Nỗi đau làm cản trở, giảm sút hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản trị trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp như một thực thể sống, là đứa con tinh thần của các chủ doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để đứa con tinh thần này hoạt động, vận hành một cách trơn tru, có hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra không phải là một điều dễ dàng. Có những nỗi đau mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu, trong đó Nhung liệt kê ra vài nỗi đau mà các doanh nghiệp thường gặp phải như sau:

  1. Sự thiếu nhất quán trong tổ chức, giữa các cấp, các bộ phận với nhau.

Để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đề ra, toàn thể công ty phải có một cách hiểu nhất quán, 100 người phải hiểu theo 1 ý chứ không phải là 100 người thì hiểu theo 100  ý. Khi một chính sách được đưa ra mà các cấp, bộ phận hiểu khác nhau thì sẽ dẫn tới “tam sao thất bản”, hành động khác nhau và kết quả cũng khác nhau.

Lý do có thể do thiếu sự trao đổi thông tin, hay là do cách truyền thông không rõ ràng.

  1. Hệ thống quản trị chưa hoàn thiện.

Xảy ra tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu người quản trị, hoặc có thể những vị trí không phù hợp làm công tác quản trị.

  1. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận không được phân chia rõ ràng.

Đã bao giờ bạn gặp phải trường hợp các phòng ban cãi nhau, hay “đó không phải là việc của tôi” chưa?

Nếu bạn gặp phải trường hợp này điều đó có nghĩa là việc phân chia quyền hạn, chức năng nhiệm của của các phòng ban chưa rõ ràng. Điều này dẫn tới việc chồng chéo/ dẫm đạp công việc của nhau, và cũng có thể xảy ra trường hợp “cha chung không ai khóc”, “đó không phải việc của tôi”.

Điều này thậm chí sẽ gây ra mất đoàn kết nội bộ, sự phối hợp giữa các phòng ban sẽ gặp khó khăn.

  1. Chức năng nhiệm vụ không phù hợp với quyền hạn đề ra.

Sự không phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ và quyền hạn cũng là một cản trở lớn làm giảm hiệu quả công tác quản trị của các cấp.

Một phòng ban, một vị trí được công ty phân rất nhiều chức năng, nhiệm vụ với tầm cao nhưng quyền hạn thì bé (Hiện tượng đầu voi đuôi chuột). Ví dụ: quản đốc sản xuất có toàn quyền trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, nhưng anh quản đốc này lại không có quyền điều động nhân sự để thực hiện kế hoạch sản xuất đó.

Hay trường hợp được giao quá nhiều quyền hạn, nhưng chức năng nhiệm vụ thì không có.

  1. Sự mất niềm tin vào nhau giữa các bộ phận.

Một khi điều này xảy ra, có nghĩa là hệ thống quản trị của doanh nghiệp trong tình trạng rất trầm trọng. Các phòng ban/bộ phận không tin tưởng nhau dẫn tới việc cái gì cũng phải kiểm tra lại, cái gì cũng phải xác nhận gây lãng phí trong doanh nghiệp.

Vì vậy, việc xác nhận các nhân tố, những nội đau làm cản trợ, giảm sút hiệu lực hiệu quả quản trị trong doanh nghiệp cũng sẽ như khám bệnh, để từ đó doanh nghiệp sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nguồn: Lưu Thị Kim Nhung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *