Các chiến lược về tài chính trong viễn cảnh Tài chính

Khi đi tư vấn tái tạo Hệ thống Quản trị Nhân sự bài bản, một trong những công việc tôi cần làm đó là xác định chiến lược của tổ chức và cùng họ vẽ ra bản đồ chiến lược theo mô hình BSC (thẻ điểm cân bằng). Thông thường tôi hay mặc định là các doanh nghiệp đã có chiến lược rồi và việc của mình chỉ là giúp họ vẽ lại thôi. Tuy nhiên thực tế thì không nhiều công ty có đủ kiến thức để thiết lập các chiến lược. Phần nhiều đều làm theo bản năng, nghĩ hoặc học mót đâu đó thì về áp dụng. Chứ họ chưa có định hướng một cách rõ ràng rằng tôi sẽ phải làm thế này thế kia trong chu kỳ chiến lược. Đôi khi những gì họ dự định làm có thể chỉ là các chiến thuật hoặc công việc lớn. Chính vì vậy mà nhiều khi tôi như là người gợi ý giúp các đối tác có thêm các chiến lược.

Dù sao, đã là người tư vấn xây dựng hệ thống Quản trị nhân sự thì cần phải biết hết các mặt, chuyên môn các phòng ban nên hôm nay tôi nháp nhanh các chiến lược tài chính (bao gồm các chiến thuật) có thể sẽ được doanh nghiệp dùng.

1. Chiến lược đầu tư ngoài ngành (gia tăng số dư tiền mặt):
- Gửi tiết kiệm
2. Chiến lược tăng tốc độ dòng chảy tiền mặt:
- Yêu cầu thanh toán theo giai đoạn ngắn hoặc thanh toán ngay
- Giảm giá nếu thanh toán nhanh
- Xử phạt khi chậm trả
- Thế chấp các khoản phải thu cho ngân hàng
- Thế chấp hàng trong kho

3. Chiến lược thu hồi vốn (hạn chế chi phí):
- Giải phóng hàng tồn, lỗi thời
- Cài thêm điều khoản thanh toán khi phát sinh
- Bán nợ khi quá hạn thanh toán

4. Chiến lược chiếm dụng vốn
- Yêu cầu đặt cọc hàng trước thời gian nhận hàng
- Thu tiền trước dùng hàng dần dần (chiến thuật này bằng chiến thuật nghiên cứu sản phẩm tái bán).
- Tạo ra tài khoản để khách nạp tiền sau đó khi mua thì tiền được trừ trong tài khoản (ví dụ như tenten với tài khoản để gia hạn tên miền)
- Kéo dài chu kỳ trả lương và thưởng (chiếm dụng vốn của ng lao động)
- Thương lượng để thanh toán ít và dài hơn cho nhà cung cấp
- Đổi hàng với nhà cung cấp
- Đàm phán giảm giá khi thanh toán tiền mặt với nhà cung cấp

5. Chiến lược giảm chi phí:
- Tăng cường bảo trì bảo dưỡng, hạn chế thay thế máy móc
- Sử dụng công nghệ phù hợp (không nâng cấp chỉ vì quảng cáo)
- Sử dụng máy móc thiết bị đã qua sử dụng nhưng còn tốt

Bài này đọc kết hợp với bài: Các thước đo KPI chiến lược thể hiện kỳ vọng về số lượng, chất lượng, thời gian, chi phí trong viễn cảnh tài chính là gì? thì rất chuẩn.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
HRM consultant/ blogger at blognhansu.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *