BSC là gì? KPI là gì? – Sự thật về hai công cụ quản trị phổ biến hiện nay

BSC và KPI đang là chủ đề nóng nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, lãnh đạo cũng như người làm nhân sự hiện nay. Bởi lẽ, đây là hai công cụ quản trị mạnh nhất trong doanh nghiệp. Nhưng bạn đã hiểu hết về BSC và KPI. Trong bài viết này, cùng blognhansu tìm hiểu BSC là gìKPI là gì nhé!

1. Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng) - BSC là gì?

1.1 BSC - Sự phát hiện mới của quản trị

Thẻ điểm cân bằng (BSC) được giới thiệu lần đầu vào năm 1992 bởi Robert Kaplan và David Norton. Lúc này, các doanh nghiệp có xu hướng quản lý hoạt động kinh doanh bằng các chỉ tiêu tài chính - chỉ phản ánh bạn đã làm được gì chứ không giúp bạn biết được bạn sẽ đi đến đâu.

Các công ty cần một hệ thống đo lường tiên tiến và chi tiết hơn, đồng thời, gắn kết được với chiến lược kinh doanh. Nó có thể giúp doanh nghiệp biết được mình đang đi như thế nào và có thể đạt được mục tiêu mong muốn không.

1.2 Khái niệm BSC (Balanced Scorecard)

Vậy BSC là gì? Ban đầu, BSC được phát triển như một hệ thống đo lường hiệu quả/thành tích.
Sau đó, BSC được mở rộng là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh. Hiểu đơn giản, BSC là một số liệu hiệu suất dùng để xác định, cải thiện và kiểm soát các chức năng khác nhau của doanh nghiệp cùng như kết quả đạt được.

1.3 BSC được sử dụng làm gì?

BSC là gì, chúng ta vừa nói tới ở trên. Vậy BSC được sử dụng vào việc gì?
- BSC là một hệ thống quản lý chiến lược. Trong đó, BSC sẽ cụ thể hóa chiến lược thành các mục tiêu và chương trình hành động. BSC cũng phát triển các mục tiêu được liên kết chặt chẽ từ công ty đến bộ phận và cá nhân. Ngoài ra, BSC giúp doanh nghiệp xác định và tập trung vào đo lường, cải thiện những nhân tố quyết định đến hiệu quả của doanh nghiệp hiện tại và tương lai.

- BSC là công cụ truyền thông chiến lược
- BSC là một hệ thống đánh giá kết quả định kỳ để rút kinh nghiệm và cải tiến chiến lược.

1.4 Lợi ích của Thẻ điểm cân bằng (BSC)

Có rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp khi ứng dụng BSC (Thẻ điểm cân bằng). Chẳng hạn, BSC cho phép các doanh nghiệp tập hợp thông tin và dữ liệu thành một báo cáo thay vì phải xử lý nhiều công cụ. Điều này giúp quản lý có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên khi họ cần thực hiện đánh giá để cải thiện các thủ tục và hoạt động.

BSC cung cấp cho nhà lãnh đạo cái nhìn tổng quan về dịch vụ và chất lượng của tổ chức, doanh nghiệp bên cạnh hồ sơ theo dõi tài chính.
Một lợi ích khác của BSC là cách nó giúp các công ty hạn chế sự phụ thuộc vào sự thiếu hiệu quả trong các quy trình, gọi là Subopimization, có thể dẫn đến chi phí cao hơn và doanh thu thấp hơn.

1.5 Những yếu tố quan trọng đảm bảo triển khai BSC hiệu quả trong doanh nghiệp

Theo Tài liệu nhân sự về Lý thuyết BSC và KPI của Nguyễn Hùng Cường, để triển khai BSC thành công trong doanh nghiệp cần đảm bảo các yếu tố:

  • Phải bắt đầu từ chiến lược và từ trên xuống
  • Cần có sự tập trung: các mục tiêu và chỉ tiêu đo lường
  • Triển khai ở tất cả các cấp độ: từ công ty đến cá nhân
  • Sự cam kết của lãnh đạo cấp cao là vô cùng quan trọng
  • Cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ theo dõi, đo lường
  • Truyền thông và đào tạo để đảm bảo mọi người trong tổ chức hiểu, ủng hộ và triển khai
  • Kết nối với hệ thống đãi ngộ

2. Key Performance Indicator - KPI là gì?

2.1 Khái niệm KPI (Key Performance Indicator)

KPI là gì? KPI hay Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất cốt lõi là các chỉ tiêu đo lường các nhân tố đảm bảo sự thành công của một công ty, một phòng, ban hoặc một dự án.

KPI được áp dụng để hướng nỗ lực của đơn vị và cá nhân vào những yếu tố đảm bảo cho thực hiện chiến lược, mục tiêu của một công ty/đơn vị. Bên cạnh đó, KPI có thể là các chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính.

2.2 Phân loại KPI

Strategic KPI (KPI chiến lược)

KPI chiến lược thường là cấp cao nhất. Các loại KPI này có thể cho thấy một công ty đang làm như thế nào, mặc dù nó không cung cấp nhiều thông tin.

Operational KPI

Operational KPI tập trung vào khung thời gian chặt chẽ hơn nhiều. Các KPI này đo lường cách một công ty đang thực hiện trong tháng (hoặc thậm chí hàng ngày) bằng cách phân tích các quy trình, phân khúc hoặc vị trí địa lý khác nhau. Loại KPI này thường được sử dụng bởi nhân viên quản lý để phân tích các câu hỏi từ KPI chiến lược.

Functional KPI

Functional KPI tập trung vào các bộ phận cụ thể trong một công ty. Loại KPI này có thể là chiến lược hoặc hoạt động nhưng cung cấp giá trị lớn nhất cho một tập hợp người dùng cụ thể.

Leading/Lagging KPI

Leading/Lagging mô tả bản chất của dữ liệu được phân tích và có thể báo hiệu một cái gì đó sẽ đến hoặc báo hiệu rằng một cái gì đó đã xảy ra. Hãy xem xét hai KPI sau: số giờ làm việc ngoài giờ hoạt động và tỷ suất lợi nhuận. Số giờ làm việc ngoài giờ làm việc có thể là một KPI nếu công ty bắt đầu nhận thấy chất lượng kém hơn. Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận là kết quả của các hoạt động và được coi là một chỉ số chậm trễ.

3. BSC và KPI - Hai công cụ quản trị hàng đầu trong doanh nghiệp

3.1 Mối quan hệ của BSC và KPI

BSC và KPI là cầu nối kết hợp giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược lãnh đạo. Cụ thể, BSC sẽ giúp nhà lãnh đạo đưa ra những chiến lược chi tiết và cụ thể cho từng nhân viên. Và KPI sẽ giúp họ đo lường hiệu quả công việc của từng người, từ đó, lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá năng lực và định hướng công việc cho nhân viên.

Khi người lãnh đạo hiểu nhân viên và đưa được mong muốn của mình tới nhân viên sẽ giúp các chiến lược được thực hiện đúng định hướng và mục tiêu đã đề ra. Thêm vào đó, KPI cũng có thể cho bạn nhìn thấy được kết quả, các quyết định sẽ dễ dàng và nhanh chóng được đưa ra hơn.

3.2 Thách thức trong triển khai BSC & KPI trong doanh nghiệp Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành xây dựng và triển khai hệ thống BSC&KPI nhưng chưa hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể kể tới như:

  • Doanh nghiệp Việt thiếu chiến lược kinh doanh rõ ràng
  • Doanh nghiệp Việt chưa quản lý theo quy trình và không có hệ thống thống kê/cập nhật hoạt động kinh doanh
  • Hạn chế về cơ sở hạ tầng (CNTT) phục vụ theo dõi, đo lường
  • Quản lý cấp trung không sẵn sàng hợp tác/làm đối phó
  • Triển khai BSC và KPI nửa vời
  • Nhầm lẫn giữa các chỉ tiêu KPI và kế hoạch kinh doanh

Vậy nên, để xây dựng và triển khai hệ thống BSC và KPI thực sự thành công, các doanh nghiệp cần chú ý đến những nguyên nhân này. Nếu doanh nghiệp đang gặp một trong những vấn đề kể trên cần khắc phục ngay trước khi ứng dụng BSC&KPI vào công việc quản trị. Sau đó, rút ra kinh nghiệm, bài học và tuân theo quy trình chuẩn chỉ.

4. Khóa học BSC và KPI bài bản của HrShare Community và GSA Academy

Để xây dựng và triển khai BSC và KPI một cách chuẩn chỉnh, không chỉ cần hiểu sâu, nắm bắt nguyên nhân mà cần có những sự hỗ trợ. Nhưng đọc không thôi thì chưa đủ, sẽ rút ngắn thời gian nếu được cầm tay chỉ việc. Khóa học BSC KPI sẽ là ý tưởng không thể tuyệt vời hơn.

Khóa học BSC và KPI được tổ chức bởi blogger/tác giả Nguyễn Hùng Cường. Anh Cường đã có 15 năm trong nghề nhân sự với những dự án phát triển và phục vụ cộng đồng nhân sự. Đồng hành cùng lớp học là những chuyên gia nghiên cứu, đào tạo nhân sự, quản lý doanh nghiệp, … tham gia trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, …

Lớp BSC&KPI áp dụng phương pháo “TỪNG - BƯỚC - MỘT” nên dù bạn là ai cũng có thể làm BSC và KPI chuyên nghiệp. Mỗi một khóa học là một mô hình giả định, bao nhiêu lớp thì có bấy nhiêu tình huống, sản phẩm thực hành mỗi buổi sẽ được gửi lên nhóm lớp cuối buổi.

Thông tin chi tiết về khóa học tại: http://daotaonhansu.net/bsc/

Lời kết,

Có thể nói BSC và KPI là hai công cụ quản trị xu hướng hiện tại. Chính vì vậy, ngày càng nhiều doanh nghiệp, lãnh đạo, người làm nhân sự quan tâm đến chủ đề này. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật thêm về BSC là gìKPI là gì. Và nếu bạn đang gặp khó thì giải pháp mà blognhansu mang tới sẽ là gợi ý tuyệt vời đấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *