Ở đây đã có bạn nào đọc cuốn 4 nguyên tắc thực thi của tác giả FranklinkCovey chưa? Nhung nghĩ sẽ có nhiều bạn đọc rồi, nhưng Nhung thì hôm nay mới may mắn được chạm tay vào quyển sách này và cắm cúi đọc trong vòng một tiếng đồng hồ. Càng đọc càng bị cuốn hút vào từng từ, từng chữ ghi trong quyển sách.
Nhưng rất tiếc, thời gian làm việc sắp tới rồi, và thế là Nhung phải tạm dừng ở phần thứ nhất.
4 nguyên tắc thực thi trong quyển sách này bao gồm:
Nguyên tắc 1: Tập trung vào mục tiêu tối quan trọng
Nguyên tắc 2: Hạnh động dựa trên thước đo dẵn dắt.
Nguyên tắc 3: Theo dõi bằng một bảng điểm thôi thúc
Nguyên tắc 4: Tạo ra một nhịp điều trách nhiệm.
Khi đọc quyển sách này, Nhung lại liên tưởng đến việc xây dựng chiến lược cho công ty rồi xây dựng KPI cho từng vị trí.
Trong một tổ chức có rất nhiều chiến lược được đưa ra, hạng mục nào cũng quan trọng, cũng cấp thiết. Vậy làm thế nào để có thể đạt được tất cả các mục tiêu đó.
Nhung cảm thấy thật khó để có thể đạt được nhiều chiến lược, mục tiêu tại cùng một thời điểm. Chưa kể trong quá trình làm việc, có rất nhiều “cơn lốc” (những công việc hàng ngày) được hình thành và chiếm đa số thời gian của chúng ta.
Nhung cũng đúc kết ra rằng nếu số lượng mục tiêu chỉ từ 2-3 mục tiêu thì khả năng hoàn thành là 2-3 mục tiêu
Nếu số lượng mục tiêu từ 4-10 mục tiêu thì khả năng hoàn thành của chúng ta là 1-2 mục tiêu.
Nhưng nếu số lượng mục tiêu của chúng ta từ 11 -20 mục tiêu thì khả năng hoàn thành mục tiêu của chúng ta là số 0 tròn trĩnh.
Như vậy, chúng ta không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu mà hãy tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất và cố gắng thực hiện chúng.
Cũng giống như vậy, một tổ chức cũng chỉ nên có ít mục tiêu. Nhưng mục tiêu đó phải là mục tiêu tối quan trọng. Và để xác định được mục tiêu tối quan trọng, bạn hãy trả lời câu hỏi “NẾU MỌI KHÍA CẠNH KHÁC TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CHÚNG TA ĐỀU DUY TRÌ Ở MỨC HIỆN TẠI, KHÍA CẠNH NÀO MÀ KHI TA THAY ĐỔI THÌ SẼ MANG LẠI HIỆU QUẢ LỚN NHẤT”. Câu hoirnayf sẽ thay đổi cách bạn suy nghĩ và giúp xác định rõ bạn nên tập trung cho cái gì thì sẽ tạo ra tất cả sự khác biệt.
Tôi thích nhất câu hỏi trong cuốn sách “Để đạt được một mục tiêu mà bạn chưa từng đạt được trước đây, bạn phải bắt đầu làm những việc mà bạn chưa từng làm bao giờ”
Nguyên tắc Hành động dựa trên thước đo dẵn dắt.
Đây là nguyên tức đòn bẩy. Nó dựa trên một nguyên lý đơn giản là không phải hành động nào cũng tạo ra kết quả giống nhau. Có những hành động có sức ảnh hưởng lớn hơn so với những hành động khác trong việc thực hiện mục tiêu.
Cho dù bạn theo đuổi chiến lược gì, mọi tiến triển và thành công của bạn đều dựa trên 2 loại thước đó đó là: thước đo kết quả và thước đo dẫn dắt.
Cũng giống như xây dựng KPI, một tổ chức, một vị trí có thể hàng chục KRI, tuy nhiên nhiệm vụ của người xây dựng là đưa ra được KPI (key performance indicator). Tôi có đọc những bài viết của thầy Cường (Kính cận là người sáng lập ra blognhansu.net) có viết rằng: nên rút gọn KPI còn khoảng 8 KPI, lúc đó có thể thêm 2KPI nữa. Bởi vì nhiều thước đo quá cũng có thể làm người thực hiện bị sao nhãng, nhiều mục tiêu quá thì cũng trở thành con số 0 khi chẳng có mục tiêu nào đạt được cả.
Nguồn: Lưu Thị Kim Nhung