn BEI (Behavioral Event Interview)
  • Công cụ phỏng vấn DISC
  • Công cụ phỏng vấn MBTI

Lời kết,

Trên đây là 3 công cụ đánh giá ứng viên phổ biến nhất hiện tại. Doanh nghiệp có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp vào quy trình tuyển dụng. Để tìm được các ứng viên phù hợp nhất cho vị trí đăng tuyển cũng như môi trường, văn hóa và sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.

>> Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *