Hệ thống tổng đãi ngộ total reward thế nào là tốt?

Ròng rã 5 năm truyền bá ý tưởng về một vòng tròn Quản trị nhân sự, cuối cùng cộng đồng và các chuyên cũng đã bắt đầu chấp nhận. Ảnh dưới đây là của một thành viên cộng đồng HrShare - Cộng đồng Quản trị Nhân sự Việt Nam. Bài viết dài và có đầu tư. Tuy nhiên bài viết chọn tháp nhu cầu để làm nền tảng xây hệ thống thì chưa đủ. Vì một câu hỏi sẽ tác giả sẽ phải trả lời là: Biết bao nhiêu cho đủ?

Chính vì thế nên tôi khuyến nghị nên áp dụng các thuyết:
- 2 yếu tố
- Công bằng
- Phương trình Vroom

Thân mời cả nhà đọc bài!

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)

🔥[MỘT HỆ THỐNG ĐÃI NGỘ TRONG DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT ĐỂ CÓ THỂ THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI CHO TỔ CHỨC???]🔥

Đã có rất nhiều người đặt câu hỏi này với Kathy trong quá trình giảng dạy, quá trình tham gia các Workshop về nhân sự, các buổi thảo luận cùng các CEO….

Trước khi trả lời nội dung trên, Kathy muốn cùng các bạn xem lại bức tranh tổng thể- Đó chính là hệ thống quản trị nhân sự trong một doanh nghiệp rồi sau đó mới xem xét đến từng mảnh ghép của bức tranh đó- Hệ thống đãi ngộ toàn diện trong doanh nghiệp

⚡️Chức năng của quản trị nhân sự: Hình ảnh đính kèm

Như vậy HỆ THỐNG ĐÃI NGỘ là một yếu tố tác động đến rất nhiều các chức năng của quản trị nhân sự, nó là một trụ cột quan trọng trong hệ thống quản trị nhân sự nói chung. Do đó với vai trò của người làm nhân sự, chúng ta cần có năng lực XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐÃI NGỘ nhằm giúp cho tổ chức thu hút và giữ chân được các nhân tài để từ đó đạt được các mục tiêu chiến lược.

Vậy sau đâu, Kathy sẽ cùng các bạn thảo luận về cách xây dựng một hệ thống đãi ngộ và các tiêu chí đánh giá một hệ thống đãi ngộ là phù hợp với doanh nghiệp nhé

🤞Hệ thống đãi ngộ toàn diện theo SHRM là 1 hệ thống được thiết kế gồm nhiều yếu tố (bao gồm các yếu tố tài chính và phí tài chính) nhằm thúc đẩy và ghi nhận hiệu quả của cá nhân, của đội nhóm và thu hút, giữ chân những nhân tài trong tổ chức. Trong đó:

1.1. Các yếu tố tài chính được chia thành 2 phần: Tài chính trực tiếp và Tài chính gián tiếp

• Tài chính trực tiếp: Bao gồm các yếu tố mà Công ty phải trả bằng tiền, vật chất và người lao động được nhận lại bằng tiền và vật chất

Ví dụ: lương, phụ cấp theo lương…

• Tài chính gián tiếp: Bao gồm các yếu tố mà Công ty phải trả bằng tiền, vật chất nhưng người lao động không được nhận lại bằng tiền, vật chất mà một loại hình khác

1.2. Phi tài chính: Bao gồm các yếu tố như môi trường làm việc, phân công công việc, lộ trình công danh….

✌️Căn cứ để thiết kế hệ thống đãi ngộ toàn diện:

1) Căn cứ vào mô hình tháp nhu cầu: Hệ thống đãi ngộ trong một doanh nghiệp được xây dựng nhằm hướng đến đối tượng chính là những CBNV của doanh nghiệp đó và tạo ra thế cân bằng giữa Doanh nghiệp và Người lao động. Vậy một công cụ vô cùng quan trọng để xác định và thỏa mãn nhu cầu con người không gì khác đó chính là Tháp nhu cầu Maslow.

2) Căn cứ vào quan điểm của CEO: Hệ thống đãi ngộ được thiết kế cũng cần dựa trên hệ thống triết lý, quan điểm của CEO về con người. Một vài thuyết về con người minh chứng cho các quan điểm khác nhau dẫn đến cách thiết kế các hệ thống đãi ngộ cũng rất khác nhau giữa các giai đoạn phát triển của xã hội, của các doanh nghiệp

Ví dụ: Thuyết X, Thuyết Y, Thuyết Z

3. Căn cứ vào khả năng tài chính của Doanh nghiệp: Chắc hẳn chúng ta đều nhận thức rất rõ ràng về việc Tài chính- Chính là máu của Doanh nghiệp và nó là yếu tố cần thiết để giúp một doanh nghiệp có thể vận hành. Trong các thành tố cấu thành nên Hệ thống đãi ngộ toàn diện, yếu tố tài chính tác động rất mạnh mẽ đến hệ thống này. Vậy nên khi thiết kế hệ thống đãi ngộ cho doanh nghiệp, không khác nào bạn đang may đo cho doanh nghiệp một cái áo. Vậy hệ thống này có vận hành được hay không, phụ thuộc vào cái áo này có phù hợp với doanh nghiệp đó hay không?

4. Căn cứ vào thu nhập bình quân, chính sách chung của các ngành trong thị trường: Các doanh nghiệp được vận hành trong một tổng thể chung. Và trong thế giới của sự cạnh tranh gay gắt, muốn tồn tại ngoài việc phù hợp về bên trong chúng ta còn phải tạo ra sự phù hợp với cả bên ngoài. Vậy một hệ thống đãi ngộ cần phái giúp doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

5. Căn cứ vào hệ thống pháp luật: Để tồn tại bền vững trong bối cảnh xã hội chung thì việc tôn trọng pháp luật liên quan nên là yếu tố cần thiết mà những người xây hệ thống cần đặc biệt lưu tâm

🤟Xác định Các thành phần trong mô hình đãi ngộ toàn diện

1) Có rất nhiều người từng đề xuất Kathy cho tham khảo mô hình đãi ngộ toàn diện ở công ty mà Kathy đã từng làm. Tài liệu về phần này chắc quá trời trên mạng xã hội, cung cấp mẫu không có gì là khó, tuy nhiên Kathy vẫn luôn nhấn mạnh với tất cả các bạn làm nghề nhân sự hay các CEO: Nếu như có một công thức thành công cho các doanh nghiệp thì có lẽ sẽ ko có các doanh nghiệp bị phá sản và chắc hẳn các doanh nghiệp đều có tốc độ phát triển như nhau…. Nhưng thực tế chúng ta đều nhìn thấy ko phải như vậy. Mô hình hay công thức nó chỉ là một bộ khung tạo ra các thuận lợi ban đầu trong quá trình xây dựng . Tuy nhiên mỗi 1 doanh nghiệp đều là những cá thể với rất nhiều những đặc trưng riêng biệt. Xây dựng hệ thống là việc từ bộ khung dựa trên nền tảng của các phương pháp luận để thiết kế, may đo phù hợp với chính doanh nghiệp mình. Có như vậy doanh nghiệp mới phát triển bền vững và hiệu quả và với tạo ra được các nét riêng của mình.

👉Kathy sẽ chia sẻ về một bộ khung đãi ngộ toàn diện và tư duy thiết kế với hy vọng có thể giúp được các anh chị em trong việc thiết kế hệ thống đãi ngộ toàn diện và thật sự hiệu quả với Doanh nghiệp của các anh/chị/em:

• Hình ảnh đính kèm

🖖Một số nguyên tắc khi thiết kế hệ thống đãi ngộ toàn diện hiệu quả:

• Nguyên tắc 1: Thúc đẩy và ghi nhận được các thành tích cá nhân, của tập thể

• Nguyên tắc 2: Hệ thống đảm bảo cân bằng 2 yếu tố tài chính và phi tài chính (lưu ý cân bằng ko có nghĩa là chia đều)

• Nguyên tắc 3: Hệ thống thỏa mãn nhu cầu trên diện rộng tức cần tập trung các yếu tố thỏa mãn ở các tầng từ thấp nhất của tháp nhu cầu

• Nguyên tắc 4: Tính dẫn dắt nhu cầu. Cụ thể: Trong tổ chức có nhiều nhóm đối tượng nhân sự với các nhu cầu khác nhau. Do đó hệ thống luôn cần tạo ra sự dẫn dắt nhu cầu nhằm đáp ứng được kỳ vọng của nhóm đối tượng cấp cao so với tổng thể chung

🌟Trên đây là một số tư duy giúp các bạn có thể thiết kế Một hệ thống đãi ngộ toàn diện cho tổ chức. Và chắc hẳn sau phần chia sẻ của Kathy các bạn đã tự trả lời được câu hỏi Một hệ thống đãi ngộ như thế nào là Hiệu quả? Chúc các bạn xây dựng thành công hệ thống đãi ngộ toàn diện cho tổ chức của mình

Nguồn: Kathy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *