Nhân sự nên biết những chiến lược gì?

Hôm trước Nhung có đọc được quyển sách có nói rằng HRD có nhiệm vụ xây dựng chiến lược nhân sự và đưa ra các giải pháp thực thi chiến lược đó. HRM có nhiệm vụ sẽ giám sát việc thực hiện nghiệp vụ và thực hiện nghiệp vụ. HR staff có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ.

Vậy nếu là HRD, để xây dựng nhân sự được chiến lược thì cần/nên biết những chiến lược nào trong công ty. Sau đây Nhung liệt kê ra một số chiến lược nhé.

  1. Chiến lược tổng thể công ty.

Đầu tiên, chúng ta nên biết mô hình SWOT của công ty, từ đó sẽ đưa ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty. Thông thường từ tổ hợp các lựa chọn từ SWOT sẽ ra phương án chiến lược:

SO: điểm mạnh – cơ hội hay phát triển điểm mạnh để tối đa cơ hội.

ST: điểm mạnh – thách thức vận dụng sức mạnh để chống lại các thách thức.

WO: điểm yếu – cơ hội: khắc phục những điểm yếu để tận dụng các cơ hội bên ngoài

WT: điểm yếu – thách thức: khắc phục những điểm yếu để hạn chế các thách thức bên ngoài

Căn cứ vào SO, ST, WO, WT chúng ta sẽ lựa chọn các chiến lược như:

- Phát triển/ tấn công: công ty sẽ phát triển và bắt đầu tấn công để phát triển?

- Cạnh tranh/ổn định/thận trọng: công ty tạm thời sẽ đi chậm lại, ổn định lại tổ chức và chờ đợi thời cơ.

- Rút lui/suy giảm: công ty sẽ rút lui khỏi các mảng khó nhằn.

HR chúng ta sẽ căn cứ vào chiến lược của công ty để có thể đưa ra chiến lược nhân sự.

  1. Chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Sau khi hiểu về chiến lược công ty, chúng ta cũng cần biết về chiến lược sản phẩm:

- Năm nay công ty chúng ta sẽ phát triển sản phẩm gì?

- Tiếp tục duy trì nghiên cứu sản phẩm cũ hay sẽ tạo ra sản phẩm mới ở lĩnh vực mới.

  1. Chiến lược thị trường:

Hiểu được chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chúng ta cũng cần hiểu về chiến lược thị trường với việc:

Mang sản phẩm cũ vào thị trường mới?

Phát triển sản phẩm cũ với thị trường cũ?

Phát triển sản phẩm mới vào thị trường mới?

Phát triển sản phẩm mới vào thị trường cũ?

  1. Chiến lược cạnh tranh:

    ở dây các bạn có thể nghiên cứu mô hình cạnh tranh của Michael Porter ( Porter's Five Forces) là một mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp và giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành (Theo Harvard Business review). 5 lực lượng cạnh tranh bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung ứng, khách hàng và sản phẩm thay thế.

Như vậy, có hiểu được những chiến lược như trên mới có thể có vẽ lên được chiến lược nhân sự.

Không biết để lập được chiến lược nhân sự, anh/chị còn nghiên cứu các mô hình chiến lược nào nữa, có thể chia sẻ cho Nhung được không?

Nguồn: Lưu Thị Kim Nhung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *