Các học thuyết tạo động lực lao động.

Động lực lao động là sự khát khao và tự nguyên của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức.

Tạo động lực lao động là sự vận dụng một hệ thống chính sách, biện pháp, cách thức quản lý tác động tới người lao động để làm cho họ có động lực trong công việc, làm cho họ hài lòng hơn với công việc và mong muốn được đóng góp với tổ chức.

Có rất nhiều học thuyết về động lực trong lao động. Hôm nay Nhung xin liệt kê ra một số thuyết tạo động lực nhé.

🌻 Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow.

Có lẽ những người làm nhân sự đều biết về th áp nhu cầu Maslow.

Thuyết Maslow cơ bản được chia thành 5 bậc:

Bậc 1: nhu cầu về sinh lý như ăn, uống, ngủ, nghỉ, mặc

Bấc 2: nhu cầu về an toàn: không bị đe dọa về tài sản, sức khỏe, công việc, tính mạng.

Bậc 3: nhu cầu về xã hội: được giao lưu, được yêu,

Bậc 4: Nhu cầu về đánh giá – tôn trọng. là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận và tôn trọng.

Bậc 5: Nhu cầu vê tự thể hiện. nhu cầu về chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hào hước, mong muốn được phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ.

Và vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc:

- Nhu cầu cơ bản (basic needs)

- Nhu cầu về an toàn (safety needs)

- Nhu cầu về xã hội (social needs)

- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)

- Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)

- Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)

- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)

- Sự siêu nghiệm (transcendence)

🌻 Thuyết nhu cầu thúc đẩy của David Mc Clelland: xác định con người được thúc đẩy bằng 3 loại nhu cầu:

Nhu cầu về quyền lực: nhu cầu tác động lên người khác, tới hoàn cảnh, kiểm soát và thay đổi hoàn cảnh.

Nhu cầu về liên kết: nhu cầu về quan hệ xã hội, giúp đỡ qua lại với nhau.

Nhu cầu về thành tích: là nhu cầu vươn tới thành tựu và thẳng lợi.

🌻 Thuyết 2 nhân tố Herzberg.

Nhóm 1: bao gồm sự then chốt để tạo động lực và thỏa mãn trong công việc đó là: sự thành đạt, sự thách thức của công việc, công việc tạo ra sự thăng tiến, công việc có ý nghĩa và giá trị cao, được mọi người trân trọng thành tích.

Nhóm 2: bao gồm: các chính sách và chế độ quản trị của công ty, phương pháp giám sát, thu nhập, quan hệ con người, điều kiện làm việc.

🌻 Thuyết công bằng của Adams.

John Stacey Adams cho rằng con người luôn muốn được đối xử công bằng. Nhân viên có xu hướng đánh giá sự công bằng bằng cách so sánh công sức họ bỏ ra so với những thứ họ nhận được cũng như so sánh tỉ lệ đó của họ với tỉ lệ của những đồng nghiệp trong công ty.

🌻 Thuyết động cơ thúc đẩy của V.H.Vroom.

Nhà tâm lý học Vroom kết luận rằng con người sẽ có động lực thực hiện những công việc để đạt tới mục tiêu nếu họ tin vào giá trị của mục tiêu đó, họ có thể thấy được rằng những việc họ làm sẽ giúp họ đạt được mục tiêu. Thuyết này gợi ý các nhà quản lý cần p hải làm cho người lao động hiểu và thấy được mối quan hệ trực tiếp giữa nỗ lực – thành tích, thành tích – kết quả/thưởng cũng như cần tạo nên sự hấp dân của các kết quả/phần th ưởng đối với người lao động

Tổng hợp: Lưu Thị Kim Nhung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *